Đối với UBND huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 112 - 126)

7. Kết cấu luận văn

3.3.3.Đối với UBND huyện Bố Trạch

- Khẩn trương thành lập bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng để tham mưu cho huyện trong việc lãnh đạo, chỉ đạo về hoạt động du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch huyện Bố Trạch một cách bền vững, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính đột phá.

- Cần tăng cường việc đầu tư nghiên cứu khoa học, liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, các chuyên gia xây dựng chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

- Tăng cường cải cách hành chính, xây dựng các chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch; Cần quan tâm xây dựng các khu vui chơi giải trí, các siêu thị, các dịch vụ bỗ trợ khác...

- Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương; Nhất là trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, trong việc chấp hành trật tự an toàn xã hội và các chính sách về phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch; nhằm tránh sự xung đột; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Phối hợp với các cấp, các ngành chức năng thực hiện tốt các quy định của pháp luật về du lịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, thực trạng hoạt động du lịch ở huyện Bố Trạch trong thời gian qua, cũng như quan điểm, định hướng phát triển du lịch huyện Bố Trạch đến năm 2020, tác giả đã đưa ra các giải pháp chính đó là: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và các dịch vụ liên quan phát triển du lịch; Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch; Giải pháp xúc tiến và quảng bá thương hiệu du lịch trong và ngoài nước; Giải pháp liên kết và hợp tác phát triển du lịch; Giải pháo nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.

KẾT LUẬN

Trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt là từ năm 1950 trở lại đây, du lịch toàn cầu đã phát triển nhanh chóng với tốc độ cao và đã trở thành một ngành công nghiệp lớn nhất với tiềm năng kinh tế to lớn. Nhiều nước đã biết tận dụng tiềm năng du lịch của đất nước mình và lợi thế của ngành du lịch để tăng nhanh nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo và nâng cao tổng thu nhập xã hội. Chính vì vậy, du lịch đã trở thành xu hướng phát triển của tất cả các nước trên thế giới nhằm đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Du lịch huyện Bố Trạch đang trong điều kiện phát triển, điều đó thể hiện một cách toàn diện qua nhiều chỉ tiêu như: số lượng khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật... Tốc độ tăng trưởng của hoạt động du lịch trên địa bàn huyện những năm gần đây có những chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Tuy việc phát triển du lịch có nhiều thành tựu đáng kể nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Nguyên nhân chính của những hạn chế chủ yếu là do: công tác quy hoạch phát triển du lịch và thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế bất cập, chưa có chiến lược phát triển du lịch vụ thể, công tác quản lý của nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, đầu tư cho phát triển du lịch chưa đúng mức, chưa có chính sách tốt để thu hút đầu tư vào du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí còn hạn chế, hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch còn tồn tại nhiều mặt yếu kém...

Chính vì vậy, muốn du lịch của huyện Bố Trạch thực sự phát huy hết nguồn lực vốn có của mình của mình thì cần phải có sự kết hợp của các cấp,

các ngành, cùng với sự nổ lực của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư địa phương trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch cũng như đưa du lịch huyện Bố Trạch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển một cách bền vững.

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và hoạt động thực tiễn về phát triển du lịch huyện Bố Trạch giai đoạn 2010-2015, luận văn đã góp phần giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau:

Nghiên cứu, xem xét cơ sở lý luận về phát triển du lịch, trên cơ sở một số khái niệm cơ bản về du lịch, những kinh nghiệm phát triển du lịch của các thành phố từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm để phát triển du lịch ở huyện Bố Trạch.

Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên; kinh tế - xã hội; tiềm năng; thực trạng phát triển du lịch huyện Bố trạch giai đoạn 2010-2015, từ đó đã đánh giá được những thành tựu đã đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân để từ đó tìm ra phương hướng giải quyết.

Trên cơ sở những phân tích trên và định hướng phát triển du lịch huyện Bố Trạch trong thời gian tới thì luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2015-2020: Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Tăng cường liên kết và hợp tác phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Tăng số lượng khách du lịch, tăng doanh thu, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vữngở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ trong ngành du lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch trong và ngoài nước ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Tăng cường công tác quán lý nhà nước về du lịch.

Trong tương lai, cùng với những nổ lực hiện tại thì du lịch huyện Bố Trạch sẽ phát huy được những điều kiện thuận lợi vốn có cùng với ngành du

lịch của cả nước nhanh chóng hội nhập vào thị trường du lịch sôi động trong khu vực và trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Thông tư 01/TT hướng dẫn việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng chính phủ về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội.

2. Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch (2010), Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2010, Bố Trạch.

3. Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch (2011), Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2011, Bố Trạch.

4. Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch (2012), Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2012, Bố Trạch.

5. Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch (2013), Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2013, Bố Trạch.

6. Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch (2014), Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2014, Bố Trạch.

7. Đảng bộ huyện Bố Trạch (2005-2010), Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Bố Trạch lần thứ XX, Bố Trạch.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9 Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb trẻ, Hà Nội.

10. Đinh Hài (2004), " Phát huy tiềm năng du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam. 11. Hà Văn Siêu (2011), " Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt

Nam giai đoạn 2011-2015", Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Báo điện tử itdr.org.vn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Lê Giang Đông (2004), " Xây dựng môi trường văn hóa du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam.

13. Nguyễn Anh Tuấn (2008), " Xây dựng và quảng bá du lịch Việt Nam",

Tạp chí Du lịch Việt Nam.

14. Nguyễn Anh Tuấn (2010), " Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam", Tạp chí du lịch Việt Nam.

15. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb trẻ, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Đính (2003), " Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí du lịch Việt Nam.

17. Nguyễn Mạnh Cầm (2002), " Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí du lịch Việt Nam.

18. Nguyễn Thanh Lương (2008), " Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình",

Luận văn Thạc sỹ đại học kinh tế Huế, Huế.

19. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

21. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Bình (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quảng Bình.

24. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình (2011), Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011-2015, Quảng Bình.

25. Trần Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa, Giáo trình marketing du lịch, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

26. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 491/QĐ ngày 14/6/2010 về việc ban hành tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

27. Trần Mạnh Thường (2005), Việt Nam văn hóa và du lịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

28. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội.

29. Từ điển du lịch (1984), Tiếng Đức, NXb Kinh tế, Berlin.

30. Từ điển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống (1993), Tiếng anh, Nxb Butterworth Heinemann.

31. Trịnh Xuân Dũng (2011), Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Báo điện tử itdr.org.vn.

32. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Quảng Bình (2014), Tổng hợp báo cáo hoạt động xúc tiến du lịch Quảng Bình giai đoạn 2010-2015, Quảng Bình. 33. UBND tỉnh Quảng Bình (2015), Quyết định 1150/QĐ-UBND ngày

4/5/2015, Quảng Bình.

34. UBND huyện Bố Trạch (2010), Quy hoạch phát triển kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020, Bố trạch.

35. UBND huyện Bố Trạch (2015), Định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bố Trạch.

36. UBND huyện Bố Trạch (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010, Bố Trạch. 37. UBND huyện Bố Trạch (2011), Báo cáo tổng kết năm 2011, Bố Trạch. 38. UBND huyện Bố Trạch (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012, Bố Trạch. 39. UBND huyện Bố Trạch (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013, Bố Trạch. 40. UBND huyện Bố Trạch (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014, Bố Trạch.

41. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, hà Nội.

42. Võ Thị Thắng (3/2005)," Phát triển du lịch Việt Nam trong hành trình mới", Tạp chí cộng sản. 43. Website: * www.quangbinh.gov.vn * botrach.quangbinh.gov.vn * skhdt.quangbinh.gov.vn *svhttdl.quangbinh.gov.vn * dukhach.quangbinh.gov * www.phongnhakebang.vn * Dulichhalong.net *Trangandanhthang.vn

44. Website: www.itdr.org.vn, (2012), Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030, Việc NC&PT du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45. Website: www.itdr.org.vn, Hà Văn Siêu (2010), Điểm đột phá trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030, Viện NC&PT du lịch.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản đồ huyện Bố Trạch...110 Phụ lục 2: Phụ lục ảnh - Hình ảnh một số điểm đến du lịch tiêu biểu của

Phụ lục 1

Phụ lục 2

Phụ lục ảnh - Hình ảnh các điểm du lịch ở huyện Bố Trạch

Ảnh 2.1. Động Phong Nha - Kẻ Bàng (Di sản thiên nhiên thế giới)

Phong Nha- Kẻ Bàng đã được tổ chức văn hóa Thế giới UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ngày 5/7/2003. VQG Phong Nha- Kẻ Bàng có tổng diện tích 85.754 ha, còn trong Động Phong Nha có chiều dài 7.729m, có 14 hang động, có dòng sông ngầm dài 13.969m. Tháng 4/1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình.Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất: Hang nước dài nhất (Hang vòm 28km; Cửa hang cao và rộng nhất; Bãi cát và đá rộng đẹp nhất; Hồ ngầm đẹp nhất; Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969m); Hang khô rộng và đẹp nhất.

Ảnh 2.2. Động Thiên Đường (thuộc quần thể VQG Phong Nha - Kẻ Bàng)

Nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển. Động Thiên Đường được ví như:" Vườn địa đàng ở chốn trần gian" đã được Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh khảo sát, thám hiểm với chiều dài lên tới 31,4km; chiều cao từ 40-100m chiều rộng giao động từ30-150m.

Ảnh 2.3. Sơn Đòong (Nằm trong vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng)

Hang Sơn Đòong là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam tọa lạc gần biên giới với Lào. Hang Sơn Đòong có chiều dài 7,3km, cao 150m, rộng 200m, được đánh giá là hang động lớn nhất Thế giới, với hệ thống thạch nhũ tráng lệ, bộ sưu tập ngọc trai đẹp mắt cùng với khu rừng nhiệt đới nguyên sinh có một không hai trong lòng hang. Bức ảnh lộng lẫy do nhiếp ảnh gia Carsten Peter chụp vào tháng 5 năm 2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng khoảng 91,44m, vòm hang cao gần 243,84m- có thể chứa một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mỹ).

Ảnh 2.4. Động Tiên Sơn (Hay còn gọi là động khô)

Động Tiên Sơn nằm trong khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố

Trạch. Theo Thái Văn Kiểm trong cuốn Đất trời Việt Nam, động Tiên Sơn được tìm thấy tháng 4-1935 do một người dân địa phương phát hiện. Thời kỳ đầu mới được tìm thấy, động Tiên Sơn được người dân gọi là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí của nó. Sau này khi tìm ra động Phong Nha là động nước nên người ta gọi động Tiên Sơn là động Khô.

Ảnh 2.5. Hang tám cô

Hang Tám Cô thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cách thành phố Đồng Hới 55km về hướng Tây Bắc, hang đá nhỏ bé này ghi dấu sự hy sinh to lớn của lực lượng TNXP trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Di tích được

Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng nằm trong quần thể di tích cấp quốc gia tại quyết định số 236/VH/QĐ/ ngày 12/12/1986.

Ảnh 2.6. Suối nước Mọoc

Nước Mọoc có nghĩa là dòng suối không rõ nguồn gốc, bỗng dưng phun trào từ lòng núi. dòng suối kỳ lạ này sau hàng trăm km luồn lách trong lòng núi khi lộ thiên thì trở nên mát lạnh, nhiệt độ thường xuyên giao động từ 16-18 °C trong mùa hè. Vì vậy đến với nước Mọoc, bạn sẽ thảo sức vùng vẫy trong dòng nước xanh, bơi thuyền kayak.. thưởng thức món gà " ngày đuổi châu chấu, đêm ngũ lèn vôi" và những món ăn dân dã theo cách gọi địa phương trên nhưng : Nhà hàng tổ chim" độc đáo, duy nhất ở Quảng

Ảnh2.7. Biển Đá Nhảy

Bãi Đá Nhảy có nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú như hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hình hổ quỳ, voi phục, đùa giỡn với sóng nước… Đá ở đây luôn luôn biến đổi từ hình dáng đến màu sắc tùy thuộc sự lên xuống của con nước, theo mùa.

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 112 - 126)