Cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 60 - 64)

5. Kết Luận

5.2.2.1. Cải thiện môi trường đầu tư

Đây là vấn đề khá quan trọng và cần thiết mà Việt Nam cần thực hiện. So với những nước trong khu vực, môi trường đầu tư tại Việt Nam đang kém cạnh tranh hơn. Mục tiêu của đầu tư ra nước ngoài là lợi nhuận. Vì vậy, nơi đâu có môi trường đầu tư thuận lợi

hơn, chính sách ưu đãi hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn, khả năng sinh lợi cao hơn sẽ thu hút FDI. Việc cải thiện môi trường đầu tư được thực hiện bằng cách:

Đầu tiên, nâng cao cơ sở hạ tầng giúp việc lưu thông cũng như chuyển giao hàng hóa trở nên dễ dàng, ít tốn kém chi phí. Đây là việc làm rất cần thiết được chính phủ quan tâm trong thời gian qua. Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm, tính sinh lợi thấp nên đã hạn chế sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Do đó, việc chi ngân sách của nhà nước vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng nên ưu tiên thực hiện. Phải có chính sách huy động mọi nguồn vốn trong dân từ các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp ngoài nước, quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Cụ thể như

 Nguồn vốn ODA, đây là nguồn vốn quan trọng đối với Việt Nam . Do đó, chính phủ Việt Nam phải thực hiện việc thu hút tốt nhất bằng cách giải trình tính minh bạch cũng như hiệu quả của dự án mang lại. Theo thống kê của worldbank, nguồn vốn ODA tại Việt Nam tăng nhẹ qua các năm. Đây chính cơ hội để chính phủ Việt Nam có thể sử dụng tốt nguồn này.

Biểu đồ 5.5. Đồ thị thể hiện vốn ODA Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009

Nguồn: worldbank.org. 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

ODA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000- 2009

 Phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu trong nước để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phải đảm bảo nguồn vốn hoàn trả.

 Cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp chuyên tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng.

 Xã hội hóa lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua việc hình thành những đơn vị chuyên ngành đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng có đủ năng lực tài chính và chuyên môn, cũng như khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

 Áp dụng chính sách đãi ngộ đặc biệt như hổ trợ lãi suất tín dụng cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn thuế đến mức thấp nhất trong thời gian công trình đã đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn vốn. Theo kinh nghiệm của nhiều nước khác trên thế giới, chính phủ nên để cho các nhà đầu tư được kinh doanh thêm những dịch vụ đi kèm với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, ví dụ khi xây dựng đường giao thông thì nhà đầu tư được kinh doanh trạm xăng dầu ...

Việc huy động chỉ là một mặt của vấn đề, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó mới là vấn đề trọng tâm. Do vậy, nguyên tắc xuyên suốt trong việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là “ đặt hiệu quả đầu tư lên hàng đầu”. Để hoàn thành tốt nguyên tắc đó, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các nguyên tắc sau:

 Tập trung nguồn lực khan hiếm vào một số công trình trọng điểm sẽ cho hiệu quả hơn là việc đầu tư tràn lan. Đây là bài học quý báu rút ra từ kinh nghiệm xây dựng các đặc khu kinh tế và khu vực kinh tế mở của Trung Quốc.

 Trong cơ cấu đầu tư, nguồn vốn Ngân sách giữ vai trò chính. Nguồn vốn này chỉ nên tập trung vào những công trình mang tính đầu mối, kế đó là những công trình thiết yếu mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng đầu tư hoặc đầu tư không hiệu quả. Mục đích của việc này là sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất nguồn vốn Ngân sách còn hạn hẹp.

 Các lĩnh vực cơ sở hạ tầng mà tư nhân cũng như nước ngoài có khả năng kinh doanh thì nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa các nhà đầu tư. Điều này

không những đa dạng hóa các thành phần tham gia mà còn phá vỡ thế độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong một số ngành điện lực, xăng dầu…Nhờ đó mà, hạ thấp chi phí dịch vụ, tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.

 Điều chỉnh lại các thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo hướng gọn, nhẹ, nhanh chóng. Mặc khác, cần quản lý và kiểm soát chặt dự án vốn đầu tư và hồ sơ đấu thầu của những dự án thuộc nguồn vốn ngân sách, tuyệt đối không phân bổ những dự án chưa đủ điều kiện nhằm hạn chế thất thoát trong dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thứ hai, cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư. Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là những bí quyết thành công trong việc thu hút vốn FDI.

Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư. Thủ tục đầu tư phải đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cần thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư.

Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Chính phủ Việt Nam cần thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc. Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ. Thu nhiều nhất lợi nhuận từ dự án luôn là mục đích hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chính phủ nên có những chính

sách tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ...nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI vào các nước này.

Ngoài ra, Việt Nam cần thay đổi phương thức quản lí Nhà nước. Đây là việc làm sức quan trọng trong cơ chế thị trường. Hệ thống quản lí Nhà nước từ Bộ, ngành đến các địa phương trước hết phải xác định phục vụ các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Nghĩa là, phải tìm hiểu xem doanh nghiệp vướng mắc ở đâu, có gì cần yêu cầu Nhà nước trao đổi, đối thoại để tìm ra giải pháp và cùng chia sẻ lợi ích. Sau khi có dự án đầu tư thì hướng dẫn doanh nghiệp thi hành đúng luật pháp. Chẳng hạn vấn đề môi trường, thời gian qua, chúng ta phát hiện sai phạm và xử lí những vụ việc liên quan đến môi trường chỉ là khâu cuối cùng. Quan trọng là phải hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đúng định mức về hoạt động môi trường... Đây là bài học lấy từ gợi ý của Kenichi Ohno, viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản khi ông chia sẽ góc nhìn về quy trình xây dựng chính sách, chiến lược ngành của Việt Nam tại Diễn đàn phát triển Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện thị trường về các nhân tố sản xuất như thị trường lao động, thị trường vốn… Các nhà đầu tư nước ngoài thường đến những nền kinh tế có thị trường về các nhân tố vận hành hiệu quả vì lẽ đơn giản họ sẽ ít tốn kém chi phí do khả năng tiếp cận với nhân tố dễ dàng với mức giá cả hợp lý không phải thuê chi phí lao động với giá cao… Đây chính là yếu điểm của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)