8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Chú ý khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh về giá trị sống thông
thông qua các câu chuyện, những bài học có ý nghĩa cho HS lớp 5 trong quá trình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
HS lớp 5 là lớp ở cuối bậc tiểu học đã có những kinh nghiệm sống nhất định. Khai thác kinh nghiệm sống của HS qua quá trình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các lớp cuối bậc tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết của GV nhằm tiết kiệm được thời gian dạy học, tăng cường hiệu quả và kích thích hứng thú học tập cho HS.
HS lớp 5 ở cuối bậc tiểu học đã tích lũy được một lượng kiến thức khá dồi dào và phong phú về cuộc sống thực tế và từ những bài học ở các lớp đầu cấp. Khai thác kinh nghiệm thực tế về các giá trị sống ở bản thân các em trong quá trình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là khai thác vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của HS trong cuộc sống.
Học sinh cần phải hiểu sâu sắc về các giá trị sống cần hình thành. Những giá trị sống có thể vẫn hiển hiện trong cuộc sống nhưng các chủ thể có thể chưa cảm nhận đúng và rõ ràng về chúng. Các hoạt động được tổ chức để nhận diện lại và khám phá sự sâu sắc của các giá trị và kỹ năng là nội dung rất quan trọng trong GD giá trị sống.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Mỗi tháng, tổ chức giờ sinh hoạt tập thể gắn với hoạt động thiết thực “Mỗi tháng là một tấm gương về một anh hùng dân tộc”. GV có thể phân công HS tham gia vào việc tìm hiểu, sưu tầm tư liệu và tổ chức cho HS trình bày trước sân trường. Chính hoạt động này HS tự rèn luyện mình nói trước đám đông, tạo cho các em sự tự tin và bản lĩnh trước mọi người, thỏa sức vẫy vùng trải nghiệm và thể hiện bản thân. Qua đó giúp các em nhận ra các giá trị như: Lòng yêu nước, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình,…
Mỗi tuần, TPT Đội sẽ tổ chức cho HS thi đố vui theo từng chủ đề, các môn học, các hoạt động truyền thông. Hoạt động này thu hút HS tham gia. GV có thể chọn lọc hình thức tổ chức như hái hoa dân chủ, em làm phóng viên, chiếc nón kì diệu, con số bất ngờ… để HS tham gia tích cực và ngẫu nhiên. HS suy nghĩ các câu hỏi đặt ra, giơ tay phát biểu ý kiến. Thông qua hoạt động này, GV có thể GD, sửa chữa cho HS cách trả lời, cách trình bày lịch sự, lễ phép, rõ ý và thuyết phục được người nghe, giá trị của sự hiểu biết, sự tự tin.
Tổ chức các hoạt động có GD giá trị cho HS tham gia như giới thiệu về sách, báo, các tác phẩm văn học hay, các mẩu chuyện về đạo đức, các danh nhân văn hóa, danh nhân lịch sử, các vị anh hùng dân tộc. Từ đó rèn luyện cho các em
thái độ, tình cảm và thể hiện qua các hành vi phù hợp với chuẩn mực. Tổ chức cho HS thi cách ứng xử qua hội thi kể chuyện. Hoạt động này có thể thực hiện hàng tháng qua các chủ điểm và lựa chọn nội dung truyện kể phù hợp. Thông qua các tiểu phẩm, các em sẽ nhận thức được hành vi nào đúng, hành vi nào sai. Từ đó lựa chọn hành vi phù hợp trong cuộc sống. Cuối mỗi tiểu phẩm các em thường rút ra bài học, đồng thời các em có thể đặt các câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện bằng các trò chơi như em làm phóng viên nhí, tạo điều kiện cho HS tham gia giao lưu với nhiều bạn, chính lúc này trẻ được trải nghiệm với thực tế và nêu ra các ý kiến của mình từ những kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống của chính mình.
Bên cạnh việc chú ý khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh về giá trị sống thông qua các câu chuyện, những bài học có ý nghĩa cho HS lớp 5 trong quá trình hoạt động Đội thì người GV TPT phải có kế hoạch cụ thể và nội dung về các mẩu chuyện mang tính giáo dục, ngoài những mẩu chuyện, câu chuyện được đem đến cho các em còn có thể vận dụng các phương pháp hỗ trợ như: trò chơi, giao nhiệm vụ, tham gia các hoạt động xã hội có ích,…