Bảo đảm yêu cầu tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật,

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 79)

luật, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Hiến pháp năm 2013 quy định:

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả các quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân… [24]. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật [24, Điều 14].

các cơ quan nhà nước, các chủ thể khác trong xã hội đều được bảo đảm trên cơ sở của pháp luật. Pháp luật trở thành công cụ điều tiết chủ yếu đối với mọi quan hệ xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi tất yếu của một xã hội dân chủ và hiện đại- ở đó nhà nước bị giới hạn hay nói cách khác nhà nước chỉ được thực hiện quyền lực trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, bị kiểm soát bởi pháp luật. Mục đích hướng tới của nhà nước pháp quyền Việt Nam là bảo đảm các quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạm bởi hành vi lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước; tất cả các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân được bảo đảm, bảo vệ.

Khiếu nại là một trong những quyền công dân được bảo đảm bằng pháp luật và các cơ chế xã hội. Khiếu nại chính là việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng của công dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của nhà nước, của tập thể; là một hình thức phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân giám sát các cơ quan, cán bộ công chức thực hiện công việc quản lý nhà nước, tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, làm tăng tính hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Do vậy, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải được các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết giải quyết một cách khách quan, công bằng, đúng pháp luật, kịp thời, nhanh chóng, dứt điểm và nhạy bén trong xử lý tình huống. Đặc biệt, đối với những vụ việc khiếu nại đông người, khiếu nại liên quan đến đất đai để tránh tạo thành những điểm nóng, phức tạp. Điều đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, tạo được lòng tin của nhân dân, bảo đảm được an toàn và trật tự xã hội. Hơn nữa, trong quá trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai khi phát hiện những thiếu sót hoặc vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước thì sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Quá trình giải quyết phải đảm bảo đúng thời hạn,

không kéo dài thời gian giải quyết, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo dân chủ, quyền khiếu nại tiếp hoặc quyền khởi kiện hành chính tại Toà án của công dân khi không đồng ý với quyết định giải quyết hoặc quá thời hạn khiếu nại mà không được giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải tạo điều kiện thuận lợi để người khiếu nại tiếp cận với các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc và thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, xử lý nghiêm minh đối với người có trách nhiệm giải quyết nhưng không giải quyết hoặc cố tình giải quyết sai pháp luật, tùy tiện trong quá trình giải quyết. Như vậy, việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là phải theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền khiếu nại, phát huy dân chủ nhân dân cũng như nâng cao trách nhiệm của người có thẩm giải quyết.

3.1.4. Tăng cƣờng pháp chế, xử lý hài hòa lợi ích của các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Quyền khiếu nại là quyền hiến định, là phương tiện pháp lý để công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền "tự bảo vệ" trước những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, công dân cũng trực tiếp tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, góp phần phát huy dân chủ trong quản lý nhà nước.

Để bảo đảm quyền khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của công dân không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận quyền đó trong các văn bản quy phạm pháp luật mà quan trọng hơn đó là sự bảo đảm bằng nhiều biện pháp hữu hiệu để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các khiếu nại của công dân. Muốn

vậy, một mặt đòi hỏi nhà nước phải xây dựng, ban hành được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai về đất đai đồng bộ, đầy đủ, khoa học và khả thi; một mặt yêu cầu các chủ thể pháp luật, bao gồm cả các cơ quan nhà nước phải triệt để tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đất đai. Khi phát sinh vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, các ngành, các cấp phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, phải tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, không ngừng phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai do pháp luật quy định. Đồng thời phải khắc phục ngay hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở một số cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nhất là những trường hợp lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền khiếu nại để kích động người đi khiếu nại, có hành vi tụ tập gây mất an ninh trật tự.

Quá trình thực hiện pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai thời gian qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thời gian qua còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, còn mâu thuẫn, chồng chéo, việc chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai của một số cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chưa nghiêm, những vi phạm pháp luật về khiếu nại chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, gây bức xúc cho công dân,

ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước. Do vậy, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một yêu cầu mang tính khách quan, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Trong thực tế quản lý đất đai, đa phần các vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có nguyên nhân cốt lõi từ việc giải quyết không hài hòa về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật đất đai, ví dụ khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án khu dân cư, người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường số tiền thấp hơn giá thị trường, trong khi người được giao đất sau khi thực hiện xong dự án lại bán quyền sử dụng đất đối với chính diện tích đất đó với giá rất cao, thu về khoản lợi nhuận rất lớn, tạo ra sự không công bằng về lợi ích giữa các bên, từ đó dẫn đến bên bị thu hồi đất khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu hồi đất để thực hiện dự án đó

Vì vậy, trong quản lý nhà nước về đất đai, cần thiết phải xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách tổng hợp về kinh tế - xã hội, đảm bảo giải quyết hài hòa giữa lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ quản lý, sử dụng đất đai (đặc biệt là lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của người được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt và lợi ích của nhà nước - lợi ích của toàn dân); cũng như giải quyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có như vậy mới hạn chế được một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Và trong quá trình giải quyết đối với những khiếu nại về đất đai có phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất, cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo giải quyết hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, đồng thời quan tâm thích đáng tới lợi ích của người sử dụng đất.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai

Hiện nay, việc hoàn thiện các quy định mang tích nguyên tắc chung về quản lý và sử dụng đất như: sở hữu đất đai; về quyền của nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước đối với đất đai; về chế độ sử dụng các loại đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.... là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi việc sửa đổi, bổ sung các quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý đất đai hiệu quả, hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.

Cần hoàn thiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, tạo sự thống nhất trong cả nước không để tồn tại sự chênh lệch bất hợp lý về mức đền bù khi nhà nước thu hồi đất giữa các dự án. Đồng thời, xử lý các quy định trùng lặp, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc giữa các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các văn bản pháp luật có liên quan; nghiên cứu việc ban hành văn bản pháp luật quy định vấn đề bồi thường thiệt hại trong thu hồi đất nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức sử dụng đất.

Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. Để những quy định của Luật sớm được triển khai thực hiện trong cuộc sống, nhiệm vụ trước mắt của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cần phải tập trung rà soát những văn bản quy phạm pháp luật do cấp mình ban hành nhằm phát hiện những nội dung không phù hợp với Luật Đất đai năm 2013 để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ đối với các văn bản không thuộc thẩm quyền

ban hành, tạo ra cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp với tình hình mới.

3.2.2. Kiện toàn bộ máy nhà nƣớc, tổ chức và chỉ đạo giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Để công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai đạt hiệu quả trong thời gian tới cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác kiểm tra việc thi hành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền.

Quá trình thực hiện công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai về đất đai phải đảm bảo gắn liền với yêu cầu cải cách hành chính. Do đó, bên cạnh yêu cầu về hoàn thiện pháp luật cũng cần phải thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan thực hiện công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai về đất đai, đặc biệt là cơ quan tài nguyên và môi trường, thanh tra các cấp. Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động và quy chế làm việc theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phân công, phân nhiệm rõ ràng. Đề cao trách nhiệm, thẩm quyền cá nhân, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Đồng thời, kiên quyết khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai về đất đai của công dân. Thường xuyên làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đất đai. Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công tác liên ngành của tỉnh trong việc tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết, chỉ đạo giải quyết đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.

Yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hành chính nói chung, khiếu nại trong lĩnh

vực đất đai nói riêng chính là yếu tố con người. Bộ phận tham mưu giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải có năng lực, phẩm chất và kiến thức pháp luật chuyên môn, pháp luật về khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ngoài trình độ chuyên môn phải có trách nhiệm nghề nghiệp. Cần phải coi hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai về đất đai, trước hết cần tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách quan về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đất đai, dự báo nhu cầu sử dụng cán bộ, công chức. Đồng thời, tiến hành xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ này trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng ngành, từng địa phương. Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai về đất đai bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với đặc điểm của vùng. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.

Thực hiện tốt công tác tạo nguồn cán bộ, công chức làm công tác giải

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)