Nhóm giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 85 - 93)

4.2.2.1. Hoàn thiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung làm cơ sở cho xây dựng các chương trình, đề án

Không thể có phát triển trên nền tảng sản xuất nông nghiệp thiếu quy hoạch, không tập trung. Việc quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn sẽ giúp cho giảm chi phí sản xuất, tập trung đƣợc đầu tƣ, có điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, công nghiệp hóa và chăm sóc tốt hơn, do đó nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất.

Ở các nƣớc có nền sản xuất lớn, hiện đại, công tác quy hoạch đƣợc đặc biệt coi trọng. Thanh Miện, công tác quy hoạch kinh tế - xã hội nói chung , quy hoạch nông nghiệp mới đƣợc chú ý cách đây vài năm, cho nên nhìn chung công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế. Khâu yếu nhất trong quy hoạch của huyện là những thông tin về lao động, tài nguyên, thị trƣờng thƣờng thiếu chính xác, quy hoạch theo kiểu kế hoạch hóa, nặng về tổ chức sản xuất, thiếu cơ sở khoa học, pháp lý, chƣa nghiên cứu thấu đáo về nhu cầu thị trƣờng, chƣa gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ... Cho nên, quy hoạch vùng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhiều lúc mang tính tự phát, phong trào, hiệu quả thấp, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất.

Quy hoạch nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng là một khoa học tổng hợp, đòi hỏi phải có một cách tiếp cận liên ngành với một tầm nhìn xa trông rộng, tính toán chặt chẽ nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa tổng thể với

75

bộ phận nhƣ: giữa tỉnh với huyện, thành phố; giữa huyện với xã; giữa bộ phận với bộ phận nhƣ: giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, giữa không gian kiến trúc với cảnh quan môi trƣờng, giữa khả năng sản xuất và nhu cầu thị trƣờng... Vì vậy, yêu cầu công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn cần chú ý:

Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh, khu vực và cả nƣớc.

Dự báo nhu cầu thị trƣờng, lợi thế cạnh, khả năng phát triển khoa học công nghệ, công nghiệp chế biến để làm căn cứ xây dựng quy hoạch.

Gắn quy hoạch các vùng sản xuất với đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật mới của nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trƣờng vào sản xuất.

Định hƣớng quy hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải đảm bảo:

Xác định và bảo vệ quỹ đất trồng lúa theo quy hoạch đã đƣợc duyệt, từ đó hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, trƣớc hết là kênh mƣơng thủy lợi, bảo đảm không một ha đất trồng trọt bị hoang hóa vì không có nƣớc tƣới, để tạo điều kiện đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tăng sản lƣợng đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực cho huyện.

Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại cây trồng hàng hóa có thế mạnh của huyện và đảm bảo an ninh lƣơng thực của huyện nhƣ: vùng trồng lúa nhân dân, vùng lúa chất lƣợng cao, vùng lúa đặc sản; cây rau quả thực phẩm; cây ăn quả nhƣ vải và một số cây ăn quả khác.

Quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung theo phƣơng pháp bán công nghiệp, công nghiệp, gắn với việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi. Tách vùng chăn nuôi tập trung, khu vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ra khỏi khu vực sinh hoạt dân cƣ.

Rà soát đánh giá lại diện tích ao hồ (cả của dân và của tập thể), có biện pháp quản lý hạn chế thấp nhất và tiến tới không san lấp ao hồ làm nhà ở. Khuyến khích đầu tƣ kết hợp với hỗ trợ tiền giống, kỹ thuật và các giải pháp về thị trƣờng... để phát

76

triển nuôi trồng thủy sản cả ở ao hồ trong thôn, xã và quy mô tập trung. Việc làm này có ý nghĩa không chỉ kinh tế mà còn góp phần tăng cƣờng môi trƣờng sinh thái.

Thực hiện sự kết hợp giữa quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp với sản xuất nông phẩm hàng hóa có quy mô lớn và phát triển công nghiệp chế biến phù hợp. Thực hiện tốt sự gắn kết này sẽ vừa góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững nông nghiệp, vừa phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Cùng với quy hoạch là kế hoạch đầu tƣ về các biện pháp khác để việc quy hoạch đƣợc triển khai trong thực tiễn.

Tuy nhiên cần nhận thức quy hoạch không nên hiểu “nhất thành bất biến”, nhất nhất không thay đổi mà trong quá trình phát triển, căn cứ vào tình hình thực tiễn, diễn biến của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc,điều kiện khách quan, chủ quan thay đổi mà có sự thay đổi điều chỉnh phù hợp. Nhƣng không thể tùy tiện mà phải có luận cứ, luận chứng khoa học và phải chú ý những vấn đề có tính nguyên tắc trên.

4.2.2.2. Hiện đại hóa ngành trồng trọt, chăn nuôi trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn

*Đối với trồng trọt

Mục tiêu chính của ngành trồng trọt là vừa đáp ứng đủ nhu cầu lƣơng thực cho huyện, góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia vừa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm và toàn ngành trong điều kiện thị trƣờng hóa ngày càng mở rộng hiện nay.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên cần chú ý:

Xác định nhu cầu lƣơng thực trên địa bàn huyện góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia từ nay đến 2020, để xác định phần diện tích cho trồng lúa “nhân dân” phục vụ nhu cầu trên cho phù hợp, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lƣợng lƣơng thực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Phần diện tích đất còn lại dành cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa.

77

Xác định bộ giống cây trồng phù hợp với huyện, để giải quyết nhu cầu lƣơng thực của huyện và sản phẩm hàng hóa có thị trƣờng tiêu thụ, gía trị kinh tế cao đƣa vào sản xuất, chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ nâng cao hệ số sử dụng đất, để trên mỗi ha đất trồng trọt giá trị thu đƣợc ngày càng lớn.

Cùng với đó:

Đầu tƣ nâng cấp hệ thống thủy lợi phòng chống lụt bão; tƣới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích trồng lúa và cây rau màu. Tăng nhanh diện tích cơ giới hóa và các khâu sản xuất nhƣ: làm đất, gặt, tuốt lúa, cấy bằng máy....

Đầu tƣ mạnh cho nghiên cứu, ứng dụng, nhân nhanh các loại giống lúa và các loại cây trồng có năng suất cao, chất lƣợng tốt, có khả năng chống chịu cao với các điều kiện bất lợi của thời tiết đang gia tăng. Kết hợp với phát triển hệ thống khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, quy trình bảo vệ thực vật tiên tiến VietGap, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), kỹ thuật VAC truyền thống...

Tiếp tục vận động nhân dân hoàn thiện và nâng cấp chƣơng trình “dồn ô đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng”, khắc phục tình trạng manh mún trong chia cắt diện tích đất trong cây trồng lƣơng thực và các biện pháp đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung sản xuất để tạo thuận lợi cho CNH, HĐH nông nghiệp đƣợc nhanh hơn.

*Đối với chăn nuôi

Phát triển nhanh ngành chăn nuôi tập trung theo hƣớng bán công nghiệp, công nghiệp.

Việc chăn nuôi tập trung theo phƣơng pháp này, không những mở rộng đƣợc quy mô, nâng cao năng lực, hiệu quả, sức cạnh tranh mà còn góp phần đảm bảo vệ sinh môi trƣờng sinh thái. Vì vậy, một mặt huyện cần có chính sách hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng các vùng chăn nuôi tập trung (nhƣ đã trình bày ở trên) mặt khác cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Mở rộng đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi đến tận hộ dân, tổ chức cho các hộ phát triển chăn nuôi, tham quan các điển hình tiên tiến về chăn nuôi tập trung (trong và ngoài huyện để học tập), ứng dụng vào sản xuất; tích cực

78

ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thông qua các mô hình trình diễn để nhân dân học tập.

Xác định đƣợc bộ vật nuôi giống phù hợp với huyện có giá trị thƣơng mại lớn để đƣa vào nhân giống mở rộng quy mô phát triển; đồng thời nghiên cứu quy hoạch phát triển một số khu vực sản xuất vật nuôi giống cung cấp cho hộ chăn nuôi của huyện.

Củng cố hệ thống thú y từ huyện đến cơ sở, ban hành các quy định bắt buộc về vệ sinh phòng dịch đối với cơ sơ chăn nuôi, quy định tiêu chuẩn với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và các biện pháp quản lý chặt chẽ kiểm dịch động vật, phòng trừ dịch bệnh, tiêu độc khử trùng và vệ sinh môi trƣờng ở cơ sở chăn nuôi, khu vực giết mổ gia súc gia cầm...

Trên cơ sở những định hƣớng về trồng trọt và chăn nuôi, nghiên cứu hình thành các “mô hình cụm liên kết sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao”. Trong đó:

Vai trò của ngành nông nghiệp và các cơ quan chức năng xác định lợi thế tƣơng đối để lựa chọn cây con có lợi thế, từ đó huyện có kế hoạch đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp để tạo điều kiện tốt cho nông dân sản xuất

Tổ chức tập hợp về khoa học kỹ thuật gồm các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện, tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn của Sở nông nghiệp, các Trƣờng đại học, Trung tâm nghiên cứu để nghiên cứu ứng dụng giúp cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tổ chức tập hợp nông dân để sản xuất hoặc phát huy vai trò của hợp tác xã trong việc tổ chức sản xuất.

Tập hợp các doanh nghiệp tham gia các hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của huyện và cơ sở đóng trên địa bàn: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho nông dân vay vốn; các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm; các mạng lƣới nhà phân phối trong huyện, tỉnh và xuất khẩu các mặt hàng có thƣơng hiệu sang thị trƣờng quốc tế.

Việc làm này có tác dụng tích cực trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Thanh Miện qua tác động trên cả ba khu vực: công nghiệp, nông

79

nghiệp và dịch vụ. Vai trò điều phối của chính quyền sẽ quyết định thành công của liên kết đó.

4.2.2.3. Hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn

Kinh tế hộ nông dân tiếp tục tồn tại lâu dài trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, nhƣng hiện nay, kinh tế hộ nông dân ở Thanh Miện bộc lộ những hạn chế nhƣ đã nêu, xin khái quát lại:

Ruộng đất đã giao ổn định lâu dài và đã thực hiện dồn điền đổi thửa, nhƣng đất đai vẫn còn manh mún.

Quy mô sản xuất còn nhỏ bé so với yêu cầu của sản xuất lớn và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.

Do ruộng đất manh mún, quy mô nhỏ lẻ nên trình độ canh tác vẫn thủ công, quá trình CNH, HĐH diễn ra chậm chạp.

Những hạn chế này hiện là trở lực cho việc CNH, HĐH ngành nông nghiệp theo hƣớng sản xuất lớn, bền vững, do đó cần thiết phải mở rộng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế hộ. Cụ thể:

Trên cơ sở quy hoạch lại đất đai, sau dồn điền đổi thửa tiếp tục vận động nhân dân hoàn thiện hệ thống đƣờng giao thông và kênh mƣơng nội đồng để tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng đồng bộ tiến bộ khao học kỹ thuật hiện đại, hƣớng tới nền sản xuất lớn, hiệu quả.

Thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ, đẩy mạnh quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất vào những ngƣời có khả năng, phát triển kinh tế trang trại để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, nâng cao sức sản xuất và khả năng cạnh tranh

Phát triển mạnh các nghề khác để chuyển đổi nghề cho nông dân không còn đất canh tác do quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất.

Đối với tổ chức hợp tác xã, thực hiện luật hợp tác xã đã có nhiều đổi mới nhƣng nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; nhiều hợp tác xã vẫn còn trong tình trạng “ bình mới, rƣợu cũ”, số hợp tác xã hoạt động không nhiều. Trong xu thế thị

80

trƣờng hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, để nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững, vai trò của hợp tác xã là rất quan trọng. Vì vậy xin đề nghị:

Tiếp tục rà soát, củng cố các hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp và các loại hình HTX khác trong nông nghiệp theo hƣớng tinh gọn; các HTX không hiệu quả, không đảm bảo các khâu dịch vụ... thì kiện toàn lại, xác định lại mô hình, xây dựng lại phƣơng án kinh doanh để hoạt động có hiệu quả.

Khuyến khích phát triển các tổ hợp tác chuyên sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi nhƣ: tổ hợp tác rau an toàn, tổ hợp tác sản xuất mua giống; tổ hợp tác khoai tây giống, tổ hợp tác chăn nuôi, tổ hợp tác thủy sản... đây là loại hình phù hợp với các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh trong gia đoạn hiện nay.

Trƣớc mắt các HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp phải tiếp tục vƣơn tới làm hết các khâu dịch vụ cơ bản nhƣ: làm đất, tƣới tiêu, bảo vệ thực vật, giống, phân bón vô cơ..., để thể hiện rõ hơn vai trò với kinh tế hộ nông dân. Những HTX dịch vụ nông nghiệp không thực hiện tốt chức năng này, cần chấn chỉnh để thực hiện tốt vai trò đó.Hƣớng lâu dài phải nghiên cứu, phát triển mô hình HTX tổ chức sản xuất. Trong đó HTX là trung gian, có tƣ cách pháp nhân, ký hợp đồng với doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu về sản xuất, nông dân là ngƣời thực hiện; cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng đã ký. Đây là cách làm phù hợp trong điều kiện hiện nay, tuy nhiên phải có các điều khoản ràng buộc chặt chẽ để tránh vi phạm hợp đồng nhất là với phía ngƣời nông dân.

4.2.2.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nông nghiệp, nông thôn hiện đại gắn với phát triển Thị trấn, Thị tứ

Việc gắn kết giữa phát triển thị trấn, thị tứ với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nông nghiệp, nông thôn hiện đại sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn và CNH, HĐH nông nghiệp. Đô thị hóa nông thôn đƣợc đẩy mạnh, làm giảm nhanh khoảng cách về điều kiện phục vụ cuộc sống giữa nông thôn và thành thị, ngành nghề phát triển, đời sống việc làm đƣợc cải thiện, giảm bớt áp lực dân số ra thành thị, tăng sự phát triển bền vững về xã hội. CNH, HĐH nông nghiệp phát triển, sức sản xuất bung ra, làm tăng sự phát triển bền vững về kinh tế.

81

Những năm qua, huyện đã dành vốn đầu tƣ ngân sách, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nguồn lực... nên kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách của huyện còn khó khăn, thực lực trong dân có hạn, cho nên quy mô, độ bền và tính đồng bộ trong các công trình còn hạn chế, chắp vá và khoảng cách lạc hậu ngày càng doãng xa so với sự phát triển của khu đô thị.

Để khắc phục tình trạng này xin đề xuất một số vấn đề sau:

Với điều kiện ngân sách có hạn, không nên đầu tƣ dàn trải đều, bình quân, mỗi nơi, mỗi lĩnh vực một ít, theo cơ chế “xin - cho”, ban phát từ trên xuống. Thay vào đó là xuất phát từ cơ sở, từ thực tiễn, lựa chọn các thứ tự ƣu tiên, để dồn sức đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm trƣớc hết là những công trình phục vụ phát triển sản

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 85 - 93)