Nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 63 - 66)

trung tâm của tỉnh, triển khai nhiều dự án) và huyện Việt Yên, Yên Dũng (nơi triển khai một số dự án công nghiệp), số vụ việc khiếu nại về đất đai chiếm hơn 58% số vụ việc khiếu nại về đất đai trên địa bàn toàn tỉnh (trong 5 năm qua). Trong khi ở các địa bàn miền núi số vụ việc khiếu nại về đất đai chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số vụ việc khiếu nại về đất đai của toàn tỉnh (như huyện Sơn Động 0.3%)

Thứ hai, khiếu nại chủ yếu mang tính đơn lẻ, tuy nhiên cũng xảy ra một số vụ việc khiếu nại đông người, có dấu hiệu liên kết giữa các đối tượng ở các địa phương trong tỉnh.

Thứ ba, nội dung khiếu nại chủ yếu đối với quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng. Theo số liệu khảo sát, trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2014, trong tổng số 829 vụ việc khiếu nại về đất đai, nội dung khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng gồm 495 vụ việc, chiếm 59,7%. Ngoài ra là các nội dung: khiếu nại quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (199 vụ, chiếm 24%); khiếu nại quyết định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (116 vụ việc, chiếm 14%); khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (19 vụ việc, chiếm 2,3%)..

2.2.3. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Bắc Giang

2.2.3.1. Về tính phù hợp với nội dung và mục đích của luật và tác động của các quyết định hành chính về đất đai đối với quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng

Qua việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tranh chấp đất đai ở các cấp cho thấy: Phần lớn các quyết định hành chính về đất đai bị khiếu nại đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, hầu hết đều tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành. Quyết định hành chính về đất đai trong các lĩnh

vực giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSD đất, giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất trên đất, phát huy hiệu quả sử dụng đất được giao, được thuê hoặc được công nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra còn hạn chế tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, giúp công tác quản lý sử dụng đất đi vào nề nếp,ổn định. Các quyết định hành chính trong lĩnh vực thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.. luôn có sự xem xét về tính khả thi và điều kiện để thực hiện các quyết định của cơ quan Nhà nước và người dân tránh tính trạng quyết định ban hành ra nhưng việc thi hành chậm, không có hiệu quả.

2.2.3.1. Nguyên nhân khiếu nại đối với quyết định hành chính về đất đai

Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân thứ nhất do sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai. Từ việc pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho người sử dụng đất có đầy đủ các quyền, do vậy, việc nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật của cả cán bộ và người dân còn hạn chế, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật cũng không đầy đủ và quan niệm về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân dân vẫn tồn tại.

Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước, từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện.

Nguyên nhân thứ hai do chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập (chênh lệch giữa Nhà nước thu hồi với doanh nghiệp tự thỏa thuận, giữa các dự án với nhau; vấn đề đất giáp ranh, đất nông nghiệp xen kẽ,

đất lấn chiếm, hạn mức và thực tế sử dụng v..v..) thực tế giá bồi thưòng quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, tuy có tác động tích cực tới việc khuyến khích nhà đầu nhưng lại gây ra những phản ứng gay gắt của những người đất bị thu hồi.

Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích nhà nước với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh đến môi trường đầu tư, đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có được dự án, nóng vội giải phóng mặt bằng đề giao đất, cho thuê đất chưa chú ý đến những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, không có đất sản xuất, đời sống khó khăn; chấp hành chưa đầy đủ các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Nguyên nhân thứ ba sự bất cập trong công tác tổ chức, thi hành pháp luật về đất đai

Công tác quản lý đất đai, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất đai.

Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, không đủ kinh phí, tài liệu, bản đồ để lập quy hoạch chi tiết gắn với thửa đất dẫn tới tùy tiện trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Chưa có sự đầu tư kinh phí thỏa đáng để xây dựng hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với từng thửa đát. Công tác cấp GCNQSD đất chậm và trong một số trường hợp không chính xác.

Công tác kiểm tra việc sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức, trong đó kiểm tra đối với các dự án, công trình sau khi được giao đất, cho

thuê đất còn hạn chế. Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng tiến độ, không đầu tư theo dự án mà chỉ chuyển nhượng hưởng chênh lệch giá ít được phát hiện và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân thứ tư, sự thiếu ý thức chấp hành pháp luật của một số cán bộ và một số công dân.

Một số cán bộ vi phạm chính sách, pháp luật đất đai để trục lợi, quan liêu thiếu tinh thần trách nhiệm trong thi hành công vụ.

Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai và pháp luật về khiếu nại tố cáo nhìn chung còn nhiều hạn chế. Tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến, việc chuyển nhượng trao tay trong nhân dân không tuân theo quy định của pháp luật làm phát sinh các khiếu kiện khó giải quyết. Nhiều trường hợp người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành những quy định đã giải quyết đúng pháp luật; một số trường hợp bị kích động hoặc lợi dụng việc khiếu kiện để kích động khiếu nại đông người, gây sức ép đối với cơ quan Nhà nước nhưng việc xử lý không nghiêm.

Nguyên nhân thứ năm, việc tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật ở một số địa phương, đơn vị chưa được chú trong, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, cấp xã, phường, thị trấn là chính quyền gần dân nhất, mọi thắc mắc, nguyện vọng của người dân đều được phản ánh trực tiếp, tuy nhiên việc tuyên truyền và hướng dân người dân thực hiện các quy định về đất đai ở cấp xã còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 63 - 66)