Chi phí đầu vào cạnh tranh

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 36)

3. Kết cấu của đề tài:

2.2.8 chi phí đầu vào cạnh tranh

Chi phí đầu vào cạnh tranh là yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của một DN. DN có thể tăng tính cạnh tranh hoặc tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn khi có chi phí đầu vào thấp. Một chí phí cạnh tranh bên cạnh mức giá hợp lý còn phải luôn đi kèm với chất lượng của sản phẩm dịch vụ đảm bảo. Vì vậy, chi phí đầu vào cạnh tranh sẽ có tác động cùng chiều đến sự thõa mãn của các nhà đầu

tư. Và tác giả đã đưa ra giả thuyết H8: Chi phí đầu vào cạnh tranh có tác động cùng chiều đến sự thõa mãn của các nhà đầu tư.

2.2.9. Sự thõa mãn của nhà đầu tư:

Nhà đầu tư sẽ thoả mãn khi hoạt động đầu tư SXKD của họ được thuận lợi và tiến triển theo mong muốn. Hiệu quả trong hoạt động đầu tư cũng thể hiện được mức độ thoả mãn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư thoả mãn với địa phương thường có xu hướng tiếp tục đầu tư SXKD lâu dài ở địa phương cũng như giới thiệu địa phương cho các nhà đầu tư khác.

Trong các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đình Thọ (2009) nghiên cứu về thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, hay như nghiên cứu của tác giả PGS.TS Đinh Phi Hổ (2013) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. tác giả Nguyễn Đình Thọ (2009) và Đinh Phi Hổ (2013) đều thống nhất cho rằng khi nhà đầu tư được thỏa mãn các điều kiện về đầu tư như cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, chất lượng dịch vụ công,… sẽ thu hút được sự đồng tư của họ.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu của tác giả được trình bày trong hình 2.1. Hình 2.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu của tác giả

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT

Trong chương hai đã trình bày tổng quan lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước, qua đó cho thấy các yếu tố tác động đến sự thu hút các nhà đầu tư FDI gồm: (1) Cơ sở hạ tầng CSHT; (2) Chính sách đầu tư CSDT; (3) Môi trường sống MTS; (4) Lợi thế đầu tư LTDT; (5) Chất lượng dịch vụ công DVC; (6) Thương hiệu địa phương THDP; (7) Nguồn nhân lực NNL; (8) Chi phí cạnh tranh CPCT. Trên cơ sở 08 giả thuyết này và thực trạng tại địa phương, chương này sẽ thiết kế phương pháp nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình thiết kế nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được thực hiện qua các bước sau:

3.1.1. Xây dựng các thang đo nghiên cứu:

Thang đo 1: ơ sở hạ tầng tại KCN (CSHT)

Trên cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu, những vấn đề cần được nghiên cứu về giả thuyết này nhằm xem xét mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thang đo cơ sở hạ tầng được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), và tác giả Đinh Phi Hổ và cộng sự (2013). Cụ thế:

(CSHT1) Hệ thống giao thông thuận tiện trong KCN và trên địa bàn tỉnh; (CSHT2) Lĩnh vực cấp điện như hệ thống mạng lưới điện kết nối tại KCN, mức giá điện tiêu thụ, lượng điện cung cấp có thể ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của doanh nghiệp;

(CSHT3) Hệ thống cấp nước, thoát nước đầy đủ và hệ thống xử lý chất thải, nước thải công nghiệp trong KCN đạt yêu cầu;

(CSHT4) Thông tin liên lạc như dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ

(CSHT5) Mặt bằng đáp ứng yêu cầu;

(CSHT6) Hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu.

Phương pháp nghiên cứu phân tích yếu tố chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng tại KCN:

Một là, xem xét mức độ thỏa mãn khi doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại KCN trên địa bàn tỉnh bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh sự khác biệt của yếu tố này giữa các KCN tỉnh Đồng Nai.

Hai là, xem xét mức độ thỏa mãn của yếu tố cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến đến việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Thang đo 2: Chế độ chính sách đầu tư áp dụng cho doanh nghiệp tại KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (CSDT)

Trên cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu, những vấn đề cần được nghiên

cứu về giả thuyết này nhằm xem xét mức độ thỏa mãn về chế độ chính sách áp dụng cho doanh nghiệp tại KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thang đo chế độ chính sách đầu tư được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), tác giả Đinh Phi Hổ và cộng sự (2013). Cụ thế:

(CSDT1) Chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn;

(CSDT2) Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi); (CSDT3) Văn bản về luật pháp được triển khai nhanh đến công ty;

(CSDT4) Lãnh đạo địa phương năng động trong hỗ trợ doanh nghiệp;

(CSDT5) Doanh nghiệp sẽ vẫn đầu tư nếu địa phương không có những chính sách hấp dẫn.

Phương pháp nghiên cứu phân tích yếu tố chế độ chính sách đầu tư áp dụng cho doanh nghiệp tại KCN tỉnh Đồng Nai:

Một là, xem xét mức độ thỏa mãn khi doanh nghiệp tiếp cận chế độ chính sách đầu tư tại KCN trên địa bàn tỉnh bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh sự khác biệt của yếu tố này giữa các KCN tỉnh Đồng Nai.

Hai là, xem xét mức độ thỏa mãn của yếu tố chế độ chính sách đầu tư có ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Thang đo 3: Môi trường sống và làm việc tại KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (MTS)

Thang đo môi trường sống và làm việc được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2013). Cụ thể:

(MTS1) Các bất đồng giữa công nhân và doanh nghiệp được giải quyết thỏa đáng;

(MTS2) Hệ thống trường học đáp ứng được nhu cầu; (MTS3) Hệ thống y tế đáp ứng được nhu cầu;

(MTS4) Môi trường không bị ô nhiễm; (MTS5) Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn; (MTS6) Người dân thân thiện;

(MTS7) Chi phí sinh hoạt hợp lý.

Phương pháp nghiên cứu phân tích yếu tố môi trường sống và làm việc tại KCN tỉnh Đồng Nai:

Một là, xem xét mức độ thỏa mãn môi trường sống cho doanh nghiệp làm việc tại KCN tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh sự khác biệt của yếu tố này giữa các KCN tỉnh Đồng Nai.

Hai là, xem xét mức độ thỏa mãn của yếu tố môi trường sống và làmviệc tác động đến có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Thang đo 4: Lợi thế ngành nghề đầu tư của doanh nghiệp tại KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (LTDT)

Thang đo lợi thế ngành đầu tư được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2013). Cụ thể

(LTDT1) Thuận tiện về nguyên liệu chính cho sản xuất; (LTDT2) Thuận tiện thị trường tiêu thụ chính;

(LTDT3) Gần các doanh nghiệp bạn hàng (phân phối hay cung ứng chính); (LTDT4) Cạnh tranh thị trường với các đối thủ cạnh tranh chính.

Phương pháp nghiên cứu phân tích yếu tố lợi thế ngành nghề đầu tư của doanh nghiệp tại KCN tỉnh Đồng Nai:

Một là, xem xét mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp về lợi thế ngành nghề tại KCN tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh sự khác biệt của yếu tố này giữa các KCN tỉnh Đồng Nai.

Hai là, xem xét mức độ thỏa mãn của yếu tố lợi thế ngành nghề đầu tư có ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghệp đầu tư vàoKCN trên địa bàn tỉnh.

Thang đo 5: Chất lượng dịch vụ công tại KCN trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai (CLDV)

Thang đo chất lượng dịch vụ được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Đinh Phi Hổ và cộng sự

(2013). Cụ thể:

(CLDV1) Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng;

(CLDV2) Chính quyền địa phương hỗ trợ chu đáo khi doanh nghiệp cần; (CLDV3) Thủ tục hải quan nhanh gọn;

(CLDV4) Các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại có hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu phân tích yếu tố lợi thế ngành nghề đầu tư của doanh nghiệp tại KCN tỉnh Đồng Nai:

Một là, xem xét mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ công tại KCN tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh sự khác biệt của yếu tố này giữa các KCN tỉnh Đồng Nai.

Hai là, xem xét mức độ thỏa mãn của yếu tố chất lượng dịch vụ công có ảnh hưởng đến đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Thang đo 6: Thương hiệu địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (THDP)

Thang đo thương hiệu địa phương được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2013). Cụ thể:

(THDP1) Tôi đầu tư ở đây chỉ đơn giản là vì muốn đầu tư vào Đồng Nai;

(THDP2) Tôi nghĩ nhiều người đầu tư thành công tại Đồng Nai và tôi muốn

như họ;

(THDP4) Tôi nghĩĐồng Nai đang là điểm đến của các nhà đầu tư.

Phương pháp nghiên cứu phân tích yếu tố thương hiệu địa phương của doanh

nghiệp tại KCN tỉnh Đồng Nai:

Một là, xem xét mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp về thương hiệu địa phương tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh sự khác biệt của yếu tố này giữa các KCN tỉnh Đồng Nai.

Hai là, xem xét mức độ thỏa mãn của yếu tố thương hiệu địa phương có ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Thang đo 7: Nguồn nhân lực tại KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (NNL)

Thang đo nguồn nhân lực được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2013). Cụ thể:

(NNL1) Trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; (NNL2) Nguồn lao động phổ thông dồi dào (lao động không có kỹ năng);

(NNL3) Lao động có kỷ luật cao;

(NNL4) Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt; (NNL5) Công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ;

(NNL6) Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương.

Phương pháp nghiên cứu phân tích yếu tố nguồn nhân lực tại KCN tỉnh Đồng Nai:

Một là, xem xét mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp về nguồn nhân lực tại KCN tỉnh Đồng Nai bằng hyiphương pháp thống kê mô tả và so sánh sự khác biệt của yếu tố này giữa các KCN tỉnh Đồng Nai.

Hai là, xem xét mức độ thỏa mãn của yếu tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Thang đo 8: Chi phí đầu vào cạnh tranh tại KCN trên địa bàn tỉnhĐồng

Nai (CPCT)

Thang đo chi phí đầu vào cạnh tranh được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2013). Cụ thể:

(CPCT2) Chi phí lao động rẻ;

(CPCT3) Giá điện, giá nước, cước vận tải hợp lý;

(CPCT4) Giá dịch vụ thông tin liên lạc cạnh tranh.

Phương pháp nghiên cứu phân tích yếu tố chi phí đầu vào cạnh tranh tại KCN tỉnh Đồng Nai:

Một là, xem xét mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp về yếu tố chi phí đầu vào cạnh tranh tại KCN tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh sự khác biệt của yếu tố này giữa các KCN tỉnh Đồng Nai.

Hai là, xem xét mức độ thỏa mãn của yếu tố chi phí đầu vào cạnh tranh có ảnh hưởng đến đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Thang đo 9: Thỏa mãn doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư vàoKCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (SAT)

Thang đo thỏa mãn của nhà đầu tư được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2013). Cụ thể:

SAT1: Tôi nghĩ doanh thu của Công ty có/sẽ tăng trưởng theo mong muốn.

SAT2: Tôi nghĩ lợi nhuận của công ty đã/ sẽ đạt như ý muốn

SAT3: Tôi nghĩ Công ty chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh dài hạn ở Đồng Nai

SAT4: Tôi sẽ giới thiệu Đồng Nai cho các nhà đầu tư khác

SAT5: Nhìn chung tôi nghĩ công ty chúng tôi rất hài lòng về việc đầu tư tại Đồng Nai

Sử dụng những phương pháp nghiên cứu phân tích yếu tố thỏa mãn của nhà đầu tư thông qua:

Một là, xem xét mức độ thỏa mãn chung của doanh nghiệp về thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh sự khác biệt của yếu tố này giữa các KCN tỉnh Đồng Nai.

Hai là, xem xét 08 yếu tố (CSHT, CSDT, MTS, LTDT, CLDV, THDP, NNL, CPCT) tác động đến mức độ thỏa mãn trong việc thu hút đầu tư vào KCN (SAT) của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.1: Các giảthuyết nghiên cứu trong mô hình đề xuất

Giả thuyết Tương quan

HR1R Cơ sở hạ tầng (CSHT) tác động đến mức độ thỏa mãn của sự thu hút nhà đầu tư (SAT)

HR2R Chính sách đầu tư (CSDT) tác động đến mức độ thỏa mãn của sự thu hút nhà đầu tư (SAT)

HR3R Môi trường sống (MTS) có mối quan hệ với mức độ thỏa mãn của sự thu hút nhà đầu tư (SAT)

HR4R Lợi thế đầu tư (LTDT) có tác động đến mức độ thỏa mãn của sự thu hút nhà đầu tư (SAT)

HR5R Chất lượng dịch vụ công (CLDV) có tác động với mức độ thỏa mãn của đến sự thu hútnhà đầu tư (SAT)

HR6R Thương hiệu địa phương (THDP) có tác động với mức độ thỏa mãn của đến sự thu hút nhà đầu tư (SAT)

HR7R Nguồn nhân lực (NNL) có tác động với mức độ thỏa mãn củađến sự thu hút nhà đầu tư (SAT)

HR8R Chi phí cạnh tranh (CPCT) có tác động với mức độ thỏa mãn củađến sự thu hút nhà đầu tư (SAT)

Đồng biến Đồng biến Đồng biến Đồng biến Đồng biến Đồng biến Đồng biến

3.1.2. Nghiên cứu định tính và khảo sát sơ bộ:

3.1.2.1. Nghiên cứu tài liệu và dữ liệu thứ cấp

Nghiên cứu các tài liệu về lý thuyết và thực tiễn về hành vi đầu tư, môi trường đầu tư, các lý thuyết liên quan đến hiệu quả đầu tư, thu hút đầu tư, năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ công. Nghiên cứu các tài liệu về các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội tại Đồng Nai như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lao động, hệ thống đào tạo nghề, văn hóa - xã hội. Nghiên cứu các tài liệu về thể chế, chính sách liên quan đến định hướng thu hút đầu tư vào các KCN nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung như: quyhoạch công nghiệp và các KCN, quy hoạch giao thông, điện, cấp thoát nước; các chính sách khuyến khích đầu tư. Đánh giá thực trạng đầu tư tại các KCN tỉnh Đồng Nai: điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và những tồn tại.

Nghiên cứu khám phá qua dữ liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về hiện trạng đầu tư, các chính sách thu hút đầu tư của Đồng Nai, các tỉnh lân cận, của chính phủ

Việt Nam và các nước trong khu vực. Các dữ liệu này được dùng để khám phá hiện trạng đầu tư tại các KCN tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận cũng như quan điểm thu hút đầu tư của địa phương. Trên cơ sở dữ liệu này cùng với lý luận về tiếp thị địa phương, môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh địa phương,.. đề tài sẽ thiết kế và thực hiện nghiên cứu chuyên gia để xác định những yếu tố tác động đến thu hút các doanh nghiệp đầu tư FDI vào các KCN tỉnh Đồng Nai.

3.1.2.2. Nghiên cứu định tính: a) Thảo luận nhóm: a) Thảo luận nhóm:

Nghiên cứu chuyên gia nhằm tìm hiểu về thái độ, hành vi của nhà đầu tư. Ở

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố tác ĐỘNG đến THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)