Các nghiên cứu điển hình trong nước và trên thế giới:

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 27 - 34)

3. Kết cấu của đề tài:

2.1.3Các nghiên cứu điển hình trong nước và trên thế giới:

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu thực nghiệm về mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp FDI đầu tư vào các KCN tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, trong phạm vi quốc gia, vùng kinh tế và ở một số tỉnh cũng đã có rất nhiều những nghiên cứu về môi trường đầu tư, thu hút đầu tư ở các KCN, khu chế xuất và trên địa bàn tỉnh, thành phố với những góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau và cũng đã thu được những kết quả nhất định. Các công trình nghiên cứu có thể phân ra làm 3 nhóm: nhóm nghiên cứu về giải pháp phát triển có Nguyễn Quyết Chiến năm 2003, Phạm Văn Thanh và Phạm Văn Sơn Khanh năm 2005; nghiên cứu về hiện trạng hoạt động và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư có Nguyễn Vân Hà năm 1999, của Võ Ánh

Dương năm 2000, Lê Anh Tuấn năm 2002, Nguyễn Đình Thọ năm 2005, Nguyễn Trọng Hoài & Lương Hữu Đức năm 2007, Kiều Công Minh năm 2008; nghiên cứu về năng lực cạnh tranh có nhóm nghiên cứu của dự án VNCI. Tuy có nhiều các nghiên cứu nhưng chủ yếu là sử dụng lý luận biện chứng, so sánh, mô tả dạng định tính và một số ít sử dụng các phương pháp chuyên sâu hơn như phân tích nhân tố khám phá, phân tích định lượng – sử dụng các mô hình hồi quy. Trong các nghiên cứu kể trên, có một số nghiên cứu gần với đề tài đáng chú ý là các nghiên cứu sau:

Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên năm 2005, thực hiện đề tài Điều tra đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển. Đề tài đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để nhận dạng, ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến độ thỏa mãn của nhà đầu tư và phương pháp phân tích vị trí đa hướng để xác định vị trí cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang trong khu vực. Nghiên cứu 3 yếu tố môi trường đầu tư cơ bản là hạ tầng đầu tư; chế độ, chính sách đầu tư; và môi trường sống và làm việc thể hiện qua 9 nhân tố lý thuyết tác động đến độ thỏa mãn của nhà đầu tư gồm các yếu tố: hạ tầng cơ bản, mặt bằng, chính quyền- luật pháp, dịch vụ kinh doanh, chính sách đầu tư, văn hóa, đào tạo kỹ năng, môi trường sống, và 4 yếu tố kiểm soát là: ngành nghề kinh doanh, thời gian kinh doanh, quy mô DN và loại hình DN. Nghiên cứu đã đánh giá được các yếu tố làm thỏa mãn nhà đầu tư là chính quyền- luật pháp (gồm 9 thành tố: hỗ trợ giao thông, hành chánh pháp lý nhanh chóng, triển khai văn bản pháp luật, chính quyền hỗ trợ khi công ty cần, cập nhật chính sách thuế, quy trình cấp giấy phép đầu tư cụ thể, hệ thống thuế rõ ràng, hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh, thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện); chính sách đầu tư (gồm 2 thành tố: chính sách ưu đãi đến kịp thời, chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn); đào tạo kỹ năng (gồm 4 thành tố: trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu, công nhân có kỷ luật lao động cao, tốt nghiệp trường dạy nghề có thể làm việc, dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi); môi trường sống (gồm 7 thành tố: trường học tốt, hệ thống y tế tốt, môi trường không bị ô nhiễm, điểm vui chơi giải trí hấp dẫn, người dân thân thiện, có nhiều nơimua sắm, chi phí sinh hoạt rẻ); loại hình DN (DN tư nhân và các loại hình khác). Hạn chế của nghiên cứu là trong xem xét độ lớn của DN chỉ tính đến quy mô lao động, bỏ qua yếu tố quan trọng là quy mô vốn đầu tư; nghiên cứu cũng chưa xem xét đến yếu tố xuất xứ của DN (nguồn vốn đầu tư từ địa phương hay từ nơi khác) là yếu tố quan trọng để xác định độ hấp dẫn của môi trường đầu tư vì trong điều kiện hiện nay, các DN nhỏ thường có xu hướng hoạt động ở ngay tại địa phương của mình cho dù có hài lòng hay không hài

lòng với địa phương vì những DN này khó có điều kiện di chuyển đầu tư đến địa phương khác.

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2005-2009, nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

thông qua nghiên cứu các yếu tố môi trường đầu tư mềm nhằm đánh giá năng lực

điều hành kinh tế của địa phương. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2009 gồm 9 yếu tố: (1) chi phí gia nhập thị trường; (2) tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3) tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (4) chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; (5) chi phí không chính thức; (6) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (7) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (8) đào tạo lao động; (9) thiết chế pháp lý, USAID - VCCI (2009). Trong 9

yếu tố trên thì các yếu tố: 3, 4 và 8 được đánh giá là những yếu tố có tác động lớn; các yếu tố: 1, 5 và 6 được đánh giá có tác động trung bình; và các yếu tố còn lại: 2, 7 và 9 được đánh giá có tác động yếu hơn đến sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân. Và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được tổng hợp từ các chỉ số thành phần có trọng số theo hướng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tư nhân. Các yếu tố thành phần của PCI có thể được thay đổi theo thời gian cho phùhợp với quá trình vận động của nền kinh tế của đất nước. Kết quả nghiên cứu của VNCI năm 2009 cho thấy có mối liên hệ giữa chất lượng điều hành kinh tế - thông qua chỉ số PCI và kết quả kinh tế. Bằng cách cố định các nhân tố cơ sở hạ tầng (chất lượng đường giao thông và chất lượng viễn thông), các yếu tố cơ cấu (quy mô dân số, mật độ dân số và khoảng cách đến thị trường chính) và hiệu ứng khu vực (cho phép cố định các nhân tố kinh tế- xã

hội và đặc thù khu vực). Trong mỗi phép hồi quy, hệ số hồi quy của PCI chưa tính trọng số phản ánh tác động của điều hành kinh tế có giá trị khá lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể kết luận rằng, các tỉnh có chất lượng điều hành tốt hơn cũng thành công hơn về phát triển DN dân doanh và thịnh vượng hơn về kinh tế. Đối với tác động thu hút đầu tư kết quả nghiên cứu cho thấy nếu một tỉnh cải thiện 1 điểm trong PCI chưa có trọng số sẽ có thêm 3 nhà đầu tư có khả năng chọn tỉnh đó làm địa điểm đầu tư kinh doanh. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng mềm thông qua đánh giá năng lực của lãnh đạo địa phương và bỏ qua một số yếu tố môi trường đầu tư quan trọng khác.

Lương Hữu Đức năm 2007, thực hiện đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lâm Đồng. Đề tài đã vận dụng lý thuyết

tiếp thị địa phương và chính sách công, sử dụng phân tích SWOT, phân tích mô tả so sánh giữa các địa phương và phân tích hồi quy giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có trọng số (WP - theo VCCI) với FDI theo đầu người và giữa FDI theo đầu người với 10 chỉ số năng lực cạnh tranh với bộ số liệu gồm 30 tỉnh thành có điều kiện tương tự như tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có quan hệ thuận chiều giữa năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút FDI. Tuy nhiên, mô hình dự báo chỉ giải thích được 39% FDI là do năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu các yếu tố thành phần của PCI cho thấy các nhân tố: tính năng động của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lý, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước có tác động thu hút FDI. Các nhân tố chính sách ưu đãi DN nhà nước và chi phí không chính thức có tác động giảm thu hút đầu tư. Hạn chế của nghiên cứu là chưa định lượng được tổng các yếu tố tác động đến cải thiện môi trường đầu tư, chỉ phân tích được các nhân tố môi trường đầu tư mềm do đó mức độ giải thích không cao từ đó đưa ra khuyến nghị về chính sách chưa sát với thực trạng với điều kiện của tỉnh. Trong nghiên cứu đầu tư tác giả cũng mới chỉ xem xét đến nguồn FDI mà bỏ qua các thành phần đầu tư khác cũng rất quan trọng như đầu tư trong nước và nhất là đầu tư của các DN địa phương. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng cần nên xuất phát từ các nghiên cứu nội tại trong tỉnh như đánh giá mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của tỉnh và sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VNCI mang tính chất tham khảo, so sánh có thể sẽ cho kết quả xác thực hơn.

Kiều Công Minh năm 2008, thực hiện đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của VNCI, phương pháp so sánh mô tả và phương pháp chuyên gia để đánh giá tổng quan vai trò dòng vốn FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở những nước đang phát triển và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI về lý luận và thực tiễn; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Đồng Nai; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu đã phân tích, xác định được một số các yếu tố tác động đến

thu hút FDI bao gồm các nhân tố truyền thống (vị trí - khoảng cách đến thị trường chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,và chính sách ưu đãi) và các nhân tố mềm (10 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành phần theo VNCI). Nghiên cứu cũng đã đề xuất đươc một số giải pháp để thu hút FDI như: đề xuất phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai; nâng cao PCI; cải thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển các KCN; tăng cường xúc tiến đầu tư. Hạn chế của nghiên cứu là do chỉ nghiên cứu định tính nên chưa thấy được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư; đề xuất giải pháp còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể do đó ít tính khả thi.

Bảng 2.1. Một số nghiên cứu thực nghiệm đến thu hút FDI phân theo dữ liệu bảng và dữ liệu sơ cấp

Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu theo dữ liệubảng: Nghiên cứu những chỉ số kinh tế ảnh hưởng đến

thu hút FDI tại các quốc gia

Beven & Estrin (2000)

Phương pháp dữ liệu bảng và hồi quy hai

bước để xác định các yếu tố ảnh

hưởng đến FDI tại các nền kinh tế chuyển đổi (Trung

và Đông Âu) từ năm 1994 – 1998

Quy mô thị trường mà cụ thể là GDP, xếp hạng rủi ro quốc gia tác động cùng chiều lên FDI, khoảng cách và chi phí lao động

có tác động ngược chiều với FDI. Ngoài

ra, xếp hạng rủi ro quốc gia chịu ảnh

hưởng bởi sự phát triển của khu vực tư nhân, sự phát triển của ngành, cán cân tài khóa, tổng dự trữ và tham nhũng. Nghiên cứu của Garibaldi & cộng sự (2002) Nghiên cứu dòng vốn FDI và đầu tư gián tiếp vào 26 nền kinh tế chuyển đổi tại Đông Âu bao

gồm cả Liên bang Xô Viết từ 1990 đến 1999 bằng mô hình hồi quy

FDI có thể được giải thích tốt bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tế như sự ổn định của kinh tế vĩ mô, mức độ cải cách của nền kinh tế, tự do hóa thương mại, tài

nguyên thiên nhiên, phương pháp tư nhân

hóa (chỉ số tự do hóa của De Melo,

Denizer và Gelb (1996, 1997), EBRD),

rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, tình trạng quan liêu của chính phủ

(liên quan đến vấn nạn tham nhũng ở nước

nhận đầu tư).

Nghiên cứu

của Pravakar Nghiên cứu các nhân tố tác động lên FDI tại các nước

Các nhân tố như quy mô thị trường, tỷ lệ

tăng trưởng lực lượng lao động, chỉ số cơ

Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Sahoo (2006) Nam Á trong giai

đoạn 1975 – 2003, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka, sử dụng bảng đồng liên kết và OLS tổng hợp (GLS)

động lên FDI. Nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng để thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn FDI vào những nước này cần duy trì đà tăng trưởng để cải thiện quy mô thị

trường, chính sách thương mại để sử dụng

lao động dưthừa tốt hơn, giải quyết những ách tắc về cơsở hạ tầng và cho phép chính

sách thương mại mở cửa hơn.

Nghiên cứu của Erdal

Demirhan, Mahmut Masca (2008)

Nghiên cứu tại 38 quốc gia đang phát

triển trong giai đoạn từ 2000 – 2004 với bảy biến giải thích

trong mô hình.

Trong trường hợp biến đại diện là tốc độ

tăng trưởng GDP/ người thì hệ số hồi quy

mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê, nghĩa là khi có một sự gia tăng trong tốc độ GDP/ người sẽ thu hút được nhiều FDI

hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp, biến đại

diện là GDP (hoặc GDP/ người) thì quy mô thị trường không tác động đến FDI.

Ngoài ra, cơ sở vật chất và độ mở thương

mại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI tại những quốc gia này. Nghiên cứu của Mohamed Amal & cộng sự (2010) Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến FDI bằng cách sử dụng mẫu tám nước châu Mỹ Latinh trong giai đoạn từ năm 1996 – 2008

Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng và ổn

định cũng như độ mở thương mại lớn sẽ

thu hút được nhiều FDI đầu tư vào quốc

gia đó. Ổn định chính trị cũng có ý nghĩa thống kê và có tương quan dương với FDI.

Ngoài ra, biến hiệu quả chính phủ có

tương quan âm với FDI và có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Pravin Jadhav (2012) Xác định các nhân tố tác động lên FDI tại các nền kinh tế

BRICS (Brazil, Nga,

Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) từ năm

2000 – 2009, bằng

cách sử dụng kiểm định tính dừng

(panel unit – root

test) và hồi quy đa

biến.

Quy mô thị trường được đo lường bởi GDP thực có tương quan dương với FDI và có ý nghĩa thống kê, điều này hàm ý rằng hầu hết các nhà đầu tư vào BRICS bị

thúc đẩy bởi mục đích tìm kiếm thị

trường. Phân tích thực nghiệm cũng chỉ ra rằng hệ số của các biến độ mở thương

mại, tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu của luật pháp và nhân quyền đều có ý nghĩa thống kê. Quy mô thị trường, độ mở

thương mại có tác động cùng chiều lên

FDI. Tài nguyên thiên nhiên có tác động

ngược chiều lên FDI, có thể là do FDI chảy vào các nước BRICS không bị thúc

Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

đẩy bởi mục đích tìm kiếm tài nguyên

thiên nhiên. Nghiên cứu của Ab Quyoom Khachoo & Mohd Imran Khan (2012)

Dựa vào mô hình dữ liệu bảng (panel data) sử dụng mẫu

32 quốc gia đang

phát triển từ năm

1982 đến 2008.

Kết quả cho thấy tất cả các biến như GDP,

tổng dự trữ (bao gồm cả vàng, quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại IMF), tiêu thụ điện, tỷ lệ lương, độ mở thương mại lên dòng vốn FDI. (ngoại trừ biến độ mở) có

tác động mạnh mẽ đến dòng vốn đi vào

của FDI

Nghiên cứu theo dữ liệu chéo:nghiên cứu hành vi thỏa mãn của doanh nghiệp

Agniezka Chidlow và

Stephen Young (2008)

Dựa vào dữ liệu sơ cấp, sử dụng phân tích nhân tố khẳng định CFA và hồi

quy

Xác dịnh các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp FDI vào Ba

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 27 - 34)