Tổ chức tốt công tác tiếp công dân

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 87)

Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Thông qua việc tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt khác, thông qua công tác tiếp công dân giúp cho Đảng và Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác này, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về tiếp công dân; các cơ quan, tổ chức đã triển khai, thực hiện có hiệu quả

công tác này. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc Hội khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp công dân. Với 9 chương 36 Điều, Luật đã quy định đầy đủ, thống nhất, khắc phục tình trạng tản mát của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề tiếp dân, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân còn chưa thống nhất ở các hệ thống cơ quan khác nhau. Đồng thời, tạo nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo, gắn kết công tác tiếp công dân với giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo. Chính vì vậy, công tác tiếp công dân đã thu được những kết quả nhất định: các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị của mình; nhiều đồng chí lãnh đạo đã trực tiếp tiếp công dân theo quy định, từng bước khắc phục tình trạng khoán trắng cho một số cơ quan chuyên môn; tổ chức đối thoại, chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ nơi phát sinh; chấn chỉnh những việc làm sai trái của cán bộ, cơ quan cấp dưới; hướng dẫn công dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhiều nơi đã thành lập Trụ sở, ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân, bố trí công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, đầu tư cơ sở, trang thiết bị cho Trụ sở, công tác tiếp công dân đã dần dần đi vào nề nếp. Hàng năm, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đã tiếp và hướng dẫn hàng chục nghìn lượt người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong đó có nhiều đoàn khiếu kiện đông người, phức tạp.

Bên cạnh việc xác định những nguyên tắc tiếp công dân phải công khai, dân chủ, kịp thời; giữ bí mật, bảo đảm an toàn cho người tố cáo; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo, phản ánh theo quy định của pháp luật, Luật còn nghiêm cấm những hành vi gây phiền hà,

phân biệt đối xử trong việc tiếp công dân. Đồng thời, Luật cũng nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị; nghiêm cấm cá nhân, kích động, lôi

kéo người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo của công dân. Cần đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân như:

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp, các ngành, các đơn vị, trong đó có công tác tiếp công dân nhằm góp phần tăng cường chất lượng hiệu quả của công tác này. Việc thanh tra kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với đổi mới về phương pháp, cách thức để nhanh chóng phát hiện, xử lý các vi phạm, khuyết điểm.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về công tác tiếp công dân. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về công tác tiếp công dân nói riêng, qua đó nâng cao trách nhiệm, ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, chú ý kết hợp chặt chẽ giữa khâu lựa chọn, tuyển dụng, bố trí cán bộ với quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, nghiên cứu thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng để những người làm công tác tiếp công dân yên tâm công tác, tận tụy với nghề.

- Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để phục vụ thiết thực cho việc nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tiếp công dân.

bày, kiến nghị những tâm tư, nguyện vọng để phát huy kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng, nhằm chấn chỉnh bổ sung và hoàn thiện các chính sách, chủ trương, pháp luật, quản lý tốt mọi mặt của đời sống xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Đảm bảo công tác tiếp công dân phải thực hiện đúng quy trình, thường xuyên và đột xuất nắm bắt và giải quyết tốt các yêu cầu của công dân. Công tác tiếp công dân phải đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, giảm phiền hà cho người dân. Hạn chế đến mức thấp nhất việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, đông người.

3.2.4. Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật đất đai

Cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng đất đai, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm. Trong đó cần tập trung kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh vào các công việc cụ thể sau:

- Việc thực hiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án;

- Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Việc sử dụng đất của các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Việc thi hành chế độ công vụ của cán bộ, công chức, nhất là những người có thẩm quyền và trách nhiệm trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.

thanh, kiểm tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai nhằm phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

Phải công khai, nhất quán các quy hoạch, tránh mâu thuẫn giữa các quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng; đầu tư cân đối giữa dự án khu công nghiệp, đô thị với các dự án làng nghề, trang trại, tạo điều kiện giải quyết chỗ ở và việc làm cho ổn định cho nông dân; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư một phần hoặc bố trí trích 50% tiền khai thác quỹ đất địa phương để đầu tư giải quyết việc làm cho người nông dân nói chung nhất là người nông dân ở trong khu vực đất thu hồi xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. Bên cạnh đó, phải quy định rõ quyền lợi người dân sống trong vùng quy hoạch nhưng chưa thực hiện quy hoạch để người dân yên tâm. Có chính sách ưu đãi hơn đối với những hộ dân bị thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, vận dụng linh hoạt các chính sách về giá, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ tạo công ăn việc làm để các hộ dân an tâm ổn định đời sống. Khuyến khích nhà đầu tư đào tạo nghề, thu hút lao động, ưu tiên cho những người lao động bị thu hồi đất. Đối với các dự án phát triển kinh tế, nên có tổ chức tư vấn cho người dân trong đàm phán với các nhà đầu tư, về giá trị tài sản giao dịch, nên khuyến khích các nhà đầu tư thoả thuận cho người dân góp vốn cổ phần đối với tài sản, đất đai (hoặc thuê) để người dân được trực tiếp tham gia vào dự án; có chính sách đào tạo nghề ngắn hạn và giải quyết việc làm cho người nông dân. Có biện pháp hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, vừa giúp người dân sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả và cộng đồng trách nhiệm với các nhà đầu tư, xoá bỏ phân biệt đối xử và rút ngắn chênh lệch giàu nghèo và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất.

lĩnh vực đất đai đã có hiệu lực pháp luật, kiên quyết xử lý những cán bộ cố tình kéo dài thời gian giải quyết, gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Tích cực tăng cường, mở rộng các hình thức thanh tra như: thanh tra định kỳ, thanh tra chuyên đề, thanh tra trách nhiệm, thanh tra vụ việc, thanh tra liên ngành… để kịp thời phát hiện, công khai xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

Cần tiến hành tổng kết, sơ kết nhằm đúc rút kinh nghiệm việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai nhất là những vụ việc đông người, phức tạp theo định kỳ hàng năm, đề ra những biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt, hiệu quả chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai.

3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo

Tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động góp phần vào việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong những năm qua công tác này đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với mục đích nâng cao nhận thức và sự hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp nhân dân để hiểu, thống nhất trong nhận thức và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khiếu nại, tố cáo của công dân đúng quy định của pháp luật; hạn chế khiếu kiện không đúng, khiếu kiện đông người, vượt cấp trái với quy định của pháp luật. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần xây dựng các chương trình hành động cụ thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai cho các đối tượng; trong đó cần tập trung vào đối tượng là cán bộ công chức cấp xã (cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo trong lĩnh vực đất đai) để tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về khiếu

nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai nâng cao năng lực, trình độ, nghiệp vụ và đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo về đất đai; nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân và cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở cần có sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong đó cần nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từng địa bàn và đối tương khác nhau; xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực cho các cấp các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ngay từ cơ sở, giữ vững an ninh trật tự - trật tự an toàn xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tiếp tục kiện toàn, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp và hoạt động của các cơ quan có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật. Cần bố trí một khoản ngân sách địa phương cần thiết cho công tác này, miễn phí các loại sách và tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Hệ thống Đài truyền thanh từ huyện đến xã, thị trấn cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về pháp luật với hình thức sinh động, phong phú, tăng thời lượng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát triển và nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về pháp luật, bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đất

Đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến và đa dạng cách thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như: sử dụng hiệu quả và đầu tư thích đáng cho hệ thống truyền thanh cơ sở, tủ sách pháp luật, tăng cường xuất bản và phát hành các sách hỏi- đáp pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, hoà giải gắn trực tiếp công tác phổ biến giáo dục pháp luật vào hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo coi đây là biện pháp hết sức hiệu quả và trong đó cần coi trọng hình thức tuyên truyền miệng, đối thoại, thuyết phục… củng cố, tăng cường đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật và tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho đội ngũ này hoạt động hiệu quả.

Kết luận Chƣơng 3

Trong thời gian tới, tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, do đó, công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cần được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Giải quyết khiếu nại về đất đai phải xuất phát từ những quan điểm (đồng thời là mục tiêu) chủ yếu đó là: bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đất đai; không ngừng tăng cường pháp chế, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại; bảo đảm ổn định trật tự xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 87)