Kết luận từ mô hình

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 54 - 55)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.3. Kết luận từ mô hình

Sau khi nghiên cứu thực nghiệm mô hình tại Việt Nam, tác giả bài nghiên cứu có một số kết luận sau đây:

 Thứ nhất, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam với mức ý nghĩa 10%. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên 1% thì kinh tế Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng 0.167 .

 Thứ hai, vốn con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cụ thể trong mô hình hồi quy, các hệ số hồi quy đều dương với độ tin cậy khá cao (99%, 95%).

 Thứ ba, đầu tư trong nước đóng góp tích cực vào trong tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1985-2010. Hệ số của vốn đầu tư trong nước là cao nhất trong bảng hồi quy với 0.429 độ tin cậy 90%.

 Thứ tư, tín dụng ngân hàng tương quan dương với tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy tầm quan trọng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh. Vì sự phát triển của hệ thống ngân hàng chính là nền móng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế.

 Thứ năm, lạm phát, chi tiêu chính phủ, thương mại và tăng trưởng dân số không có ý nghĩa về mặt thống kê.

 Cuối cùng, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khảo sát được hưởng nhiều lợi ích tích cực từ nguồn vốn FDI do có một nguồn nhân lực khá tốt, lạm phát và tăng trưởng dân số khá ổn định, hệ thống ngân hàng phát triển khá vững chắc và đầu tư

trong nước khá hiệu quả. Chính những điều kiện kinh tế thuận lợi như trên đã giúp Việt Nam sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn FDI trong việc tăng trưởng GDP.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)