3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu Việt Nam
Khi nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, người làm nghiên cứu sẽ chia phần này làm hai bước. Bước đầu tiên, tác giả luận văn sẽ tham khảo những mô hình trên thế giới về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế và rút ra nhận xét về tác động của FDI và những nhân tố khác trong mô hình đối với tăng trưởng GDP. Theo những nghiên cứu trước ( trình bày trong phần tổng quan) để có thể khai thác tối đa những lợi ích mà nguồn vốn FDI đem lại cho nước nhận vốn thì điều quan trọng là nước sở tại phải có được những điều kiện kinh tế nhất định như vốn con người, độ mở nền kinh tế,... Vì thế, tác giả luận văn tiến đến bước hai khi cho biến FDI kết hợp với các biến còn lại trong mô hình để cho thấy được mối quan hệ giữa các biến kết hợp này đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó làm cơ sở kiến nghị chính sách cho Việt Nam nên cần cải thiện và nâng cao những điều kiện kinh tế chưa tốt và những điều kiện kinh tế nào tốt rồi. Mục đích là tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể hấp thụ nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất.
Thông qua những mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI đến tăng trưởng GDP ở chương tổng quan, người làm nghiên cứu nhận thấy rằng các biến vốn con người, vốn đầu tư trong nước, chi tiêu chính phủ và độ mở của nền kinh tế đều tồn tại trong các mô hình mà các tác giả chọn. Điều này, chứng tỏ rằng các biến này có tầm quan trọng khá lớn trong mô hình. Thừa kế ý tưởng đó, người làm nghiên cứu sẽ sử dụng bốn biến
này trong mô hình. Không những thế, khi khảo sát đồ thị các biến này với biến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, một cách trực quan các biến này có tương quan với biến tăng trưởng kinh tế.
Biểu đồ 3.1. Đồ thị thể hiện sự tương quan của chi tiêu chính phủ, nguồn vốn con người, đầu tư trong nước và độ mở của nền kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế Việt
Nam.
Ngoài những biến trên, tác giả luận văn còn bổ sung những biến khác mô hình như biến tín dụng trong nước, biến tăng trưởng dân số, biến GDP năm trước và biến lạm phát. Việc thêm các biến này vào trong mô hình do trong điều kiện môi trường Việt Nam những biến này có tác động khá mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Điển hình như biến tín dụng ngân hàng. Biến này được chọn để đại diện cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Rõ ràng trong điều kiện kinh tế của Việt Nam, hệ thống ngân hàng đóng vai trò hạt nhân trong tăng trưởng kinh tế. Hệ thống ngân có thể được xem như “ phong vũ biểu” của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng được xem là kênh khá hiệu quả trong việc cung cấp vốn
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009
ĐỒ THỊ THỂ HIỆN SỰ TƯƠNG QUAN CHI TIÊU CHÍNH PHỦ, NGUỒN VỐN CON NGƯỜI, ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ ĐỘ MỞ CỦA NÊN KINH TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ
GDP per capita growth (annual %) GOVEXP
HR DOMINV TRADE
không chỉ những doanh nghiệp trong nước mà còn những doanh nghiệp nước ngoài, những công ty đa quốc gia. Khi một nền kinh tế thịnh vượng, những doanh nghiệp trong nền kinh tế đó có nhu cầu về vốn rất cao. Đó là điều kiện để ngân hàng hoạt động và phát triển. Ngược lại, hệ thống ngân hàng phát triển và ổn định sẽ giúp cho những doanh nghiệp thiếu vốn có nơi để vay vốn với lãi suất không quá cao. Từ đó, doanh nghiệp mới có khả năng phát triển và thúc đẩy nền kinh tế cùng tăng trưởng theo. Nói một cách khác, tín dụng trong nước được cung cấp bởi các ngân hàng có tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, có thể nói mối quan hệ giữa hệ thống ngân hàng và tăng trưởng kinh tế là một mối quan hệ hai chiều.
Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng trong nước và tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, khi nói đến biến tín dụng ngân hàng thì biến này gắn chặt với biến lạm phát. Vì việc cấp tín dụng của ngân hàng nếu không được kiểm soát hợp lý thì sẽ tạo nên lạm phát tác động xấu tăng trưởng kinh tế. Cụ thể trong năm qua (2011) nghị quyết 11 của chính phủ ban hành vào ngày 24 tháng 2 năm 2011 với trọng tâm chính là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Điều này cho thấy vấn đề lạm phát khá quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu vế mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng được rất nhiều nhà kinh tế thực hiện. Điển hình như Robert J.Barro với bài nghiên cứu “Inflation and Economic growth” (1995). Bài nghiên cứu lấy dữ liệu khoảng 100 quốc gia trong giai đoạn 1960-1990 được sử dụng để đánh giá tác động của lạm phát đến hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nếu gia tăng lạm phát lên 10%/năm thì sẽ làm giảm tỷ lệ GDP bình quân trên đầu người thực
Tín dụng được cung cấp cấp bởi hệ thống ngân hàng trong nước Các doanh nghiệp cần vốn
Tăng trưởng kinh tế
0.2-0.3%/năm và giảm tỷ lệ đầu tư trên GDP 0.4-0.6%. Do đó, người làm nghiên sẽ xem xét biến này trong mô hình thực nghiệm áp dụng cho Việt Nam.[32]
Bên cạnh đó, để mô hình tổng quát hơn tác giả nghiên cứu bổ sung hai biến nữa vào mô hình là biến tốc độ tăng dân số và GDP năm trước. Khi xét đến biến tốc độ tăng trưởng dân số đây là một biến khá quan trọng khi xem xét tác động đến tăng trưởng GDP. Một cách định tính, khi tốc độ tăng trưởng dân số quá nhanh sẽ tạo ra một tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế. Đây là kết quả mà tác giả Xuân-Vinh Vo cùng cộng sự tìm ra được trong bài nghiên cứu [39]. Cuối cùng, là biến GDP(-1) đây là điều kiện kinh tế ban đầu của nước nhận vốn. Một nước có mức GDP thấp sẽ có khuynh hướng phát triển khá mạnh so với nền kinh tế có kinh tế khá mạnh. Đây cũng là kết quả của tác giả Xuân- Vinh vo. Nhận thấy nền kinh tế Việt Nam cũng xuất phát đi lên phát triển từ nền kinh tế thấp. Vì vậy, người làm nghiên cứu quyết định đưa biến này vào để khảo sát vào trong mô hình.
Tóm lại, mô hình thực nghiệm cho Việt Nam được người làm nghiên cứu lựa chọn sẽ gồm 9 biến
G = + FDI + HR + GOVCON + TRADE + CREDITBANK + POPULATION + DOMINV + GDP(-1) + INFLATION +
Trong các bài nghiên cứu trước, hầu hết biến nguồn vốn con người các tác giả đều sử dụng tỷ lệ đăng ký học sinh trung học phổ thông/ tổng dân số ( Xuân Vinh Vo cùng cộng sự (2006) [39], hay số năm đi học của người trong độ tuổi lao động (Maria Carkovic and Ross Levine ( 2002) [23], số năm đi học trung bình của người dân trong độ tuổi lao động (Andreas Johnson ((2006 )[3]… Tuy nhiên, trong trường hợp thực tiễn Việt Nam, người làm nghiên cứu sử dụng chỉ số HDI Việt Nam trong giai đoạn khảo sát từ năm 1985-2010 đại diện cho vốn con người bởi lẽ theo quan điểm của người làm nghiên cứu, vốn con người phải được phản ánh toàn diện các mặt như về giáo dục về sức khỏe cả về thu nhập. Do đó, người làm nghiên cứu sẽ sử dụng chỉ số HDI để đại diện cho biến HR- vốn con người trong mô hình thực nghiệm áp dụng cho Việt Nam. Ngoài ra, người làm nghiên
cũng đã từng sử dụng tỷ lệ đăng ký học của sinh viên đại học trên tổng dân số đại diện cho nguồn vốn con người. Tuy nhiên, kết quả mô hình lại không như kỳ vọng biến FDI biến cần nghiên cứu âm và lại không có ý nghĩa thống kê ( Bảng Eview bên dưới minh họa). Từ những lý do trên, người làm nghiên cứu sẽ dùng chỉ số HDI của Việt Nam được thống kê trên Human Development Reports (HDR) để đại diện cho nguồn vốn con người trong mô hình thực nghiệm Việt Nam.
Bảng 3.2. Bảng hồi quy các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế với biến nguồn vốn con người được đại diện bởi tỷ lệ đăng ký học của sinh viên đại học
Nhận xét: trong mô hình hồi quy biến FDI có p-value rất lớn 0.8006. Ngoài ra, biến HR không đúng như kỳ vọng của người làm nghiên cứu và cũng không khớp với rất nhiều kết quả đã nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam.
Ý nghĩa các biến trong mô hình
FDI: Tổng vốn FDI vào Việt Nam trên GDP (%).
HR ( Human resources): Đại diện cho nguồn vốn con người tính bằng chỉ số HDI.
GOVCON: Mức độ chi tiêu của chính phủ đo bằng tỷ số chi tiêu của chính phủ/ GDP(%)
TRADE: Độ mở của nền kinh tế tính bằng tổng xuất nhập khẩu /GDP.(%) CREDITBANK: Tín dụng cho vay bởi ngân hàng trong nước/GDP (%).
DOMINV: Tổng vốn đầu tư trong nước được tính bằng phần trăm trổng vốn đầu tư trong nước chia cho GDP.(%)
GDP(-1): Tính bằng GDP trên đầu người (USD), tổng sản phẩm quốc nội năm trước (dưới dạng ln).
POPULATION: Tốc độ tăng dân số (%).
INFLATION: Lạm phát hàng năm ( % ) ( dưới dạng ln ).
Theo những tác giả trước, nguồn vốn FDI phải dựa vào nguồn vốn con người và quy mô thị trường mới có thể khai thác tối đa lợi ích do FDI mang lại ( Borensztein et al. (1998), Marta Bengoa Calvo và Blanca Sanchez-Robles (2001)) [9],[24]. Bên cạnh đó, chi tiêu của chính phủ trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư vào giáo dục cũng là nhân tố tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ( Xuan vinh vo- cùng các cộng sự (2006), Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006)) [39],[46]. Đây là những đầu tư sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội. Và chính nhờ vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng và chất lượng giáo dục sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Với chi tiêu hợp lý của chính phủ sẽ góp phần đáng kể sự phát triển nền kinh tế. Ngoài ra, để phản ánh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, Richard Rahn đã sử dụng mô hình đường cong. Đường cong Rahn hàm ý tăng trưởng sẽ đạt tối đa hàm ý tăng trưởng tối đa khi chi tiêu chính phủ là vửa phải và được phân bổ hết vào những dự án công cộng như cơ sở hạ tầng, bảo vệ luật pháp… và chi tiêu chính phủ sẽ tạo ra một tác động xấu đến nền kinh tế khi vượt qua ngưỡng này.
Đầu tư trong nước cũng đóng vai trò quan trọng không kém, chính sự đầu tư trong nước hiệu quả, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện để tạo ra những sản phẩm tiên tiến, có chất lượng . Từ đó, công việc kinh doanh của họ trở nên tốt hơn. Vì thế, đây là nhân tố có đóng góp tích cực đến trưởng (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) [46]). Theo Marta Bengoa Calvo và các cộng sự (2003), độ mở của nền kinh tế gắn chặt với tăng trưởng kinh tế [24]. Một đất nước có độ mở kinh tế lớn sẽ thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Dòng vốn nước ngoài chính là yếu tố thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Như thế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kết hợp với độ mở sẽ tạo ra tác động thuận chiều đối với nền kinh tế. Ngược lại, nếu tốc độ tăng dân số quá nhanh, điều này sẽ tạo ra sự cản trở khá lớn đối với tăng trưởng kinh tế (Xuan-Vinh Vo và Jonathan A.Batten, 2006) [39]. Ngoài ra, biến lạm phát vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ lạm phát có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ lạm phát thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Trường phái tiền tệ cho rằng, khi chính phủ tăng lượng cung tiền góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng làm gia tăng lạm phát và vì thế lạm phát và tăng trưởng có quan hệ cùng chiều. Đây cũng là ý kiến của trường phái Keynes và là kết quả nghiên cứu của Tobin công bố vào năm 1965 [35]. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Lạm phát ở mức cao sẽ dẫn đến bất ổn trong lĩnh vực kinh tế làm gia tăng rủi ro của các hoạt động đầu tư. Những nghiên cứu của Fisher (1993), Barro (1996), Bruno và Easterly (1998) [6],[11] đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và tăng trưởng ở nhiều nước khác nhau. Do đó, các hệ số các biến FDI, biến vốn con người, chi tiêu của chính phủ, biến độ mở của nền kinh tế, biến tín dụng , đầu tư trong nước được kỳ vọng dương. Tức những biến này có mối quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, hệ số trước biến tốc độ tăng trưởng dân số, biến GDP (-1) được kỳ vọng âm. Biến lạm phát không xác định được.
Bảng 3.3. Bảng kỳ vọng mối quan hệ giữa biến giải thích và biến phụ thuộc Biến G FDI HR GOVEXP DOMINV TRADE CREDITBANK POPULATION DOMINV GDP(-1) INFLATION +. + + + + + - + - N/A
Ghi chú : + : đại diện cho mối qua hệ dương (tích cực).
- : đại diện cho mối quan hệ âm ( tiêu cực)
N/A : Không xác định.