Nâng cao nguồn vốn con người

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 75 - 78)

5. Kết Luận

5.2.3. Nâng cao nguồn vốn con người

Vốn con người là tài sản quý giá nhất của một đất nước. Nhiều quan điểm trước đây cho rằng chi phí lao động rẻ trong ngắn hạn là lợi thế Việt Nam trong thu hút FDI nhưng trong dài hạn thì không. Bởi lao động rẻ đồng nghĩa với chất lượng thấp, kéo theo trả lương cho người lao động thấp, không đáp ứng với xu thế đổi mới, sử dụng công nghệ sản xuất, quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp. Do đó, nếu coi lao động giá rẻ chất lượng thấp là một lợi thế thì sai lầm, bởi yếu tố quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của

công ty chính là năng suất lao động. Khi các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động, họ thích chọn những người có trình độ hơn là nhưng lao động bình thường vì chi phí họ bỏ ra để đào tạo những người này lớn hơn rất nhiều so với việc trả lương cao cho những người có trình độ. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực vẫn là trọng tâm trong chính sách thu hút FDI nói riêng hay chính sách phát triển kinh tế nói chung . Chiến lược này cần chú ý các điểm sau:

 Việc nâng cao và phát triển nguồn vốn này phải xem xét cả hai yêu tố trí lực và thể lực. Thường xuyên tổ chức phổ cập giáo dục giảm tỷ lệ mù chữ ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, chính phủ cần đầu tư hợp lý vào khu vực trường công lập vì đây là khu vực chứa nhiều những tài năng tương lai. Những kiến thức mới trên thế giới sẽ được kế thừa bởi lớp trẻ trong môi trường giáo dục tốt. Do đó, việc làm của chính phủ nên tạo điều kiện để xây dựng trường học ở vùng thôn quê và vùng cao đề trẻ em vùng sâu, vùng xa và vùng cao có cơ hội biết chữ và mở mang kiến thức. Bên cạnh đó, đối khu vực thành thị, việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi giữa các trường trở nên rất thú vị trong việc nâng cao và bồi dưỡng những học sinh giỏi. Đối với cập bậc đại học và cao đẳng, chính phủ nên tạo nhiều điều kiện hơn để ươm mầm tài năng từ việc nâng chính sách học bổng. Tạo môi trường nghiên cứu khoa học tại các trường đại học công lập, đưa những kiến thức thực tế vào trong bài giảng biến những lý thuyết thành thực hành không đơn giản là lý thuyết suông.

 Bên cạnh đó, cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hiện đai góp phần đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực cho đất nước có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yếu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác xã hội giáo dục, cho phép thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Không chỉ mặt trí lực, mặt thể lực cũng đóng góp vai trò quan trọng trong nguồn vốn con người. Trong

trường học, thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra sức khoẻ cho học sinh, tổ chức các cuộc thể thao, vui chơi nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên học sinh…

Khi nói đến vấn đề nâng cao nguồn vốn con người cho đất nước vấn đề đặt lên hàng đầu không chỉ là những sinh viên, những người lao động mà đối tượng quan trọng nhất chính là các nhà quản lý nhà nước vì đấy là đối tượng quản lý cũng như điều hành đất nước. Hai yêu cầu cơ bản đối với một cán bộ quản lý là trình độ và khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Đội ngũ cán bộ Việt Nam đa số do các trường đại học trong nước đào tạo nên khá thiên về lý thuyết lại thiếu các khả năng thực hành. Do đó, tuy số lượng cán bộ quản lý được đào tạo tăng lên nhưng số lượng người hoạt động thực sự có hiệu quả lại rất thấp dẫn đến tình trạng “ thừa mà lại thiếu”. Vì vậy, hệ thống giáo dục Việt Nam cần phải đổ mới và hoàn thiện chương trình đào tạo lại nhằm đảm bảo khả năng hoạt động và thích ứng với yêu cầu phát triển trong tương lai.

Đúc kết kinh nghiệm đào tạo cán bộ quản lý hiện đại của nhửng nước trên thế giới, yêu cầu cán bộ quản lý nhà nước ta cần cải tiến theo xu hướng sau

 Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và đào tạo. Giáo dục nhằm mục đích tạo những kiến thức chung, xây dựng con người trở nên vững vàng và hoạt động có hiệu quả trong mọi hoàn cảnh, còn đào tạo nhằm cung cấp những kỹ năng chuyên môn cần thiêt cho người làm công tác quản lý.

 Đào tạo theo xu hướng quốc tế hóa. Hiện nay, thị trường lao động toàn cầu với đội quân lao động quốc tế đang hình thành trên thế giới, yêu cầu nhà quản lý nắm bắt được những đặc điểm này của thời đại, phải có tầm nhìn xa về một thị trường toàn cầu. Do đó, yêu cầu về ngoại ngữ ngày càng phải vững chắc hơn.

 Đào tạo phải sát với thực tiễn: các trường đại học trên thế giới hiện nay đang thực hiện việc đào tạo tại chỗ ngay trong các nhà máy, văn phòng tại công ty. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng phương thức đào tạo này đáp ứng yêu cầu của xã hội, đào tạo những thứ mà xã hội cần.

Để thực hiện được những yêu cầu trên trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cần thực hiện một số biện pháp sau

 Thứ nhất, cần thành lập một trung tâm đào tạo chính quy đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo những tiêu thức riêng phù hợp với những đòi hỏi thực tiễn và gần với chuẩn mực quốc tế.

 Thứ hai, cần đổi mới hệ thống giáo dục bậc đại học theo hương quốc tế hóa, đặc biệt là khối các trường đại học quản lý kinh tế, nơi cung cấp cán bộ quản lý cho lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)