Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 92 - 102)

luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo

Tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động góp phần vào việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong những năm qua công tác này đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với mục đích nâng cao nhận thức và sự hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp nhân dân để hiểu, thống nhất trong nhận thức và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khiếu nại, tố cáo của công dân đúng quy định của pháp luật; hạn chế khiếu kiện không đúng, khiếu kiện đông người, vượt cấp trái với quy định của pháp luật. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần xây dựng các chương trình hành động cụ thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai cho các đối tượng; trong đó cần tập trung vào đối tượng là cán bộ công chức cấp xã (cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo trong lĩnh vực đất đai) để tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về khiếu

nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai nâng cao năng lực, trình độ, nghiệp vụ và đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo về đất đai; nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân và cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở cần có sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong đó cần nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từng địa bàn và đối tương khác nhau; xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực cho các cấp các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ngay từ cơ sở, giữ vững an ninh trật tự - trật tự an toàn xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tiếp tục kiện toàn, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp và hoạt động của các cơ quan có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật. Cần bố trí một khoản ngân sách địa phương cần thiết cho công tác này, miễn phí các loại sách và tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Hệ thống Đài truyền thanh từ huyện đến xã, thị trấn cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về pháp luật với hình thức sinh động, phong phú, tăng thời lượng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát triển và nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về pháp luật, bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đất

Đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến và đa dạng cách thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như: sử dụng hiệu quả và đầu tư thích đáng cho hệ thống truyền thanh cơ sở, tủ sách pháp luật, tăng cường xuất bản và phát hành các sách hỏi- đáp pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, hoà giải gắn trực tiếp công tác phổ biến giáo dục pháp luật vào hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo coi đây là biện pháp hết sức hiệu quả và trong đó cần coi trọng hình thức tuyên truyền miệng, đối thoại, thuyết phục… củng cố, tăng cường đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật và tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho đội ngũ này hoạt động hiệu quả.

Kết luận Chƣơng 3

Trong thời gian tới, tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, do đó, công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cần được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Giải quyết khiếu nại về đất đai phải xuất phát từ những quan điểm (đồng thời là mục tiêu) chủ yếu đó là: bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai; không ngừng tăng cường pháp chế, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại; bảo đảm ổn định trật tự xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trên cơ sở các quan điểm trong thực hiện công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, cần tổ chức thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Triển khai thi hành có hiệu quả Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đảm bảo thực sự khoa học, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai. Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai, đảm bảo kịp thời chuyển tải những nội dung của pháp luật về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai đến với các tầng lớp nhân dân, góp phần hạn chế những vụ việc khiếu nại phát sinh có nguyên nhân do không hiểu biết nội dung quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó công tác giải quyết khiếu nại không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai là vấn đề còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp có thể gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không chỉ đối với tỉnh Bắc Giang mà còn là mối quan tâm chung của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Những năm gần đây, Tỉnh Bắc Giang đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhiều dự án đã, đang và chuẩn bị được đầu tư, triển khai thực hiện. Do đó, yêu cầu về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có công tác giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp của Tỉnh.

Tuy rằng số vụ việc khiếu nại về đất đai từ năm 2010 đến nay không nhiều nhưng có chiều hướng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, nội dung khiếu nại tập trung vào lĩnh vực thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, xây dựng các khu, cụm, công nghiệp… Nhằm đảm bảo quyền khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai

tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc thuộc thẩm quyền, hạn chế việc tồn đọng đơn thư khiếu nại của công dân. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết còn không ít hạn chế, bất cập cần được xem xét, khắc phục. Thực trạng này phát sinh bởi nhiều nguyên nhân, cơ bản là do: Những mẫu thuẫn, bất cập trong các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại, cơ chế giải quyết khiếu nại...; do yếu tố lịch sử; do sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; sự yếu kém trong chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thi hành pháp luật đất đai; còn có hiện tượng buông lỏng trong công tác quản lý đất đai; sự thiếu gương mẫu, xuống cấp về đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức vi phạm quản lý đất đai; sự thiếu hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân… Bởi vậy, cần tăng cường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai; đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự - trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo lòng tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Để bảo đảm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp chung và giải pháp cụ thể.

Các giải pháp chung bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai.

Các giải pháp cụ thể bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai; Hoàn thiện hệ thống pháp luật; Kiện toàn bộ máy nhà nước, tổ chức và chỉ đạo giải

quyết khiếu nại; Tổ chức tốt công tác tiếp dân; Tăng cường công tác quản lý và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo..

Việc tiến hành đồng bộ các giải pháp nên trên sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của tỉnh Bắc Giang, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, tăng cường pháp chế XHCN, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương nhà nước; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; khôi phục, củng cố lòng tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất đai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002), Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, Hà Nội.

2. Lê Trọng Bình (1991), Tìm hiểu pháp Luật khiếu nại, tố cáo, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2008), Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 về giải quyết khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo chuyên đề ngày 10/01/2013 về kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các vụ việc tồn đọng, kéo dài về đất đai, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo công tác quản lý nhà nước về đất đai năm 2014, 06 tháng đầu năm 2015 và tình hình triển khai thi hành luật đất đai và những vấn đề cần giải quyết tháo gỡ, Hà Nội.

7. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2013), Niên giám thống kê năm 2013, Bắc Giang.

8. Chính phủ (1999), Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 của Chính phủ quy định chi tiết là hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.

9. Chính phủ (2002), Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14/6/ 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 67/NĐ-CP, Hà Nội. 10. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về

11. Chính phủ (2005), Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết là hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, Hà Nội.

12. Chính phủ (2006), Nghị định số 136/2006/ NĐ- CP, ngày / /2005 của Chính Phủ quy định chi tiết là hướng dẫn chi tiết thi hành một số điếu Luật khiếu nại, tố cáo 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật khiếu nại tố cáo năm 2004, Hà Nội.

13. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.

14. Mai Thị Chung (2001), Hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Lệ Hằng (2010), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý

đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công.

18. Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp

năm 1992, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội.

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp,

Hà Nội.

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

26. Trần Văn Sơn (2006), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị -

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 92 - 102)