8. DỰ KIẾN KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1. TỔNG QUAN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KIÊN GIANG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang gồm có 03 cơ sở: Trụ sở chính hiện đang đặt tại số 217 Chu Văn An, Phƣờng An Hòa, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang. Cơ sở 02 đƣợc đặt tại số 282 Quốc lộ 61 Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang và cơ sở 03 đặt tại số 11 Tô Hiến Thành, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang điện thoại: 0773.811495, fax: 0773.926034, trang tin điện tử: http://www.kgcc.edu.vn
Tên Tiếng Anh: KIENGIANG COMMUNITY COLLEGE
Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang đƣợc thành lập theo Quyết định số: 1368/QĐ-BGD&ĐT-TCCB, ngày 01-4-2002 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Kiên Giang.
Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang là cơ sở giáo dục công lập, đa cấp, đa ngành, đa hệ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do địa phƣơng đầu tƣ xây dựng, chịu trách nhiệm đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhằm phục vụ nhu cầu về nhân lực của địa phƣơng.
Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang là đơn vị công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, trực thuộc UBND tỉnh Kiên Giang, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục; tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo; tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp và cấp phát văn bằng; thanh tra, kiểm định chất lƣợng giáo dục đào tạo.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang luôn khẳng định là một trong những trƣờng nằm trong hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có uy tín tại địa phƣơng và đồng bằng sông Cửu Long. Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Nhà trƣờng đã không ngừng phấn đấu mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế. Năm học 2009-2010, Trƣờng CDCĐ Kiên Giang là một trong những cơ sở giáo dục bậc cao đẳng đầu tiên của cả nƣớc thực hiện chƣơng trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
24
Trong những năm qua, Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang luôn mở rộng quan hệ hợp tác với các trƣờng, viện, các tổ chức trong và ngoài nƣớc nhằm đẩy mạnh chất lƣợng đào tạo và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ:
Liên kết với 26 trƣờng Đại học, Cao đẳng trong nƣớc.
Tổ chức Princeton In Asia ( thuộc Trƣờng Đại học Princeton, Hoa kỳ). Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Mohawk Valley (New York, Hoa kỳ). Học viện mạng Cisco (Hoa kỳ).
Học viện NIIT (Ấn Độ).
Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Phichit (Thái Lan).
Viện Đại học vùng Amiens (Pháp),… Từ năm 2008, Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang vinh dự là thành viên của Hiệp Hội Cao đẳng Cộng đồng Hoa kỳ tại Việt Nam…
Đƣợc sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự hỗ trợ phối hợp toàn diện của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị liên kết đào tạo, Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang ngày càng phát triển và là một trƣờng có thƣơng hiệu trong giáo dục – đào tạo, đáp ứng phần nào nguồn nhân lực cho địa phƣơng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc
Với những nỗ lực của Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang trong thời gian qua, Nhà trƣờng vinh dự đƣợc đón nhận Huân chƣơng lao động hạng nhì năm 2012. Bên cạnh đó, trƣờng còn đƣợc tặng nhiều bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang
Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang là đơn vị sự nghiệp có chức năng cụ thể sau:
Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với cơ cấu ngành, nghề phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng.
Tạo điều kiện cho ngƣời lao động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu xã hội.
25
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức phục vụ cộng đồng; có khả năng tìm đƣợc hoặc tạo đƣợc việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của địa phƣơng.
- Xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ giảng dạy, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ đảm bảo đạt yêu cầu về số lƣợng và tiêu chuẩn, chất lƣợng phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo và phát triển của Nhà trƣờng.
Nhiệm vụ của Nhà trƣờng là đào tạo chính quy ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn, liên kết với các trƣờng đại học đào tạo trình độ thạc sỹ, đại học hệ vừa làm vừa học và liên thông lên đại học, nhằm tạo điều kiện cho ngƣời lao động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.
2.1.3. Các Ngành nghề đào tạo tại Trƣờng
Hiện nay, Trƣờng đã đƣợc phép mở 10 chuyên ngành đào tạo cao đẳng và 11 chuyên ngành bậc trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra, Tổng cục dạy nghề cho phép mở 01 ngành Cao đẳng nghề và Sở LĐTB&XH cho phép mở 04 ngành Trung cấp nghề, 04 ngành Sơ cấp, cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.1: Ngành nghề đào tạo TT Ngành Ngành nghề đào tạo 1 C480202 CĐ. Tin học ứng dụng 2 C540102 CĐ. Công nghệ thực phẩm 3 C340301 CĐ. Kế toán 4 C340201 CĐ. Tài chính ngân hàng 5 C510301 CĐ. Kỹ thuật điện, điện tử 6 C620105 CĐ. Chăn nuôi Thú y 7 C620301 CĐ. Nuôi trồng thủy sản 8 C220201 CĐ. Tiếng anh
9 C480102 CĐ. Truyền thông & Mạng máy tính 10 C340101 CĐ. Quản trị kinh doanh
11 42340303 TC. Kế toán doanh nghiệp
12 42340301 TC. Kế toán hành chính sự nghiệp 13 42480207 TC. Tin học ứng dụng
26
14 42620301 TC. Nuôi trồng thủy sản 15 42620106 TC. Chăn nuôi thú y
16 42540105 TC. Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thủy sản
17 42380101 TC. Pháp luật
18 42810103 TC. Hƣớng dẫn du lịch
19 42510308 TC. Điện công nghiệp & Dân dụng 20 42510418 TC. Công nghệ kỹ thuật môi trƣờng 21 42340201 TC. Tài chính ngân hàng
22 50340301 CĐ. Nghề Kế toán doanh nghiệp 23 40480206 TC. Nghề Quản trị mạng máy tính 24 40480204 TC. Nghề Lập trình máy tính
25 40540105 TC. Nghề Chế biến và Bảo quản thủy sản 26 40620701 TC. Nghề Nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt 27 Sơ cấp Nghề Sửa chữa điện thoại di động 28 Sơ cấp Nghề Kế toán doanh nghiệp 29 Sơ cấp Nghề Điện lạnh dân dụng 30 Sơ cấp Nghề Sửa chữa máy tính
(Nguồn dữ liệu thống kê từ phòng Đào tạo tháng 3/2015)
Bên cạnh đó, Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang còn liên kết với các Trƣờng đào tạo trình độ trung cấp, đại học và thạc sỹ cụ thể nhƣ: liên kết với Trƣờng Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Trƣờng Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Trà Vinh…Đặc biệt, liên kết với Trƣờng Đại học Tài chính Marketing đào tạo chuyên ngành Thạc sỹ ngành Tài Chính Ngân hàng và Quản trị kinh doanh.
Hàng năm, Nhà trƣờng tiến hành rà soát, điều chỉnh, cập nhật chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phƣơng. Trƣờng đã gởi chƣơng trình đào tạo đến các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng lao động do trƣờng đào tạo nhận xét và đóng góp nhằm rút ngắn khoảng cách trong đào tạo giữa Nhà trƣờng và xã hội, trên cơ sở đảm bảo khung chƣơng trình của Bộ GD&ĐT quy định.
27
2014-2015 toàn trƣờng có trên 10.300 học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng, trong đó có trên 3.166 học sinh, sinh viên hệ cao đẳng và trung cấp thuộc trƣờng đào tạo (chiếm 30,73%), còn lại thuộc các trƣờng liên kết. Ngoài ra, còn có các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn khoảng trên 10.000 học viên tham gia học. Đặc biệt trong năm học 2013- 2014 Trƣờng đã Liên kết đào tạo Cao học với Trƣờng Đại học Tài chính Marketing Thành phố Hồ Chí Minh gồm 02 chuyên ngành đào tạo là Tài chính ngân hàng và ngành Quản trị kinh doanh với số lƣợng 145 học viên theo học.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Trƣờng
Cơ cấu tổ chức của trƣờng bao gồm: Ban Giám hiệu, 5 phòng (Tổ chức – Hành chính, Đào tạo, Tài vụ, Công tác Chính trị - Học sinh sinh viên, Thiết bị - Quản trị), 4 Khoa (Khoa học cơ bản, Kinh tế - Xã hội, Ngoại ngữ, Kỹ thuật – Công nghệ), 2 Tổ (Kiểm định chất lƣợng giáo dục và nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin), thƣ viện, Ban quản lý ký túc xá; Đảng bộ có 7 chi bộ trực thuộc và các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên (sơ đồ cơ cấu tổ chức).
28
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trƣờng
(Nguồn từ phòng TC-HC Trường CĐCĐ Kiên Giang)
PHÒNG CÁC HỘI ĐỒNG TỔ KHOA TỔ CNTT TỔ KIỂM ĐỊNH KHOA HỌC CƠ BẢN KINH TẾ XÃ HỘI KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NGOẠI NGỮ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐÀO TẠO THIẾT BỊ QUẢN TRỊ CÔNG TÁC CT - HSSV TÀI VỤ ĐẢNG ỦY
BAN GIÁM HIỆU ĐOÀN THỂ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐÀO TẠO HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƢỞNG ĐOÀN THANH NIÊN HỘI SINH VIÊN CÔNG ĐOÀN
29
- Về đội ngũ giảng viên, công tác qui hoạch và đào tạo cán bộ: Hiện Trƣờng có tổng số 141 cán bộ-giáo viên. Trong đó: 04 Tiến sĩ, 06 nghiên cứu sinh, 46 thạc sĩ, 17 đang học cao học, 42 đại học, 05 đang học đại học, 21 trình độ khác. Trong đó, có 86 CB-VC trực tiếp giảng dạy, 40 cán bộ quản lý-hành chính (trong đó có 29 kiêm nhiệm giảng dạy), 17 nhân viên phục vụ. Tập thể giáo viên nhà trƣờng là những thầy cô giáo có năng lực chuyên môn, có tâm huyết, có kinh nghiệm trong công tác quản lý và giảng dạy. Tập thể sƣ phạm nhà trƣờng đoàn kết, không ngừng phấn đấu vƣơn lên, đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng.
Bên cạnh đó, Trƣờng đã xây dựng qui hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt giai đoạn 2010-2015 nhằm từng bƣớc nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo; Xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo giai đoạn 2015-2020. Trong năm, đã cử 02 CBGV học cao cấp chính trị, 01 giáo viên đi học Tiến sĩ tại Anh, 01 giáo viên học Thạc sĩ tại Ấn độ, 09 CBGV học cao học, 01 giáo viên tập huấn ngắn hạn tại Hoa Kỳ, 02 giáo viên học tập kinh nghiệm tại Thái Lan, 15 GV tham gia tập huấn đổi mới phƣơng pháp pháp giảng dạy tại Đại học Cần Thơ và cử giáo viên tập huấn chƣơng trình đào tạo của học viện mạng Cisco, 02 CBGV tham gia lớp bồi dƣỡng ngạch chuyên viên, 03 CBGV tham gia tập huấn giáo dục quốc phòng tại Trƣờng Quân sự địa phƣơng, Tổ chức 04 lớp học Anh văn cơ bản và nâng cao do ngƣời nƣớc ngoài trực tiếp giảng dạy nhằm bồi dƣỡng, nâng cao trình độ Anh văn cho CBGV của Trƣờng nhất là kỹ năng nghe nói và 19 lƣợt bồi dƣỡng chuyên môn ngắn hạn.
2.1.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy
- Về cơ sở: Trƣờng hiện có 2 cơ sở và 2 khu ký túc xá với tổng diện tích 427.155 m2, trong đó diện tích xây dựng là 4.460,3 m2
(3.644,84 m2 xây dựng kiên cố, 165,96 m2 xây dựng nhà cấp 4 và 649,5 m2 xây dựng tạm). Tổng kinh phí đƣợc đầu tƣ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015 là 2.334 triệu đồng.
- Về phòng học: có 08 hội trƣờng, 50 phòng học (trong đó có 05 phòng máy vi tính, 02 phòng học ngoại ngữ), 06 phòng thí nghiệm, 01 xƣởng thực hành.
- Về phòng làm việc: có 16 phòng làm việc, 01 nhà kho và nhà để xe ôtô (gồm 1 xe 5 chỗ, 01 xe 15 chỗ), 01 nhà ăn, 02 Căn tin. Nhà ở cho giảng viên mời giảng gồm 13 phòng nghỉ, đảm bảo tiện nghi sinh hoạt khá tốt cho 32 giảng viên.
30
- Thƣ viện: có 01 thƣ viện với diện tích 393,6 m2, chứa trên 300 ngƣời học, với hơn 12.000 đầu sách các loại (sách các chuyên ngành, sách tham khảo, tạp chí, báo,…) phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của cán bộ-giáo viên và học sinh-sinh viên.
- Ký túc xá: 02 khu có 81 phòng, chứa khoảng 650 sinh viên - Về trang thiết bị phục vụ giảng dạy.
Bảng 2.2: Thiết bị giảng dạy của Nhà trƣờng
STT Tên thiết bị ĐVT Số lƣợng năm 2011-2012 01 Máy chiếu (Projecter) Cái 18
02 Máy tính để bàn/xách tay Cái 222 03 Máy photocopy Cái 06
04 Máy in Cái 24
05 Máy Cassette Cái 07
06 Loa xách tay không dây Cái 13 07 Hệ thống âm thanh lắp đặt cố định Bộ 08
- Hiện trƣờng đang hoàn thiện khu thực hành-thí nghiệm tại cơ sở ở huyện Châu Thành, đang sửa chữa và bảo dƣỡng dãy 4 tầng và KTX. Nhà trƣờng từng bƣớc tăng cƣờng các thiết bị, dụng cụ giảng dạy, học tập nhất là các phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại, bảo đảm yêu cầu đào tạo của Trƣờng, phát triển thƣ viện điện tử, cổng thông tin phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của CBGV, HSSV… từng bƣớc hiện đại hóa nhằm bảo đảm nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài.
2.1.6. Kết quả đạt đƣợc
Tình hình sinh viên tốt nghiệp và có việc làm ở các năm: Theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trƣờng. Phòng công tác chính trị - HSSV là đơn vị chủ trì thực hiện các giải pháp để hỗ trợ HSSV tìm việc làm. Thời gian qua, Phòng Công tác chính trị - HSSV đã phối hợp với các đơn vị trong trƣờng thực hiện các chức năng để hỗ trợ HSSV cụ thể là: Phối hợp với các đơn vị thực hiện các chƣơng trình tƣ vấn, hỗ trợ sinh viên trong học tập và đời sống, tƣ vấn việc làm, giới thiệu nguồn nhân lực cho
31
cho các doanh nghiệp , đồng thời phối hợp với Tổ Kiểm định chất lƣợng giáo dục và nghiên cứu khoa học, các cố vấn học tập, các khoa nắm bắt theo dõi tình việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp ra trƣờng.
32
Bảng 2.3. Tình hình HSSV có việc làm sau khi tốt nghiệp
NĂM TỐT NGHIỆP KHOA HỆ ĐÀO TẠO SỐ LƢỢNG HSSV TỐT NGHIỆP (Ngƣời) SỐ LƢỢNG HSSV CÓ VIỆC LÀM (Ngƣời) TỶ LỆ (%) 2009
Kinh tế - Xã hội Cao đẳng 59 59 100 Trung cấp 190 190 100 Kỹ thuật – Công nghệ Cao đẳng 131 131 100 Trung cấp 103 88 85,44 2010
Kinh tế - Xã hội Cao đẳng 78 77 98,72 Trung cấp 139 139 100 Kỹ thuật – Công nghệ Cao đẳng 69 59 85,51 Trung cấp 40 33 82,50 2011
Kinh tế - Xã hội Cao đẳng 72 60 83,33 Trung cấp 104 95 91,35 Kỹ thuật – Công nghệ Cao đẳng 98 79 80,61 Trung cấp 47 38 80,85 Ngoại ngữ Cao đẳng 50 29 58 2012
Kinh tế - Xã hội Cao đẳng 173 135 78,03 Trung cấp 67 48 71,64 Kỹ thuật – Công nghệ Cao đẳng 83 50 60,24 Trung cấp 24 20 83,33 Ngoại ngữ Cao đẳng 73 58 79,45 2013
Kinh tế - Xã hội Cao đẳng 168 124 73,80 Trung cấp 56 42 75 Kỹ thuật – Công nghệ Cao đẳng 85 51 60 Trung cấp 25 20 80 Ngoại ngữ Cao đẳng 71 49 69,01 2014
Kinh tế - Xã hội Cao đẳng 262 118 45,04 Kỹ thuật – Công
nghệ
Cao đẳng 23 7 30,4 Ngoại ngữ Cao đẳng 21 8 38,1
( Nguồn từ: Báo cáo tình hình HSSV có việc làm sau tốt nghiệp của Tổ KĐCLGD&NCKH)
Kết quả cho thấy từ năm 2013 trở lại đây tình hình sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng để tìm đƣợc việc làm là rất thấp chỉ đạt 30,4 đối với ngành kỹ thuật –công nghệ,
33
38,1% ngành ngoại ngữ và 45% đối với ngành kinh tế xã hội. Từ thực trạng đó có nhiều nguyên nhân:
- Tình hình suy thoái kinh tế thị trƣờng ngƣời đông việc làm ít.
- Có nhiều trƣờng đại học, cao đẳng đƣợc mở ra, sinh viên đƣợc đào tạo ra trƣờng nhiều dẫn đến cung nhiều hơn cầu.
- Chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các DN, chuyên môn chƣa