Một số bài học cho huyện Thanh miện, tỉnh Hải dương trong phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 37)

về thú y cho nông dân. Dự án tập trung vào xử lý các vấn đề cấp bách liên quan tới mùa màng, gia súc, gia cầm, thủy cầm, thủy sản, đất canh tác, v.v… Dự án tiến hành phân tích, nghiên cứu và tƣ vấn dịch vụ cho nông dân.

+ Thành lập Khu vực kinh tế nông nghiệp: trở giúp cho các cấp làng xã, tỉnh lỵ nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp. Đào tạo cho nông dân biết cách lựa chọn giống cây con phù hợp để sử dụng bền vững nguồn lực sẵn có trong vùng. Đồng thời, chƣơng trình này đào tạo cho nông dân kỹ thuật canh tác năng suất cao, thu hoạch và bảo quản đúng quy cách, chế biến thƣơng phẩm nông nghiệp.

1.6.2. Một số bài học cho huyện Thanh miện, tỉnh Hải dương trong phát triển nông nghiệp nông nghiệp

Trên cơ sở kinh nghiệm của các nƣớc trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nó chung và cấp Ủy đảng, Chính quyền huyện Thanh miện trong xây dựng phát triển nông nghiệp nhƣ sau:

Một là, nội dung và tầm quan trọng của phát triển một nền nông nghiệp phải được nhận thức thông suốt từ cấp hoạch định chính sách đến cấp thực thi cụ thể.

27

Phát triển nông nghiệp là phát triển hƣớng tới mục tiêu vì con ngƣời hiện tại mà vẫn phải đảm bảo cơ hội phát triển cho thế hệ sau. Sự phát triển phải nhìn nhận toàn diện từ khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị, môi trƣờng; phải có sự liên kết chặt chẽ từ trong các vùng, các lĩnh vực và cả quốc gia. Do đó, đòi hỏi phải nhận thức thông suốt từ trên xuống dƣới, từ cấp chiến lƣợc đến cấp thực thi. Kinh nghiệm Ixraen cho thấy sự thống nhất từ nhà nƣớc đến mọi ngƣời dân về ý thức tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, tài nguyên nƣớc khan hiếm để phát triển nông nghiệp chất lƣợng cao, Trung Quốc, Ấn Độ về sự phát triển nông nghiệp để giải quyết vấn đề an ninh lƣơng thực trong nƣớc và giải quyết việc làm… Sự thông suốt chính sách từ trên xuống dƣới đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách bảo đảm cho nông nghiệp phát triển.

Hai là, coi trọng việc xác định rõ định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp cho phù hợp để thực hiện.

Điều toát lên thông qua chính sách của các nƣớc là đặc biệt coi trọng việc xác định rõ định hƣớng chiến lƣợc phát triển nông nghiệp phù hợp với nƣớc mình; thực hiện kiên quyết và có nhiều chính sách ƣu tiên cho phát triển nông nghiệp nhƣ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách ƣu đãi về tài chính, tín dụng, hỗ trợ việc làm. Trung Quốc, Ấn Độ xác định ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển nông nghiệp là nhằm giải quyết nhu cầu “ăn” và việc làm cho cƣ dân nông nghiệp trong nƣớc. Trung Quốc đã lựa chọn cách tiếp cận giải quyết vấn đề việc làm bằng phát triển các xí nghiệp hƣơng chấn để vừa thực hiện giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân, vừa đảm bảo lực lƣợng lao động cho nông nghiệp. Đáng chú ý, Ixraen đã lựa chọn chiến lƣợc phát triển nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc khan hiếm để phát triển và đã đạt đƣợc tiến bộ vƣợt bậc về nông nghiệp.

Ba là, nâng cao năng lực quy hoạch phát triển vùng.

Triên cơ sở xác định rõ định hƣớng chiến lƣợc phát triển nông nghiệp cho phù hợp. Một kinh nghiệm quan trọng nữa qua nghiên cứu 4 quốc gia trên là tƣ duy quy hoạch và năng lực thực hiện quy hoạch phát triển vùng.Xét đến cùng, tƣơng

28

quan phát triển đô thị - nông thôn hay công nghiệp - nông nghiệp là quá trình vận dụng những tri thức quy hoạch vùng.Từ quy hoạch bao quát dài hạn cho phép hoạch định cơ cấu lãnh thổ hợp lý trong đó dung hòa đƣợc những yếu tố tự nhiên, bản địa với những yếu tố nhân tạo của con ngƣời.Kinh nghiệm cho thấy nƣớc nào làm tốt công tác quy hoạch vùng sẽ bảo đảm tốt hơn sự phát triển cho nền kinh tế, xử lý hài hòa lợi ích của công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông thôn.

Bốn là, quan tâm đến sự bền vững về môi trường kinh tế - xã hội.

Các quốc gia đi trƣớc đều chú trọng tới duy trì môi trƣờng kinh tế - xã hội bền vững ở nông thôn.Trƣớc hết, những quốc gia này tìm mọi cách để sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của mỗi vùng. Chẳng hạn Ixraen phát triển các hình thức hợp tác xã kiểu Kibbutz và Moshav để tìm cách phát huy tính đoàn kết cộng đồng trong phát triển nông nghiệp, xây dựng những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có giá trị khẳng định thƣơng hiệu Ixraen. Các chính phủ Trung Quốc và Thái Lan cũng đầu tƣ nguồn lực nhất định nhằm tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa.

Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế, phát triển nông nghiệp còn phải quan tâm nâng cao đời sống tinh thần, đảm bảo dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, bình đẳng cơ hội việc làm, bình đẳng thu nhập hƣởng thụ cho mọi tầng lớp dân cƣ của các vùng lãnh thổ.

Năm là, quan tâm đến môi trường sinh thái

Đảm bảo khai thác tài nguyên hợp lý, giảm thiểu lãng phí tài nguyên, cân bằng môi trƣờng sinh thái. Từ các nƣớc đang phát triển nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ cho tới nƣớc công nghiệp phát triển cao nhƣ Ixraen, vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh thái trở thành nghị sự của từng chính phủ. Mỗi chính phủ đều cam kết bằng những hành động cụ thể và chƣơng trình đầu tƣ khổng lồ để làm việc này.

Đặc biệt Ixraen rất quan tâm đến phát triển bền vững về môi trƣờng từ ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc đến sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc cây trồng, vật nuôi thân thiện môi trƣờng và tái tạo lại chất thải phục vụ cho sản xuất và đời sống.

29

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu đƣợc tác giả lựa chọn trên địa bàn huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dƣơng.

2.1.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn đƣợc tác giả thực hiện theo các nội dung sau đây:

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu

Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài bao gồm: cơ sở lý thuyết về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp: tốc độ gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành, năng suất lao động nông nghiệp, giá trị đƣợc tạo ra trên một ha đất, thu nhập bình quân lao động ngông nghiệp, thực hiện các tiêu chí của nông thôn mới. Bên cạnh đó, nội dung lý thuyết quan trọng không

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Thực trạng về phát triển nông nghiệp tại huyện Thanh Miện

Xác định điểm yếu, điểm mạnh, NN và hạn chế

30

thể không nói tới là các nội dung liên quan đến quản lý phát triển nông nghiệp: xây dựng chiến lƣợc; kế hoạch phát triển, tổ chức triển khai, thực hiện các kế hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp, kiểm tra giám sát và đánh giá công tác thực thi chính sách phát triển nông nghiệp.

Dựa trên cơ sở lý thuyết tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Miện, xác định đƣợc điểm mạnh và điểm yếu trong phát triển nông nghiệp tại huyện Thanh Miện và đề xuất nhóm giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

2.1.3 Chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Miện:

- Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành - Năng suất lao động nông nghiệp

- Giá trị đƣợc tạo ra trên một ha đất

- Thu nhập bình quân lao động ngông nghiệp - Thực hiện các tiêu chí của nông thôn mới.

Nhóm chỉ tiêu thể hiện nội dung quản lý phát triển nông nghiệp - Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển

- Tổ chức triển khai, thực hiện các kế hoạch

- Chính sách phát triển nông nghiệp, kiểm tra giám sát và đánh giá công tác thực thi chính sách phát triển nông nghiệp.

2.2 Thu thập thông tin

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả thu thập thông tin bằng hai nguồn chính: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.

2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài. Trong quá trình nghiên cứu tác giả tiến hành nghiên cứu các số liệu sơ cấp bao gồm các văn bản hƣớng dẫn liên quan tới công tác quản lý và phát triển nông nghiệp ở

31

tỉnh Hải Dƣơng: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị trồng trọt, giá trị chăn nuôi, giá trị nuôi trồng thủy sản, thu nhập bình quân của lao động trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, số lƣợng xã đạt đƣợc các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Các số liệu này sẽ là nguồn tài liệu tốt cung cấp cho tác giả các thông tin về thực trạng phát triển Nông nghiệp tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dƣơng. Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành nghiên cứu thu thập các thông tin khác liên quan đến đề tài từ các nghiên cứu đi trƣớc, các bài báo, tạp chí về phát triển nông nghiệp để tác giả tìm kiếm nguồn tài liệu làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình.

2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp đƣợc tác giả tiến hành thu thập bằng các phát phiếu điều tra. Tác giả tiến hành điều tra thông tin sơ cấp bao gồm các câu hỏi liên quan tới nội dung của công tác phát triển và quản lý phát triển nông nghiệp.Đối tƣợng phỏng vấn ở đây là cán bộ các phòng ban của phòng NN& PTNT huyện Thanh Miện và một số cán bộ xã: chủ tịch các xã, cán bộ khuyến nông của xã trên địa bàn huyện Thanh Miện. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phỏng vấn các nông dân trên địa bàn huyện Thanh Miện.

Thứ nhất, đối với việc phỏng vấn cán bộ có liên quan của các phòng ban của phòng NN &PTNT huyện Thanh Miện, tác giả tập trung vào ba nội dung chính của phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện: xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch và kiểm tra giám sát, đánh giá kế hoạch. Để tiến hành xây dựng bảng hỏi phỏng vấn tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia là ban lãnh đạo phòng NN & PTNT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dƣơng, tác giả xây dựng bảng hỏi đã dựng sẵn, sau đó tham khảo ý kiến chuyên gia về các câu hỏi dự kiến phỏng vấn các cán bộ của phòng NN & PTNT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dƣơng. Bằng việc đƣa ra các nhóm câu hỏi gợi ý cho từng nội dung của phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Miện. Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả sẽ tiến hành hiệu chỉnh bảng hỏi và phỏng vấn chính thức. Trong nghiên cứu của mình, tác giả phát ra tổng số phiếu phỏng vấn cán bộ là 68 phiếu. Số phiếu thu

32

về là 64 phiếu, trong đó có 8 phiếu không hợp lệ, tác giả sẽ nghiên cứu với 56 phiếu.

Để đảm bảo tính khách quan cho kết quả nghiên cứu, tác giả còn tiến hành thu thập ý kiến của ngƣời dân về kế hoạch phát triển nông nghiệp của huyện Thanh Miện. Số phiếu phỏng vấn nông dân là 220 phiếu, số phiếu tác giả thu về là 208 phiếu có 6 phiếu không hợp lệ, tác giả sẽ tiến hanh nghiên cứu với 202 phiếu.

2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập đƣợc tác giả tiến hành tổng hợp lại và sàng lọc những thông tin phù hợp, có tính logic và tính đại diện để tiến hành nghiên cứu. Thông tin sau khi thu thập sau đƣợc tác giả tiến hành thu thập và tổng hợp bằng phần mềm Excel và bảng biểu, đồ thị.

2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin dữ liệu

Để tiến hành phân tích thông thông tin dữ liệu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê mô tả:

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để thống kê lại các kết quả phỏng vấn của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để đánh giá ý kiến của cán bộ phòng NN & PTNN huyện Thanh Miện và ý kiến của ngƣời dân trên địa bàn huyện Thanh Miện. Nội dung phỏng vấn sẽ liên quan tới các nội dung trong việc quản lý phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Miện. Trong luận văn này, giá trị điểm trung bình thể hiện đánh giá của đối tƣợng khảo sát đối với các vấn đề đƣợc hỏi sử dụng thang đo liker 05 mức độ. Ngoài ra, việc đánh giá cho thấy kết quả chủ yếu nằm trong các nhận định ở mức 2,3,4. Do đó, để tiện cho việc nhận định về mức điểm của các nhận đinh, học viên phân chia các mức điểm đánh giá nhƣ sau:

+ Mức dƣới 2.00: Mức rất yếu + Mức từ 2.00-3.00: Mức yếu

+ Mức từ 3.00-3.50: Mức trung bình + Mức từ 3.50-3.75: Mức trung bình khá

33 + Mức từ 3.75-4.00: Mức khá

+ Mức từ 4.00-5.00: Mức tốt

- Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh để thấy đƣợc sự thay đổi về mặt số liệu của các năm nghiên cứu, để thấy đƣợc sự phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu theo các năm..

Dữ liệu sau khi thu thập xong đƣợc đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel để tính toán.

34

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THANH MIỆN TỈNH HẢI DƢƠNG HIỆN NAY

3.1. Khái quát vài nét huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dƣơng

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Thanh Miện là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của tỉnh Hải Dƣơng; tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 122,237 km²; nằm cách trung tâm thành phố Hải Dƣơng 25 km. Huyện Thanh Miện là nơi tiếp giáp hai tỉnh Hƣng Yên và Thái Bình, giao thông thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế, văn hoá với các vùng trong và ngoài tỉnh. Toàn huyện có 18 xã và 01 thị trấn Thanh Miện là trung tâm của huyện. Thanh Miện nằm trọn trong hệ thống đại thuỷ nông Bắc - Hƣng - Hải; diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm đến 70% trong tổng quỹ đất tự nhiên; chất đất màu mỡ, chủ yếu là đất phù sa cũ Sông Thái Bình và đất phù sa cổ Sông Hồng; ở tiểu vùng khí hậu mang đầy đủ tính chất nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật nên rất phù hợp với việc gieo trồng các loại cây nông nghiệp và chăn thả gia súc, gia cầm, nuôi cá nƣớc ngọt… từ những đặc điểm tự nhiên thuận lợi trên nên Thanh Miện có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.

Về kinh tế, huyện Thanh Miện trong nhiều năm trở lại đây phát triển khá ổn định; giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 8,25%/năm; trong đó, nông nghiệp là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 52,5% trong cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở huyện thanh miện tỉnh hải dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)