Tổng quan tình hình thu hút FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 58 - 60)

5. Kết Luận

5.2.1.Tổng quan tình hình thu hút FDI tại Việt Nam

Theo kết quả của người làm nghiên cứu, FDI có đóng góp khá lớn trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Do đó, việc thu hút FDI hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thực trạng thu hút FDI gặp phải những vấn đề sau

Thứ nhất yếu tố bên ngoài, Việt Nam gặp nhiều khá nhiều sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn này ở những nước trong khu vực đặc biệt từ Trung Quốc, Malaysia, Thailan,… Ba nước trên là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh đối với Việt Nam trong vấn đề thu hút nguồn vốn FDI. Theo tính toán của người làm nghiên cứu, lấy dữ liệu từ nguồn worlbank trong năm 2010, lượng vốn FDI bình quân trên đầu người Việt Nam là 90$/người gần bằng Thái Lan 92$/người, thua xa Trung Quốc 136,4$/người và Malaysia 160$/người.

Biểu đồ 5.3. Đồ thị thể hiện FDI bình quân đầu người của một số quốc gia Châu Á trong giai đoạn 2000-2010.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

FDI BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC QUỐC GIA CHÂU Á TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010.

CHINA INDIA THAILAND MALAYSIA VIETNAM

Nguồn: worldbank.org.

Thứ hai yếu tố bên trong, cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc của Việt Nam chưa phát triển và thiếu sự đồng bộ giữa các vùng. Điển hình như khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có địa hình núi cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông không thuận lợi và thiếu điện, nước. Đây chính là những nhân tố làm cho FDI không chảy vào khu vực này. Ngoài ra, một thực trạng Việt Nam là nguồn vốn FDI chỉ tập trung vào một số khu vực trọng điểm không phân bố đồng đều giữa các khu vực. Cụ thể, các tỉnh phía Bắc gồm khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Phía Bắc thu hút hơn 41 tỷ USD chiếm tỷ lệ khoảng 21.36% tổng vốn đăng ký cả nước. Tương tự các tỉnh phía Nam gồm khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 98 tỷ USD chiếm tỷ lệ khoảng 50.39% và các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hơn 52 tỷ USD với tỷ lệ 26.94%.

Biểu đồ 5.4. Đồ thị thể hiện số dự án và vốn FDI phân bổ về các địa phương

Nguồn: Tổng cục thống kê – 2010.

Thứ ba, Việt Nam cần thu hút nguồn vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ hiện đại để có thể học tập, tiếp thu những công nghệ tiên tiến từ các nước này. Tuy nhiên, thưc trạng Việt

26% 3% 6% 1% 59% 5% 0% SỐ DỰ ÁN Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ 20% 1% 27% 0% 46% 5% 1% VỐN ĐĂNG KÝ Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ

Nam cho thấy nguồn vốn FDI lại đi vào những ngành như nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên và những ngành thâm dụng lao động như dệt, may…. Kết quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam dần cạn kiệt, mức độ học tập công nghệ còn khiêm tốn và những doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực thâm dụng lao động bị cạnh tranh khá gay gắt.

Thứ tư, trong những năm vừa qua Việt Nam vì muốn tiếp nhận nguồn vốn FDI nên chính phủ Việt Nam đã không có sự lựa chọn những nguồn vốn FDI “ sạch”. Kết quả của hành động trên hàng loạt những công ty nước ngoài sản xuất và làm ô nhiễm môi trường Việt Nam, điển hình là vụ việc công ty Vedan và sông Thị Vải. Điều này đã giúp Việt Nam rút ra bài học phải có sự chọn lọc nguồn vốn FDI, ưu tiên cho những nguồn vốn FDI “sạch”.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại tình trạng Việt Nam nhập những “ phế thải công nghệ” từ những doanh nghiệp nước ngoài. Đây là kết quả của sự cạnh tranh và sự không chọn lọc nguồn vốn của Việt Nam. Những công nghệ tiên tiến thì đưa vào những nước có tiềm năng cao hơn, còn những công nghệ lạc hậu, lỗi thời thì đưa vào Việt Nam.

5.2.2. Chính sách thu hút FDI

Từ những thực trạng trên, trọng điểm mà người làm nghiên cứu quan tâm không chỉ đơn thuần là việc thu hút dòng vốn FDI mà thay vào đó là thu hút vốn FDI “ sạch và có chất lượng.”. Tuy nhiên, để có thể chọn lựa những nguồn vốn FDI tốt, Việt Nam cần phải xây dựng những yếu tố lợi thế hơn khu vực để tăng sức cạnh tranh so với những nước trong khu vực. Việc tạo ra lợi thế được thực hiện bằng nhiều cách như cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng những chính sách vĩ mô thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế, nâng cao vốn con người, tăng cường thương mại quốc tế và kiểm soát tốt các dự án và chi tiêu công.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 58 - 60)