Lý thuyết tiếp thị địa phương

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 26)

3. Kết cấu của đề tài:

2.1.2.6:Lý thuyết tiếp thị địa phương

Lý thuyết tiếp thị địa phương đã chỉ ra rằng: khách hàng đầu tư và kinh doanh thỏa mãn với một địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó. Hiệu quả có thể được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo mục tiêu của

công ty. Tuy nhiên, một cách tổng quát, công ty hoạt động có hiệu quả khi nó đạt

được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận theo ý muốn. Một nhà đầu tư đạt được mục tiêu của họ, họ sẽ có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của mình cũng như giới thiệu cho các công ty khác đầu tư tại địa phương.

Có rất nhiều yếu tố về môi trường đầu tư có khả năng tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng đầu tư tại một địa phương. Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương và những nghiên cứu trước đây cho thấy những yếu tố tác động vào sự thỏa mãn

của nhà đầu tư có thể chia thành ba nhóm chính, đó là (1) cơ sở hạ tầng đầu tư; (2) chế độ, chính sách đầu tư và (3) môi trường làm việc và sinh sống, trích từ Nguyễn Đình Thọ (2005). Nghĩa là, một địa phương cần phải duy trì và phát triển một cơ sở

hạ tầng cơ bản tương thích với môi trường thiên nhiên (điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải). Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương, các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư và kinh doanh). Tạo ra môi trường sinh sống và làm việc có chất lượng cao (môi trường tự nhiên, hệ thống trường học, đào tạo nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt).

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 26)