.1.2.2 Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 45)

Nghiên cứu chuyên gia nhằm tìm hiểu về thái độ, hành vi của nhà đầu tư. Ở bước nghiên cứu này, đề tài được thực hiện thông qua phỏng vấn các cán bộ quản lý

Nhà nước về đầu tư vào KCN của tỉnh Đồng Nai và một số công ty nước ngoài đang hoạt động tại các KCN của tỉnh. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá và xác định các yếu tố tác động đến việc thu hút đầu tư từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, từ thái độ và quan điểm của chính các nhà đầu tưđối với các yếu tố môi trường đầu tư tại các KCN tỉnh Đồng Nai tạo nên sự thỏa mãn của họ. Bước nghiên cứu này dựa trên việc thiết lập bảng câu hỏi với các thang đo về các yếu tố tác động như phần giả thuyết nêu trên. Cụ thể:

Thứ nhất, nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đó để tổ chức thảo luận với một số chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của họ về các yếu tố tác động đến mức độ thỏa mãn để thu hút nhà đầu

tư vào KCN tại tỉnh Đồng Nai. Những ý kiến đánh giá của họ giúp xây dựng bảng câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Thứ hai, thực hiện phỏng vấn trực tiếp với những đối tượng có nhiều am hiểu liên quan đến các yếu tố thu hút đầu tư vào KCN. Những đối tượng này bao gồm cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các KCN và một số doanh nghiệp tại KCN với quy mô khác nhau nhằm điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Lúc này, bảng câu hỏi được điều chỉnh lần 1 trước khi triển khai điều tra sơ bộ.

Thứ ba, với số lượng biến trong thang đo Likert được xây dựng với 5 mức độ:

đồng ý, việc lựa chọn số lượng mẫu điều tra tối thiểu gấp 5 lần số lượng biến quan sát trong mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào KCN.

b) Khảo sát sơ bộ:

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà đầu tư, hoặc đại diện chủ đầu tư - nhà điều hành doanh nghiệp (chủ đầu tư, thành

viên ban giám đốc, ban quản lý dự án) đang hoạt động đầu tư, kinh doanh tại các KCN tỉnh Đồng Nai thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả của nghiên cứu trước. Bước nghiên cứu này nhằm mục đích điều chỉnh thang đocác yếu tố về môi trường đầu tư cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng vào sự thỏa mãn của các nhà đầu tư. Công việc khảo sát sơ bộ được tiến hành với 40 đáp viên, sử dụng công cụ kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm mô tả các đặc điểm từng thang đo và điều chỉnh thang đo cho phù hợp (DeVellis 1991) trước khi đưa các biến quan sát vào mô hình nghiên cứu chính thức. Kỹ thuật để đánh giá độ tin cậy thang đo dựa vào hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì loại biến quan sát (Nunnally 1978) hoặc hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đạt 0.5 hoặc 0.6 (Hair và cộng sự 1995) là có thể chấp nhận trong nghiên cứu sơ bộ.

3.1.3. Nghiên cứuchính thức:

Sau khi khảo sát sơ bộ để kiểm định độ tin cậy và điều chỉnh thang đo, thông

tin thu thập trong nghiên cứu chính thức với số lượng mẫu tối thiểu 5 x 45 = 225 quan sát, đảm bảo yêu cầu phân tích theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Hair và cộng sự, 2006), phân tích hồi quy (Green, 1991).

Phân tích định lượng được sử dụng trong nghiên cứu chính thức bao gồm các công cụ: Thống kê mô tả; Kiểm định lại bằng hệ số Cronbach Alpha > 0.7 để kiểm tra độ tin cậy thang đo; Phân tích nhân tố khám phá EFA để rút gọn các biến quan sát thành những nhân tố chung; Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định sự phù hợp

mô hình trong việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào KCN. Kết quả nghiên cứu chính thức giải thích các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn doanh nghiệp để thu hút đầu tư vào KCN. Từ đó, mô hình đưa ra một số hàm ý quan trọng để tìm giải pháp cho các mục tiêu và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

3.2. CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT3.2.1. Thống kê mô tả 3.2.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực nghiệm thông qua nhiều cách khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp bản tóm tắt đơn giản về các mẫu và các biện pháp để tạo ra nền tảng cho phân tích định lượng của dữ liệu, hiểu được hiện tượng và quyết định đúng đắn, hiểu các kỹ thuật cơ bản của mô tả dữ liệu. Các chỉ số thống kê mô tả thường là: giá

trị trung bình; số tối thiểu, số tối đa; độ lệch chuẩn; sai số chuẩn; độ nhọn, độ lệch của phân phối. Ngoài ra, cần sử dụng phương pháp kiểm định giá trị trung bình bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố nhằm so sánh các đối tượng có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn được tính theo thang điểm Likert.

3.2.2. Cronbach’s Alpha

Theo Cronbach (1951), hệ số Cronbach’s Alpha là một phương pháp để đo độ tin cậy của thang đo, nhằm kiểm chứng tương quan về một số điểm chung trong thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha phải được tính toán cho mỗi thang đo riêng biệt, hệ số Alpha Cronbach cao thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa các câu hỏi trong thang đo. Theo Hoàng Trọng (2005), nguyên tắc chấp nhận độ tin cậy của thang đo.

Bảng 3.2. Nguyên tắc kiểm chứngđộ tin cậy thang đo trong nghiên cứu chính thức

Hệ số Cronbach’s Alpha Đánh giá

0.9 Xuất sắc

0.8 – 0.9 Tốt

0.7 – 0.8 Chấp nhận

0.6 – 0.7 Chấp nhận trong nghiên cứu mới

0.5 – 0.6 Xấu

< 0.5 Không thể chấp nhận

3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis)

Phân tích nhân tố EFA nhằm rút gọn một tập hợp biến quan sát ban đầu thành những nhân tố chung đại diện cho những thang đo (Child, 1990). Các nhà nghiên cứu muốn khám phá các mẫu trong các dữ liệu hoặc để kiểm tra giả thuyết

quy định rõ ràng. Phân tích nhân tố khám phá (EFA), không áp đặt những hạn chế nội dung trên các dữ liệu; không có hạn chế về các mô hình của các mối quan hệ giữa các biến quan sát và tiềm ẩn. EFA là dữ liệu hướng (Brown, 2006). Mỗi nhân tố phổ biến được giả định ảnh hưởng đến tất cả các biến quan sát và các nhân tố

thông thường, thể hiện một trong hai, hoặc tất cả tương quan hoặc không tương quan. Sau khi mô hình được ước tính, điểm số yếu tố, các đại lượng của các biến tiềm ẩn, được tính toán và sử dụng để phân tích đánh giá. Như vậy, phân tích nhân tố EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây được thỏa điều kiện:

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 được cho là phù hợp với quy mô mẫu lớn hơn 350 số quan sát.

- Tính thích hợp của EFA (Kaiser – Meyer – Olkin): là chỉ số dùng xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1.

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity): kiểm định giả thuyết H0

(các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể). Ý nghĩa kiểm định Bartlett cho biết nếu bác bỏ giả thuyết H0: đại lượng Chi-Square lớn, ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 0,05 thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết

H0: đại lượng Chi-Square nhỏ, ý nghĩa thống kê lớn hơn 0,05 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp.

- Phương sai trích (cumulative of variance): là hệ số giải thích các biến nhân tố được rút ra từ toàn bộ tập biến quan sát. Tiêu chuẩn để chấp nhận phân tích nhân

tố có phương sai cộng dồn lớn hơn 50% với giá trị hội tụ eigenvalue lớn hơn 1.

3.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình

3.2.4.1 Phân tích hồi quy tuyến tính:

Phương trình hồi quy tuyến tính tổng quát nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư trong việc thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Đồng Nai dự kiến như sau:

Y = βRiR∑XRiR + ε

trong đó: Y là biến phụ thuộc SAT, mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư vào KCN; ∑XRiR = {CSHT, CSDT, MTS, LTDT, CLDV, THDP, NNL, CPCT} là các yếu tố ảnh hưởng đến SAT; β = {βR1R,…, βR8R} là hệ số hồi quy tác động đến SAT; ε là

phần dư của mô hình.

3.2.4.2 Kiểm định sự phù hợp:

Thứ nhất, để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy, Hệ số xác định

RP

2

Plà một chỉ số đánh giá mứcđộ ảnh hưởng của các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc và sử dụng kiểm định phương sai ANOVA nhằm xác định ý nghĩa thống

kê. Nếu mức ý nghĩa thống kê của phương sai ANOVA sig.F < 0.05 thì xem như mô hình hồi quy phù hợp, do đó mô hình tồn tại ít nhất một yếu tố giải thích được thay đổi biến phụ thuộc; hoặc nếu không có cơ sở bác bỏ giả thuyết Sig.F > 0,05 thì

mô hình chưa thể kết luận các biến độc lập giải thích được thay đổi biến phụ thuộc. Thứ hai, sử dụng phương pháp enter (kiểm định toàn bộ biến độc lập), phương pháp Backward (loại biến độc lập không phù hợp ra khỏi mô hình) và phương Forward (chọn các biến độc lập phù hợp vào mô hình) nhằm mục đích lựa chọn mô hình tối ưu với các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc SAT. Nếu biến độc lập nào thỏa đìều kiện kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy (Sig.t ≤ 0,05) thì biến độc lập đó có ý nghĩa thống kê (βRj R≠ 0).

Thứ ba, kiểm định sự vi phạm các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp kiểm chứng biến sai số Ei có phân phối chuẩn. Ngoài ra mô hình cần được kiểm định phương sai của sai số không đổi nhằm xem xét mối quan hệ phân dư và các biến độc lập.

2.3. TÓM TẮT

Nghiên cứu môi trường đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào

các KCN tỉnh Đồng Nai là một khía cạnh trong nghiên cứu kinh tế vừa mang tính

chuyên biệt lại vừa mang tính tổng hợp. Để có thể giải quyết yêu cầu của nghiên cứu, đề tài sử dụng cách tiếp cận theo nguyên tắc toàn diện và tiếp cận theo kinh tế vi mô. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra phỏng vấn, nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua các mô hình phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến để giải quyết các vấn đề nghiên cứu là xác định các yếu tố môi trường đầu tư, tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của nhà đầu tư từ đó tìm ra giải pháp thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Đồng Nai.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nội dung chương này bao gồm các đánh giá phân tích mô tả về các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai; phân tích tổng quan các yếu tố thu hút đầu tư của địa phương nhằm xác định thực trạng môi trường đầu tư. Sau khi đánh giá thực trạng các nguồn lực, nghiên cứu chuyên gia và khảo sát sơ bộ được thực hiện với 40 đáp viên nhằm điều chỉnh thang đo và bảng câu hỏi. Kế đến, nghiên cứu chính thức được tiến hành với 400 đáp viên. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong chương này đã được trình bày ở chương 3.

4.1. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ

HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

4.1.1. Nguồn lực tự nhiên:Vị trí địa lý: Vị trí địa lý:

Tỉnh Đồng Nai có địa lý phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt

Nam.

Đơn vị hành chính, diện tích và dân số:

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chánh với 171 đơn vị xã, phường, thị trấn, gồm thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện là Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Củu, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Xuân lộc.

Diện tích tự nhiên Đồng Nai 5.907,1 km2, dân số khoảng 2,73 triệu người, là một trong các tỉnh lớn và đông dân của Việt Nam, trong đó: Dân số khu vực thành thị 33,23%, khu vực nông thôn 66,73%;

Bảng 4.1: Đơn vị hành chính, diện tích và dân số TT Đơn vị hành chính Số phường xã, thị trấn Diện tích(kmP 2 P ) Dân số 2012 (người) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Thành phố Biên Hòa Thị xã Long Khánh Huyện Long Thành Huyện Nhơn Trạch Huyện Vĩnh Cửu Huyện Trảng Bom Huyện Thống Nhất Huyện Cẩm Mỹ Huyện Xuân Lộc Huyện Định quán Huyện Tân Phú 30 15 15 12 12 17 10 13 15 14 18 263,48 191,86 430,661 410,78 1095,706 323,685 247,236 468,548 727,195 971,09 776,929 867845 138350 212219 187755 138894 278815 159486 151364 228468 206765 164539

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

Khí hậu, thổ nhưỡng và tài nguyên:

Về khí hậu, thổ nhưỡng:

- Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hòa, thuộc vùng ít bão lụt, không ngập nước, không động đất, nhiệt độ bình quân hàng năm 25-26P

0

P

C,

gồm 2 mùa mưa nắng, lượng mưa tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, độ ẩm trung bình 82%.

- Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2), thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp.

- Đồng Nai có quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp phong phú và phì nhiêu, thích hợp cho các loại cây công nghiệp (cao su, cà phê...), cây ăn trái, cây lương thực, rau quả…

Về tài nguyên:

- Đồng Nai có nguồn nước mặt và nước ngầm rất phong phú đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh và khu vực.

- Đồng Nai có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại, trong đó chủ yếu là đá xây dựng và đá ốp lát, sét gạch ngói, thạch anh, cát xây dựng, vật liệu san lấp, sét kaolin, puzlan, Laterit, đất phún,… đáp ứng nguồn cung ứng vật liệu xây dựng cho công trình hoặc cơ sở chế biến các sản phẩm

liên quan.

4.1.2. Yếu tố thuận lợi khi chọn Đồng Nai đầu tư:

(1) Đồng Nai có vị trí địa lý thuận lợi:

- Đồng Nai hầu như không có thiên tai bão lụt, ngập nước, động đất.

- Vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam.

- Đất đai thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp.

(2) Đồng Nai có nguồn nhân lực trẻ được đào tạo cơ bản, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp:

- Đồng Nai có tháp dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động 67,02% (Khoảng 1,829 triệu lao động), lực lượng lao động có trình độ văn hoá khá, quen

với tác phong công nghiệp, cần cù và cầu tiến. Tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số lao động đang làm việc khoảng 58%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là

44%.

- Năm 2012, tổng số học sinh toàn tỉnh đang theo học tại các bậc giáo dục phổ thônglà 436.663 học sinh; Số sinh viên Đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ 242 người

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 45)