1.2.1. Quan niệm về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại nhằm đảm bảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau được thực hiện đúng chính sách pháp luật đất đai. Luật Khiếu nại năm 2011 quy định "Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại" [25, Điều 2, Khoản 11]. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là việc cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà nước có thầm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Từ quan niệm về giải quyết khiếu nại hành chính trên, chúng ta có thể đưa ra quan niệm về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai như sau: "Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là việc cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu của cơ quan hành chính nhà nước xem xét, đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại".
Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có những đặc điểm cơ bản sau: Một là: Chủ thể của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai bao gồm: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm hại bởi QĐHC, HVHC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chủ yếu do cá nhân người sử dụng đất thực hiện [24].
Hai là: Khách thể của khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai gây thiệt hại, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Bốn là: khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phát sinh chủ yếu từ các QĐHC, HVHC của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai trong việc thực hiện Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan. Khiếu nại về đất đai rất đa dạng như: khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; khiếu nại đòi lại đất cũ; khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khiếu nại quyết định giao đất, thu hồi đất; khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quản lý và sử dụng đất đai; khiếu nại việc giải quyết tranh chấp về đất đai của cơ quan nhà nước. Ngoài ra, còn có khiếu nại về việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, về thuế, lệ phí về quản lý và sử dụng đất đai...
Năm là: khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thường là những khiếu nại phức tạp, kéo dài, đông người và việc giải quyết dứt điểm rất khó khăn.Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các vụ việc khiếu nại và loại khiếu nại này diễn ra với diễn biến phức tạp dễ làm phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, gây mất ổn định an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội.
1.2.2. Các nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được dựa trên các nguyên tắc: phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là những quan điểm định hướng cho cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại cần phải nắm rõ khi giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Theo quy định của Luật
khiếu nại thì nguyên tắc này được thể hiện trong Điều 4 của Luật, theo đó thì việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong những quy định của Luật khiếu nại liên quan đến quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. Cụ thể:
Thứ nhất, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải được thực hiện theo quy định của pháp luật: nguyên tắc này đòi hỏi người khiếu nại phải thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật, không được lợi dụng quyền khiếu nại để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của người có thẩm quyền cũng phải tuân theo quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải có căn cứ pháp lý.
Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo khách quan: đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong giải quyết khiếu nại. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước quán triệt nguyên tắc này thì việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ đảm bảo tính chính xác, tạo thuận lợi cho việc giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, từ đó cũng hạn chế những sai sót và tình trạng tiếp khiếu.
Thứ ba, việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo công khai: nguyên tắc này cũng nhằm đảm bảo việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được chính xác, khách quan và minh bạch. Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai công khai, tăng cường đối thoại giữa người khiếu nại với người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Người khiếu nại biết được các khâu, các bước trong việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Nguyên tắc công khai cũng giúp cho hạn chế tiêu cực trong giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai cũng như hạn chế tình trạng quan liêu, chủ quan trong giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Thứ tư, việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo dân chủ: nguyên tắc này đòi hỏi việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai người khiếu nại phải tăng cường đối thoại với người khiếu nại để lắng nghe thấu hiểu những yêu cầu của người khiếu nại, nội dung khiếu nại. Qua đó, có giải pháp phù hợp để giải quyết đối với từng vụ việc khiếu nại.
Thứ năm, việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo kịp thời: mặc dù Luật Khiếu nại quy định rõ thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cũng như yêu cầu của từng vụ việc khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải xem xét giải quyết kịp thời, nhất là những quyết định hành chính có thể gây thiệt hại, khó có khả năng khắc phục thì người giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải giải quyết ngay.
1.2.3. Ý nghĩa, vai trò của công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai vực đất đai
Một là: Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Pháp chế và kỷ luật nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động tích cực trong quá trình củng cố và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Pháp chế XHCN là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật, là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và đối với công dân... và sự bảo đảm xử lý nghiêm minh, kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật.
dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và hoàn thành nhiệm vụ được nhà nước giao. Củng cố kỷ luật nhà nước góp phần tăng cường pháp chế XHCN, ngược lại, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa là điều kiện cần thiết để giữ vững kỷ luật nhà nước. Pháp luật quy định nhiều hình thức để bảo đảm pháp chế và kỷ luật nhà nước thông qua hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm tra của Đảng; thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, của cơ quan kiểm sát, hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận... trong đó có hoạt động khiếu nại của công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhằm bảo đảm cho hoạt động khiếu nại của công dân, pháp luật ghi nhận quyền khiếu nại của công dân với vai trò là phương tiện giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quy định rõ quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai mà các chủ thể này phải tuân theo.
Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một trong nhiều phương thức đảm bảo các QĐHC, HVHC của chủ thể quản lý hành chính nhà nước được ban hành, thực hiện đúng pháp luật, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã bị xâm hại được khôi phục, hoạt động quản lý, điều hành của CQHC nhà nước trở nên có hiệu quả, các QĐHC, HVHC trái pháp luật được sửa đổi hoặc hủy bỏ, chấm dứt kịp thời; từ đó phòng ngừa các vi phạm pháp luật xảy ra từ phía những người thực thi công việc do Nhà nước giao quyền. Việc xem xét giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai là nội dung quan trọng và là một trong những biện pháp để pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại phát huy được vai trò trong đời sống xã hội; các quan hệ đất đai được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của nhà nước, của tập thể, xã hội và của người sử dụng đất, giáo dục ý thức pháp luật cho công dân ngăn ngừa vi phạm pháp luật khác có thể xảy ra. Như vậy, giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa quan trọng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Hai là: Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai một mặt nhằm bảo đảm các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất được thực hiện nghiêm chỉnh, phát hiện những sai sót, hạn chế, biết được năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Mặt khác, qua đó Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đã ban hành, qua đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Ngoài ra, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn là phương thức bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý của nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Thông qua quyền giám sát, quyền khiếu nại của mình, người sử dụng đất đã chuyển cho cơ quan nhà nước những thông tin, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Qua đó, Nhà nước kiểm tra lại hoạt động của cơ quan, hành vi của công chức thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trong lĩnh vực đất đai, xử lý đúng pháp luật những hành vi sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức, kịp thời xử lý hoặc chỉnh sửa những bất hợp lý về chính sách, pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại về đất đai nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai.
Việc giải quyết hiệu quả các khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là đối với khiếu nại đông người, vượt cấp, kéo dài có ý nghĩa ngăn ngừa tình huống phát sinh các “điểm ấm, điểm nóng” gây mất ổn định về an ninh nông
thôn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời loại bỏ những cơ hội mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá công cuộc đổi mới và phát triển theo định hướng XHCN của nước ta.
Ba là: Vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.
Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là thực hiện sự đảm bảo của Nhà nước đối với quyền khiếu nại của công dân, là thực hiện quyền dân chủ của công dân được Hiến pháp ghi nhận, là một hình thức của dân chủ XHCN đấu tranh chống lại các việc làm trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức trong xã hội. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bảo đảm công bằng xã hội là mục tiêu của xã hội, phát huy dân chủ XHCN vừa là phương tiện thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, vừa là con đường bảo đảm sự công bằng xã hội. Thực hiện quyền khiếu nại là một hình thức công dân thực hiện quyền dân chủ, tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của công dân kịp thời, đúng pháp luật thể hiện bản chất của chế độ XHCN, trách nhiệm của Nhà nước trước công dân. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiệu quả, đúng chính sách pháp luật, hợp lòng dân sẽ củng cố niềm tin của nhân dân vào chính quyền, vào chế độ, tích cực góp sức mình làm ổn định tình hình chính trị, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
Bốn là: Góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thỏa đáng, đúng pháp luật và chủ thể quản lý nhà nước sớm sửa chữa khắc phục những sai phạm, hạn chế trong quản lý đất đai, xử lý nghiêm minh những người có hành vi sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai
tất yếu sẽ góp phần giảm bớt khiếu nại kéo dài, vượt cấp, phát huy dân chủ, tạo lòng tin trong nhân dân. Từ đó dân tin Đảng, Nhà nước thực sự gắn bó, trọng dân, có trách nhiệm với nhân dân, lo cho dân và là của dân, do dân, vì dân. Cơ sở đó củng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ngày càng gắn bó bền chặt và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy truyền thống, đạo lý của con người Việt Nam.
1.3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG