Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 45 - 47)

Thanh Miện là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của tỉnh Hải Dƣơng; tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 122,237 km²; nằm cách trung tâm thành phố Hải Dƣơng 25 km. Huyện Thanh Miện là nơi tiếp giáp hai tỉnh Hƣng Yên và Thái Bình, giao thông thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế, văn hoá với các vùng trong và ngoài tỉnh. Toàn huyện có 18 xã và 01 thị trấn Thanh Miện là trung tâm của huyện. Thanh Miện nằm trọn trong hệ thống đại thuỷ nông Bắc - Hƣng - Hải; diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm đến 70% trong tổng quỹ đất tự nhiên; chất đất màu mỡ, chủ yếu là đất phù sa cũ Sông Thái Bình và đất phù sa cổ Sông Hồng; ở tiểu vùng khí hậu mang đầy đủ tính chất nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật nên rất phù hợp với việc gieo trồng các loại cây nông nghiệp và chăn thả gia súc, gia cầm, nuôi cá nƣớc ngọt… từ những đặc điểm tự nhiên thuận lợi trên nên Thanh Miện có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.

Về kinh tế, huyện Thanh Miện trong nhiều năm trở lại đây phát triển khá ổn định; giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 8,25%/năm; trong đó, nông nghiệp là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 52,5% trong cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện. Năng suất lúa và sản phẩm chăn nuôi liên tục có mức tăng khá. Thực hiện chủ trƣơng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong những năm qua ngành nông nghiệp Thanh Miện đã tổ chức từng bƣớc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá tập trung, ƣu tiên các giống cây, con có giá trị kinh tế cao; xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hoá tập trung ở các xã trong toàn huyện với quy mô 50ha/vùng với phƣơng thức: một vùng, một giống, một thời gian, một biện pháp chăm bón để làm mẫu và từng bƣớc nhân ra diện rộng;

35

xây dựng vùng sản xuất rau an toàn với quy mô trên 20ha tại xã Phạm Kha theo tiêu chuẩn VietGap; vùng chăn thả thuỷ sản tập trung tại thôn Tòng Hoá, xã Đoàn Kết theo hình thức đầu tƣ đồng bộ hạ tầng, kết hợp với hƣớng dẫn cho các hộ sản xuất nuôi cá, trồng cây bảo đảm sản xuất xanh, sạch, bảo vệ và từng bƣớc tái tạo môi trƣờng; tiến hành dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng đồng bộ cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh tế trong sản xuất

Do vị trí địa lý nằm ở vùng trọng điểm lúa của Đồng bằng Bắc bộ nên Thanh Miện mang đầy đủ các đặc trƣng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Cƣ dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử với tự nhiên, do nghề trồng trọt buộc ngƣời dân phải sống định cƣ để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa, kết trái và thu hoạch, từ đó ƣa thích lối sống ổn định, cho rằng “An cƣ lạc nghiệp”. Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cƣ dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ƣớc vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Các tín ngƣỡng và lễ hội sùng bái tự nhiên rất phổ biến ở tất cả các thôn làng trên địa bàn huyện.

Nghề nông nghiệp lúa nƣớc, cùng một lúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên nhƣ : thời tiết, nƣớc, khí hậu,... “ trông trời, trông đất, trông mây; trông mƣa, trông gió, trông ngày, trông đêm…” nên về mặt nhận thức, hình thành nên lối tƣ duy tổng hợp- biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính kiểu “trăm hay không bằng tay quen”

Do đặc điểm địa lý, nằm trong vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của Đồng bằng Bắc bộ, nên ngƣời dân Thanh Miện có truyền thống thâm canh lúa nƣớc và phát triển các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Kinh nghiệm đƣợc tích luỹ, hình thành tập quán canh tác đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, cũng có những tập quán trƣớc đây nay không còn phù hợp nên cũng dần đang đƣợc thay đổi nhƣ tập quán gieo mạ qua mùa đông.

Tâm lý ngƣời dân rất tích cực đón nhận, tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Thực hiện nghiêm cơ cấu trà giống,

36

lịch thời vụ, phƣơng thức gieo trồng. Nhờ đó mà hiệu quả sản xuất nông nhiệp không ngừng tăng cao, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Về mặt tổ chức cộng đồng, Thanh Miện có 92 thôn và khu dân cƣ, với trên 300 dòng họ. Có 2 tôn giáo là Thiên chúa giáo và Phật giáo, trong đó tín đồ Đạo Phật chiếm số đông.Ngƣời dân Thanh Miện có lối sống cố định lâu dài nên tạo ra những mối quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó, hình thành nên lối sống trọng tình, tâm lý coi trọng cộng đồng, coi trọng tập thể. Vì lẽ đó, hình thành tâm lý tự trị, khép kín, hƣớng nội, cản trở sự nhanh nhạy tiếp thu cái mới, các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; Bên cạnh đó lối sống linh hoạt, luôn thay đổi để thích hợp với từng hoàn cảnh, kiểu “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” của ngƣời dân cũng hình thành thói tùy tiện, biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, thậm chí dẫn đến thiếu tôn trọng nguyên tắc, quy định.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 45 - 47)