Hài lòng của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 74)

3. 2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.4.9 Hài lòng của nhà đầu tư

Bảng 2.26. Hài lòng của nhà đầu tư Test Value = 3 N Mean Std. Deviation Std. Error Mean t Sig. (2- tailed) Mean Difference SAT1 365 3.5890 .54560 .02856 20.626 .000 .58904 SAT2 365 3.6466 .61886 .03239 19.961 .000 .64658 SAT3 365 3.8192 .45108 .02361 34.695 .000 .81918 SAT4 365 3.7096 .62286 .03260 21.765 .000 .70959 SAT5 365 3.4247 .66955 .03505 12.117 .000 .42466

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Từ kết quả bảng 4.26, tác giả nhận thấy các thang đo Hài lòng của nhà đầu tư đều trên 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm). Có thể đánh giá sơ bộ các doanh nghiệp FDI hiện này đều hài lòng khi đầu tư vào tỉnh.

4.5 TÓM TẮT

Chương này, trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư vào KCN tại tỉnh Đồng

Nai, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu tác giả đề xuất ở chương 3.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với dữ liệu thực nghiệm tại tỉnh Đồng Nai. Trong số 08 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn doanh nghiệp theo thứ tự trên, từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến kết quả mô hình đánh giá sự thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Đồng Nai, cụ thể: (1) Cơ sở hạ tầng CSHT; (2) Nguồn nhân lực NNL; (3) Chất lượng dịch vụ công CLDV; (4) Lợi thế ngành đầu tư LTDT; (5) Thương hiệu địa phương THDP; (6) Chính sách đầu tư CSDT; (7) Môi trường sống và làm việc MTS; (8) Chi phí đầu vào cạnh tranh

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU

Qua chương một cần xác định 03 câu hỏi nghiên cứu:

(1) Yếu tố nào tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?

(2) Thang đo nào được sử dụng để đo lường các yếu tố đến thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?

(3) Chính sách nào là cần thiết để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?

5.1. KẾT LUẬN CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Bảng 5.1: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu Kết quả

HR1R Cơ sở hạ tầng (CSHT) tác động cùng chiều đến mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư (SAT)

HR2R Chính sách đầu tư (CSDT) tác động cùng chiều đến mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư (SAT)

HR3R Môi trường sống (MTS) có mối quan hệ cùng chiều với mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư (SAT)

HR4R Lợi thế đầu tư (LTDT) có tác động cùng chiều đến mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư (SAT)

HR5R Chất lượng dịch vụ công(DVC) có mối quan hệ cùng chiều với mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư (SAT)

HR6R Thương hiệu địa phương (THDP) có mối quan hệ cùng chiều với mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư (SAT)

HR7R Nguồn nhân lực (NNL) có mối quan hệ cùng chiều với mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư (SAT)

HR8R Chi phí cạnh tranh (CPCT) có tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư (SAT)

Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Chấp nhận Từ những kết quả phân tích từ mô hình phương trình hồi quy được trình bày trong chương 4, các mô hình lý thuyết đề xuất đáp ứng các điều kiện phù hợp cần thiết với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các dữ liệu thực nghiệm tại KCN tỉnh Đồng Nai. Trong chương 4, 08 giả thuyết liên quan đến 03 câu hỏi nghiên cứu được phân tích

dựa trên kết quả của phương trình phân tích khám phá và hồi quy tuyến tính của các mô hình lý thuyết. Những kết quả này cung cấp bằng chứng thuận lợi cho các khái niệm của nghiên cứu như đã thảo luận ở Chương 2.

Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại KCN tỉnh Đồng Nai, có 08 nhân tố đo lường mức độ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Đồng Nai như phương trình sau:

SAT = .171*MTS + .482*CSHT + .206*CSDT + .403*NNL + .228*LTDT + .215*THDP + .143*CPCT + .241*CLDV.

Như vậy, Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 08 yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư thì yếu tố cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực là các yếu tố tác động nhiều nhất.Điều này có nghĩa là, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực là 02 yếu tố mà các nhà đầu tư xemxét nhiều nhất trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Vì vậy, để làm thỏa mãn các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo địa phương cần quan tâm nhiều đến 02 yếu tố này. Từ đây sẽ làm cơ sở để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

5.2. HÀM Ý NGHIÊN CỨU

U

Về Cơ sở hạ tầng

Kết quả khảo sát cho thấy đây là yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm nhất khi quyết định đầu tư vào một địa phương nào đó. Hiện nay, so với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận nhìn chung Đồng Nai đang có hệ thống cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, Để thõa mãn các nhà đầu tư hơn nữa thì Đồng Nai cần hoàn thiện hơn một số vấn đề liên quan đến hạ tầng như:

Một là, Hoàn thiện hơn nữa hệ thống giao thông trong các khu công nghiệp, cũng như hệ thống giao thông từ khu công nghiệp đến các cảng Đồng Nai, Cảng Cát Lái, Cảng Cái Mép phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

FDI.

Hai là, Nâng cấp hệ thống mạng lưới điện kết nối tại KCN, hạ giá thành ưu đãi về giá điện, nước sử dụng củacác doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ba là, Nâng cấp hệ thống cấp thoát nước trong các khu công nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.

Bốn là, Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc như dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đạt yêu cầu.

Và cuối cùng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với nguồn vốn vay của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.

U

Về nguồn nhân lực

Để thu hút mạnh FDI, Đồng Nai cần có kế hoạch tổng thể về đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng. Việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động cần phải gắn với việc trang bị cho họ sự hiểu biết về luật pháp nói chung và Bộ Luật Lao động nói riêng để từng bước xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa chủ và thợ đảm bảo lợi ích của các bên phù hợp với luật pháp. Đồng thời, các cơ quan chức năng của Đồng Nai cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI nhằm đảm bảo điều kiện và đời sống cho người lao động, ngăn ngừa những hành vi xâm hại lợi ích của người lao động, dẫn đến những cuộc đình công của công nhân làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh gây bất ổn về kinh tế, xã hội trên địa bàn Đồng Nai.

Quan điểm tận dụng nguồn lao động phổ thông với giá rẻ để thu hút FDI đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Do vậy, Thành phố cần thiết phải đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng dần tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, có trình độ ngày càng cao cho các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng. Để làm được điều này, ngoàiviệc tận dụng nguồn lực của các trường đại học, cao đẳng của trung ương đóng trên địa bàn Đồng Nai, Đồng Nai cần đầu tư, nâng cấp hệ thống các trường đào tạo của Đồng Nai gắn liền với nhứng ngành nghề có tính đặc thù của Đồng Nai, huy động các nguồn vốn khác nhau ở trong và ngoài nước, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Cụ thể:

Một là, đổi mới chương trình đào tạo gắn với thực tiễn tại trường Đại học Đồng Nai, Đại học Lạc Hồng, Cao đẳng SONADEZI; bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên của các trường này tham gia thực tập, thực hành nghề nghiệp để tiếp cận được với môi trường làm việc, tiếp cận với công nghệ hiện nay.

Hai là, Kết nối giữa doanh nghiệp với 03 trường trên cũng như các trung tâm anh ngữ (Việt – Mỹ, Không Gian, SEMEO) để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho người lao động. Điều này sẽ giúp người lao động tiếp cận được với các tài liệu, công nghệ hiện đại.

Ba là, Có những ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân cho đội ngũ chuyên gia công tác tại địaphương để thu hút nguồn lao động có chất lượng cao.

Ngoài ra, Một số gợi ý chính sách khác:

(i) Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách mang tính hỗ trợ cho nhà đầu tư

Hệ thống chính sách cần phải cụ thể, rõ ràng và minh bạch; không phân biệt đối tượng áp dụng và được công khai cho mọi doanh nghiệp đều biết và thực hiện. Có những biện pháp chế tài đầy đủ giúp cho việc thực thi chính sách được nghiêm minh, tránh sự trục lợi từ chính sách của những doanh nghiệp làm ăn không chân chính và những cán bộ chính quyền tha hóa. Tiết kiệm thời gian trong việc thực thi chính sách cho doanh nghiệp. Duy trì các chính sách khuyến khích đầu tư có thời hạn. Cải cách hệ thống thuế theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

(ii) Giải pháp nâng cao tính tự chủ, năng động của lãnh đạo và chính quyền địa phương trong điều hành kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ công

Tuyển chọn lãnh đạo địa phương phải là người có tính năng động, sáng tạo trong quá trình thực thi chính sách Trung ương, vận dụng khả năng hỗ trợ của chính sách phù hợp có lợi cho sự phát triển của địa phương. Xây dựng đôi ngũ công chức chính quyền có kiến thức chuyên môn về kinh tế, tâm huyết, trọng thị doanh nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ chu đáo cho doanh nghiệp khi cần.

Chính quyền hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư, thương mại. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tiếp tục duy trì chính sách một cửa thông thoáng, rút ngắn thời gian làm thủ tục cho các doanh nghiệp, nhất là thời gian làm các thủ tục liên quan đến thuế, hải quan, xuất nhập cảnh, thanh tra, kiểm tra. Tham khảo ý kiến các doanh nghiệp trong xây dựng chính sách và triển khai nhanh các văn bản pháp luật tới doanh nghiệp.

(iii) Giải pháp quy hoạch các KCN hợp lý, xây dựng môi trường bình đẳng trong tiếp cận đất đai, hỗ trợ DN trong công tác đền bù giải tỏa

Quy hoạch phát triển các KCN cần theo sát nhu cầu phát triển công nghiệp và mức độ thu hút đầu tư của tỉnh. Phân kỳ quy hoạch hợp lý, phù hợp với mức độ phát triển cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN để bảo đảm hỗ trợ cho phát triển ở các KCN. Cần tập trung nguồn lực đầu tư dứt điểm từng KCN đi đôi với những biện pháp quảng bá, tiếp thị đầu tư để thu hút đầu tư vào các KCN. Chính quyền địa phương cần thực hiện nghiêm túc các cam kết đầu tư ngoài hàng rào các KCNvà có

biện pháp thúc đẩy các chủ đầu tư hạ tầng KCN nhanh chóng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào các KCN; hoàn thiện, nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng đối với nhà đầu tư và nâng cao tính hấp dẫn của địa

phương. Triển khai nhanh các dự án về giao thông đã được quy hoạch nhằm nâng cao khả năng kết nối vùng miền, kết nối giữa các KCN và mạng lưới giao thương quốc tế ở TP. HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Công khai, minh bạch hóa các thông tin về đất đai, dự án đầu tư và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Chính quyền cần có thái độ và biện pháp kiên quyết và hơn, thậm chí thu hồi đất đối với những doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng KCN mang tính chất đầu cơ găm giữ đất đai để trục lợi.

Trong hiện tại với lợi thế đấtcông và chi phí đề bù thấp khả năng đáp ứng mặt bằng cho doanh nghiệp đầu tư vào các KCN ở Đồng Nai là rất tốt và được các doanh nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi nguồn đất công cạn dần lợi thế này có thể mất đi nếu không có sự hỗ trợ của Chính quyền trong công tác đền bù giải tỏa mặt bằng thì việc đáp ứng mặt bằng cho các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn.

(iv) Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất, duy trì lợi thế chi phí cạnh tranh

Xây dựng các quy hoạch phát triển vùng sản xuất hàng hóa một số cây nguyên liệu vốn là thế mạnh của Đồng Nai nhằm tạo sản lượng hàng hoá lớn và chất lượng cao, làm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

Tận dụng lợi thế của quỹ đất công nghiệp dồi dào, chi phí thu hồi thấp và suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thấp để ổn định giá thuê đất. Đa dạng hoá nhà cung cấp và các loại hình dịch vụ trong các KCN tạo môi trường có tính cạnh tranh cao nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giá cả cạnh tranh. Hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng người lao động để nâng cao năng suất lao động làm giảm chi phí lao động một cách tương đối.

(v) Giải pháp xây dựng môi trường hợp tác và tin cậy giữa chính quyền, DN và người lao động, nâng cao chất lượng môi trường sống

Chính quyền cần khuyến khích và hỗ trợ trong việc thành lập, phát triển các nghiệp đoàn ngành nghề và mạng lưới công đoàn đến từng doanh nghiệp; thiết lập các thỏa ước tập thể giữa người lao động và chủ doanh nghiệp có sự tham gia với vai trò trung gian của chính quyền địa phương; hỗ trợ quỹ đất và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc xây nhà tái định cư và nhà ở cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm tạo dựng một môi trường hợp tác, tin cậy và thân thiện giữa doanh nghiệp, người lao động. Có lộ trình giảm dần ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư nhằm nâng cao trách nhiệm của DN đối với xã hội, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp - Nhà nước - cộng đồng.

Củng cố và phát triển hệ thống hạ tầng xã hội nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, giáo dục giữ gìn môi trường tự nhiên trong sạch, không ô nhiễm; thường xuyên tổ chức các sinh hoạt văn hóa cộng đồng để gia tăng sự thân thiện và hiểu biết lẫn nhau.

5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một là, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát các doanh nghiệp 400 mẫu (trong đó 365 phiếu trả lời hợp lệ) tại Các khu công nghiệp Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Nhơn Trạch, AMATA nên chưa đại diện hết cho đám đông nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng hơn đối tượng khảo sát tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hai là, nghiên cứu này thực hiện kỹ thuật chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Điều này làm hạn chế trong việc kiểm định độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu. Vì vậy, độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu sẽ cao hơn nếu được chọn mẫu theo xác suất ở tất cả các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5.4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu thực trạng môi trường đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai là hướng nghiên cứu phát triển đúng đắn trong điều kiện thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Đồng Nai đạt thấp và

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)