Nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ trong ngành du lịch trên địa

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 103 - 104)

7. Kết cấu luận văn

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ trong ngành du lịch trên địa

lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Tiến hành nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo về du lịch nhằm đảm bảo yêu cầu chung về nội dung đào tạo, trình độ đào tạo. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn lực du lịch. Để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cần tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong ngành du lịch để xác định nhu cầu đào tạo. căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức lao động của ngành du lịch để xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo phù hợp. Trước hết, huyện cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các lĩnh vực đặc biệt yếu kém như ngoại ngữ, lễ tân, buồng bàn, kỹ thuật chế biến món ăn, hướng dẫn viên, chụp ảnh, vận chuyển khách. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mở các lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên. Tuyển dụng mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cao đủ về số lượng và hợp lý về cơ cấu. Mặt khác, tăng cường công tác giáo dục cộng đồng về du lịch, từng bước nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là cộng đồng địa phương nơi có khu, điểm du lịch về khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch... để người dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển du lịch.

Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thuyết minh viên, hướng dẫn viên và nghiệp vụ du lịch khác cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch; các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cũng như các kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân ở tại các khu, điểm du lịch. Cụ thể:

* Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong huyện về vai trò, nhiệm vụ và sự cần thiết phải phát triển du lịch cũng như những tác động và đóng góp tích cực của ngành du lịch đối với kinh tế - xã hội của huyện. Tạo sự chuyển biến trong nhận thức về trách nhiệm của mỗi đơn vị và cá nhân trong phát triển du lịch.

- Hàng năm tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm quản lý du lịch của các tỉnh bạn có du lịch phát triển hoặc kinh nghiệm của nước ngoài có lợi thế du lịch như tỉnh Quảng Bình để tiếp thu kinh nghiệm tốt của các địa phương về phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ý thức cộng đồng cho nhân dân, đặc biệt là dân cư trực tiếp tham gia đến các hoạt động du lịch trong các khu du lịch trong điểm của huyện về văn minh giao tiếp, văn minh du lịch, có thái độ ân cân niềm nở, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách, gìn giữ môi trường du lịch.

- Nên có những chương trình phát động du lịch trên nhiều phương tiện truyền thông của huyện và tỉnh. Như báo, đài phát thanh...đặc biệt tại những nơi có tiềm năng phục vụ khách quốc tế để những chính sách về du lịch đi sâu vào người dân, sao cho mỗi người dân đều có tinh thần chuẩn bị phục vụ khách. Cần giúp người dân hiểu rằng, phát triển du lịch là làm lợi cho nhiều ngành dịch vụ có liên quan, cho khu du lịch và cho từng người dân trong khu vực.

Một phần của tài liệu Du lịch ở huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w