thuần nông, tạo thêm nhiều việc làm để thu hút lao động nông nghiệp, thay đổi một bƣớc cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
- Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại theo hƣớng văn hóa sinh thái nhằm hƣớng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghiệp hóa đem lại năng suất chất lƣợng cao vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng tự nhiên.
- Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các loại hình sản xuất hàng hóa tập trung. Tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển trang trại hộ gia đình sản xuất hàng hóa, khuyến khích lập doanh nghiệp nông nghiệp dƣới dạng công ty cổ phần, tạo lập và khuyến khích các doanh nghiệp đủ sức mạnh về tài chính, tổ chức quản lý thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình.
- Tổ chức các trung tâm sản xuất - kinh doanh - dịch vụ tại huyện hoặc liên xã tạo ra động lực kinh tế liên xã.
- Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp trong huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dƣơng, tạo ra nguồn nhân lực nông thôn có đủ khả năng làm nông nghiệp với hiệu quả sản xuất và chất lƣợng sản phẩm cao; từng bƣớc chuyển lao động sang hoạt động phi nông nghiệp.
4.2. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh miện, tỉnh Hải dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn 2030. miện, tỉnh Hải dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
4.2.1. Nhóm giải pháp về triển khai thực hiện cơ chế chính sách để phát triển nông nghiệp nông nghiệp
*Giải pháp sử dụng và quản lý đất đai:
Trƣớc hết huyện cần tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền của ngƣời sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Có cơ chế phù hợp để khuyến khích quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp. Tập trung cao cho việc chỉnh trang đồng ruộng, dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng đồng bộ tiến bộ công nghệ vào sản xuất
69
nông nghiệp, đồng thời từng bƣớc hình thành các tổ hợp tác nguyên nghĩa và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua, có thể thấy quá trình tích tụ ruộng đất ở trong huyện diễn ra rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn của nông dân có hạn, trong khi chính sách thuê đất lại áp dụng chung cho tất cả các đối tƣợng (giá thuê đất cho mục đích phát triển nông nghiệp bằng với giá thuê đất cho nhu cầu phát triển công nghiệp dịch vụ). Do đó, huyện cần trích từ quỹ khuyến nông để hỗ trợ nhƣ sau:
Đối với thuê đất để trồng trọt, huyện hỗ trợ tiền thuê đất (ý kiến của ngành nông nghiệp là huyện nên hỗ trợ 20-30% tiền thuê đât), tiền xây dựng kết cấu hạ tầng khu sản xuất.
Đối với phát triển khu chăn nuôi ngoài khu dân cƣ, huyện nên có cơ chế hỗ trợ tiền đền bù đất đai và xây dựng kết cấu hạ tầng; các hộ sản xuất chỉ bỏ vốn xây chuồng trại, mua sắm thiết bị máy móc, phƣơng tiện, con giống, thức ăn chăn nuôi…
Ngoài ra, Huyện cũng cần có cơ chế khuyến khích hình thức cho thuê đất có thời hạn giữa các hộ nông dân để đẩy nhanh quá trình này. Cụ thể:
Đơn giản hoá, minh bạch các thủ tục cho thuê, chuyển nhƣợng quyền sử dung đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện cơ chế đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thay cho cơ chế xin, cho.
Sớm triển khai đồng bộ chính sách pháp luật về đất đai đối với cơ chế thu hồi đất, thực hiên cơ chế phân phối lợi ích giữa ngƣời bị thu hồi đất, nhà đầu tƣ và Nhà nƣớc một cách hợp lý tuỳ theo sự đóng góp làm tăng thêm giá trị đất. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân đƣợc góp vốn cổ phần vào doạnh nghiệp bằng quyền sử dụng đất.
*Giải pháp bảo đảm các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp.
Cơ cấu lại nguồn vốn để đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp. Huyện cần cân đối các nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn. Trên thực tế ngành nông nghiệp huyện Thanh Miện tiếp tục đƣợc xác định là lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế, nhƣng đây lại là lĩnh vực ít hấp dẫn đầu tƣ nhất.
70
Cho tới nay, chủ yếu vẫn là vốn dân tự đầu tƣ, nhƣng tính trên tổng số vốn đầu tƣ toàn xã hội, thì lĩnh vực nông nghiệp mới chiếm 10,44%. Do đó, cần phải có cơ chế ƣu đãi hơn nữa để thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực này, trong đó xác định vốn Nhà nƣớc là chủ yếu.
Hƣớng đầu tƣ tập trung vào hệ thống thuỷ lợi, các công trình phòng chống lụt, bão, úng… để tăng khả năng ứng phó với các biến đổi của khí hậu. Cần nhận thức rằng, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều, vì lẽ đó nên cần phải tập trung đầu tƣ hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi thì mới có thể bảo đảm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích chƣơng trình hỗ trợ đổi mới cơ cấu cây trông trong nông nghiệp; ƣu tiên vốn để triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. Trong đó, việc hỗ trợ nên áp dụng cơ chế: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền đến các hộ sản xuất, sau đó hƣớng cho các hộ sản xuất trực tiếp ký kết với các đơn vị cung ứng giống cây trồng vật nuôi để bảo đảm chất lƣợng và hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ, tránh những thất thoát không đáng có. Tiếp tục đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp nhƣ: hƣớng dẫn, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi nghề cho nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, tập huấn quản lý cho đội ngũ cán bộ HTX…
* Thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho các hộ nông dân vay vốn để sản xuất nông nghiệp.
Hiện tại nông nghiệp là lĩnh vực đầu tƣ hiệu quả kinh tế không cao, nhƣng đổi lại hiệu quả xã hội là rất lớn. Do đó, ngoài chính sách tín dụng hiện hành, huyện cần quan tâm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cơ chế hỗ trợ cho nông dân vay vốn. Một số biện pháp chủ yếu huyện cần thực hiện là:
Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn một cách nhanh chóng, thuận lợi; kịp thời chỉ đạo các bộ phận chuyên môn nhƣ phòng giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”; phòng Đăng ký cấp quyền sử dụng đất… giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan đến thủ tục thế chấp của ngƣời vay vốn.
71
Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân nhƣ: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… liên kết, phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn và các tổ chức tín dụng khác thành lập các tổ chức nhƣ: Tổ phụ nữ vay vốn, tổ nông dân vay vốn để đứng ra tín chấp cho những hội viên là hộ nông dân có điều kiện sản xuất nhƣng không có đủ tài sản thế chấp để đƣợc vay vốn phát triển sản xuất. Thông qua các hoạt động vay vốn của các đoàn thể vừa tạo điều kiện cho các đoàn viên, hội viên của các đoàn thể phát triển kinh tế, mặt khác còn là hình thức tập hợp hiệu quả các hội viên của các đoàn thể nhân dân.
Tiếp tục củng cố và phát triển các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở để huy động vốn nhàn rỗi trong dân và cho vay trong nhân dân.Đến nay, trên địa bàn huyện thanh Miện có 7 Quỹ tín dụng nhân dân. Nhìn chung các Quy tín dụng đều hoạt động khá hiệu quả, các chi nhánh đã phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn huyện. Loại hình này phù hợp với địa bàn nông thôn, các quy tín dụng gần với nông dân nên dễ kiểm soát nguồn vốn vay cho sử dụng đúng mục đích, nông dân tiết kiệm đƣợc thời giờ đi lại.Mặt khác loại hình tín dụng nhân dân cũng điều chỉnh lãi xuất linh hoạt hơn và thủ tục cho vay có phần thuận tiện hơn. Vì vậy, cần tiếp tục phát triển loại hình này để hỗ trợ cho các hộ nông dân phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.
Duy trì và phát triển Quỹ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn để hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro do ảnh hƣởng tiêu cực từ sự biến động bất thƣờng cuả thời tiết; hỗ trợ về nhân giống mới; phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
Tiếp tục triển khai chƣơng trình hỗ trợ lãi xuất cho các hộ nông dân mua máy nông nghiệp. Theo báo cáo của Hội nông dân huyện: từ năm 2012 đến nay đã có 58 hộ nông dân đƣợc hỗ trợ lãi xuất để mua 66 máy phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm ô tô tải nhẹ, máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp… đến nay, nhờ ứng dụng đồng bộ cơ giới hoá vào sản xuất nên chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp đã giảm từ 25-30%, góp phần tăng hiệu quả sản xuất.
72
Kéo dài thời hạn cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất ở mức tối đa là 3 năm nhƣ hiện nay lên mức ít nhất là 5 năm. Vì đây là lĩnh vực đầu tƣ lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm
*Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối cho phát triển nông nghiệp:
Tạo điều kiện về chính sách ƣu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thu thuế giá trị gia tăng, thu thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn nhất là những dự án nông nghiệp công nghệ cao, dự án chế biến những nông sản thực phẩm do nông dân của huyện sản xuất ra.
Huyện nên dành khoản ngân sách làm quỹ để dùng vào những mục đích xã hội và vận động các nhà hảo tâm, các đối tƣợng khá giả, khu vực thị trấn ủng hộ.Vì chính nông dân là đối tƣợng đáng đƣợc giúp đỡ, và bản thân họ ủng hộ cũng không đáng kể, trong khi đó chi phí cho việc vận động nông dân có khi còn lớn hơn.
*Thực hiện giải pháp về lao động việc làm theo hướng ưu tiên đối với nông nghiệp, nông thôn:
Ƣu tiên đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, tăng cƣờng chuyển giao công nghệ. Từng bƣớc gắn giữa chủ tiêu thụ nông phẩm với trách nhiệm đào tạo kỹ năng sản xuất nông nghiệp cho lao động nông nghiệp.
Có thể nhận thấy rằng trong xu thế phát triển hiện nay, luôn luôn tiềm ẩn khả năng lao động không có việc làm ở nông thôn gia tăng bởi vì: diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm xuống, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp phát triển se giảm bớt thời gian trong sản xuất; quy mô dân số tiếp tục tăng. Sự phát triển công nghiệp, dịch vụ ... giải quyết một phần lao động nông thôn vào làm việc nhƣng số lƣợng lao động thu hút vào làm việc ở khu vực này ít hơn so với lƣợng cung về lao động nông thôn, khả năng dƣ thừa lao động ở nông thôn tăng lên là tuyệt đối.
Đồng thời Thanh Miện là huyện có dân số trẻ do đó để giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn cần có một loạt chính sách mang tính tổng hợp, trong đó cần chú ý một số chính sách lớn sau:
73
Thứ nhất: Dành vốn ngân sách để nâng cấp trung tâm dạy nghề của huyện,
đồng thời thực hiện xã hội hóa các hình thức dạy nghề, truyền nghề để có thể đào tạo số lƣợng lao động đáp ứng nhu cầu của huyện.
Thứ hai: Có chính sách đầu tƣ khôi phục, mở rộng các làng nghề truyền
thống của huyện nhƣ: mây tre đan Đan Giáp (Thanh Giang), bánh đa Hội Yên( Chi Lăng Nam)... Phát triển các ngành nghề mới thông qua việc đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân với phƣơng châm “ly nông bất ly hương”.
Thứ ba:Tăng cƣờng công tác tổ chức giới thiệu việc làm và thông tin thị
trƣờng cho ngƣời lao động thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm của Phòng lao động thƣơng binh & xã hội, Huyện đoàn, Hội Phụ nữ...
Thứ tư: Chính sách xuất khẩu lao động, để đƣa lao động Thanh Miện đi lao
động có thời hạn ở nƣớc ngoài.
Thứ năm: Triển khai thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con.
*Thực hiện giải pháp khuyến khích phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm.
Sản xuất phải gắn với thị trƣờng.Vai trò của thị trƣờng có tác dụng thúc đẩy mở rộng sản xuất hàng hóa. Do đó, Huyện cần quan tâm đến chính sách khuyến khích thị trƣờng nông thôn phát triển. Có thể thực hiện chính sách này thông qua các việc làm sau:
Một là: Tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp, các chủ trang trại,
HTX, các hộ nông dân đƣợc tham gia vào các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại nhƣ: hội chợ triển lãm, khảo sát khai thác thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá sản phẩm, đào tạo, nâng cao kiến thức thị trƣờng cho nông dân.
Hai là: Đầu tƣ quy hoạch, phát triển các chợ nông thôn, chợ đầu mối, trung
tâm thƣơng mại, sàn giao dịch... để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Các chợ nông thôn phát triển sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa.
74
Hệ thống chợ của Thanh Miện khá phong phú, phủ kín các xã, thị trấn, thị tứ nhƣng thiếu quy hoạch, chủ yếu là bán kiên cố, sơ sở vật chất kỹ thuật, các điều kiện về vệ sinh môi trƣờng chƣa đảm bảo, cho nên cần phải chọn lọc đầu tƣ, nâng cấp để khuyến khích thị trƣờng nông thôn phát triển. Do điều kiện ngân sách huyện có hạn, chính sách đầu tƣ nên tập trung phát triển chợ trung tâm, chợ đầu mối, có thể huy động những thƣơng nhân có nguồn hàng lớn cung cấp ngay tại chợ đầu mối tham gia đóng góp và đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi trong chợ theo quy định. Đối với các chợ khác có thể huy động sự đóng góp của tiểu thƣơng và khai thác nguồn vốn từ quỹ đất theo cách “ đổi đất lấy công trình” để thực hiện đầu tƣ, nâng cấp