Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 78 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương

cho Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội và các lực lượng tham gia

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tìm ra biện pháp GD giá trị sống cho HS hiệu quả nhất.

- Nâng cao vai trò của gia đình trong việc tác động và GD giá trị sống cho HS.

- Tác động đến nhận thức và trách nhiệm đến với gia đình và các lực lượng giáo dục khác trong việc phối hợp GD giá trị sống cho HS.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Phối hợp các nội dung, quan điểm và biện pháp GD giá trị sống trong nhà trường, ở gia đình và xã hội.

- Thông tin phản hồi giữa nhà trường và gia đình.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Đối với CBQL, nhà trường

Nhà trường phối hợp cùng phụ huynh tổ chức các hoạt động Đội nhằm tạo điều kiện thu hút sự chú ý của học sinh tham gia bằng nhiều các hoạt động như: tham quan ngoại khóa, các hội thi nghi thức Đội, phụ trách sao, thi thể dục cổ động, thi văn nghệ,… Chính những hoạt động này là môi trường thích hợp để trẻ phát huy những KN cần thiết với mọi hoàn cảnh thực tế.

Các hoạt động GD giá trị sống của nhà trường được tổ chức và triển khai đến phụ huynh thông qua mail, hệ thống liên lạc điện tử, các buổi họp phụ huynh để phụ huynh nắm và phối hợp cùng nhà trường. Cũng từ đó sẽ nhận được phản hồi từ gia đình với nhà trường để thống nhất nội dung và phương pháp rèn luyện sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Thường xuyên thông tin với phụ huynh về các hoạt động GD giá trị của từng HS bằng nhiều hình thức: sổ liên lạc, nhật kí giao tiếp,…để cùng phối hợp, điều chỉnh hành vi giao tiếp còn khiếm khuyết. Đồng thời GVCN nắm bắt được đặc điểm sinh lý HS qua phản hồi từ gia đình, từ đó giáo viên có biện pháp vận dụng những phương pháp rèn luyện thích hợp.

BGH thường xuyên nắm thông tin từ GV, TPT để theo dõi mức đội phối hợp giữa GV, TPT với phụ huynh nhằm có sự quản lý tốt về công tác GD giá trị sống.

* Đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

Tổ chức học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung chương trình hoạt động GD giá trị do Bộ GD - ĐT tạo quy định

Tổ chức cho Giáo viên chủ nhiệm được tham gia các buổi báo cáo tình hình thời sự trong và ngoài nước, tình hình địa phương, chính trị

Tổ chức Hội thảo chuyên đề về hoạt động GD giá trị, về ý nghĩa, vai trò và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đề đạo đức, pháp luật, môi trường, ATGT, sức khoẻ; tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở những trường tiêu biểu.

Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gỡ thầy cụ dạy, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. GD giá trị sống cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương.

* Đối với giáo viên Tổng phụ trách

Để thực hiên tốt đạt kết quả thì người giáo viên phụ trách ở tiểu học cần xác định nhiệm vụ trọng tâm sau:

Người giáo viên tiểu học là người giáo viên tổng thể toàn diện ở mọi lĩnh vực, người chịu trách nhiệm về toàn bộ kế hoạch dạy học và giáo dục của một lớp ở tiểu học, mục tiêu của bậc tiểu học mới coi trọng việc phát triển nhiều mặt của học sinh. Vì vậy giáo viên tiểu học có trách nhiệm to lớn trong việc tổ chức, hướng dẫn các em tham gia các hoạt động Đội và kết hợp giáo dục đạo đức cho các em. Học sinh tiểu học đến trường để học cách sống, học cách học. Học cách sống là học cách cư xử ở mọi nơi, mọi lúc đúng với những chuẩn mực đạo đức,

phù hợp với đạo đức của người công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, người TPT Đội, GVCN - phụ trách Sao, Chi phải luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp sinh hoạt, nhiều hình thức khác nhau thì phong trào công tác Đội của trường ngày càng mạnh. Có khả năng tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình thức như Rung chuông vàng, Đối mặt, Olympic các môn học, Thi rung chuông vàng dưới nhiều hình thức..; Hàng năm các nhà trường tổ chức cho các em tham quan, dã ngoại, du lịch như cha ông ta đã nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó mục tiêu buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của Đội mà cần thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.

Xây dựng trường lớp Thân thiện. Trong đó cần chú trọng tạo môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như chăm sóc các công trình măng non, các câu khẩu hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở các em.

* Đối với phụ huynh học sinh

Tuyên truyền để phụ huynh học sinh thấy việc tham gia các hoạt động GD giá trị không ảnh hưởng gì đến học tập văn hoá mà còn hỗ trợ đắc lực cho các môn học. Mời phụ huynh học sinh tham gia các Hoạt động để thấy các em tham gia nhiều hoạt động tập thể thì mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ứng xử; nói năng mạch lạc hơn, tự tin hơn, và có khả năng tổ chức tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm có thể thông báo kế hoạch tổ chức hoạt động GD giá trị sống cho phụ huynh học sinh biết.

3.2.6. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá công tác GD giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh

- Làm tốt công tác kiểm tra nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác của GV và TPT trong quá trình GD giá trị và chất lượng đạt được của HS.

- Giúp HS vững vàng luôn tự tin và cố gắng hoàn thiện bản thân mình. - Nâng cao trách nhiệm của GV và TPT trong hoạt động GD giá trị sống. Kiểm tra đánh giá đúng làm cơ sở để cải tiến, đề xuất nội dung và biện pháp rèn luyện đạt hiệu quả tốt nhất

3.2.6.2.Nội dung của biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng bộ khung đánh giá các hoạt động lồng ghép nội dung GD giá trị sống vào các hoạt động của Đội. Việc kiểm tra đánh giá là một quá trình rèn luyện cuối cùng, nó không chỉ nhận xét mà còn kiểm nghiệm cho HS. Việc đánh giá có ý nghĩa đến với tất cả mọi người từ GV, TPT và cả phụ huynh. Từ những hoạt động GD giá trị sống mà GV và TPT rút ra những kinh nghiệm phù hợp cho bản thân trong quá trình GD giá trị sống cho HS. Từ đó GV và TPT lựa chọn và rút ra những phương pháp phù hợp với HSTH.

Đối với CBQL, GV và TPT đánh giá là cơ sở cho việc điều chỉnh biện pháp cho HS, đây cũng là động lực thúc đẩy tìm tòi, học tập, sáng tạo công công tác GD giá trị sống.

Đánh giá GV và TPT thông qua:

- Quá trình tổ chức và công tác của GV và TPT.

- Khả năng phối hợp với gia đình và xã hội trong công tác GD giá trị sống. - Quá trình GD giá trị sống thông qua các kế hoạch cụ thể dành cho HS. - Tổ chức phân công, phân nhiệm trong các hoạt động GD giá trị sống. - Kiểm tra định kì, đánh giá các kết quả rèn luyện từ phía GV và TPT. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm và đề ra hướng giải quyết khắc phục những tồn tại.

BGH chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá quá trình GD giá trị sống. Các kế hoạch có tác động tích cực đến với GV và TPT, HS khi tham gia các hoạt động GD giá trị sống.

GV và TPT định kì báo cáo kết quả HS đạt được trong quá trình GD giá trị sống để rút ra những kinh nghiệm và tìm ra các biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng GD giá trị sống.

Việc kiểm tra phải nhẹ nhàng tránh gây áp lực với học sinh, đảm bảo tính khoa học và số liệu phải chính xác. Tổ chức các hoạt động kiểm tra nội dung, hình thức gây thu hút HS.

Việc chỉ đạo thực hiện phải đồng bộ từ Cán bộ quản lí cho đến giáo viên, tổng phụ trách và công nhân viên trong nhà trường. Quan trọng nhất là tổng phụ trách phải thấy được vai trò quan trọng của việc cần GD giá trị sống cho học sinh. Bên cạnh đó các lực lượng phải cùng tham gia vào công tác đánh giá chất lượng học sinh và nhất là lực lượng giáo viên trong nhà trường tiểu học. Các hoạt động kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan và chính xác để làm cơ sở cho việc đánh giá.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh (Trang 78 - 83)