3.1.1. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam đến năm 2020
Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư gián tiếp không còn ổn định do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ODA có xu hướng giảm dần do Việt Nam tham gia vào hàng ngũ nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn trong nước còn hạn chế, thì ĐTNN càng trở thành là nguồn lực quan trọng cho mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ chiến lược mới với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, thu hút ĐTNN trong giai đoạn tới cần quán triệt định hướng sau:
Một là, Cần tạo bước chuyển mạnh về thu hút ĐTNN từ chạy theo số
lượng sang chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng ngành và quốc gia.
Hai là, Đặc biệt quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh
tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ.
Ba là, Quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với
lợi thế của từng vùng để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 56 Lớp: CQ49/08.01
Bốn là, Chuyển dần thu hút ĐTNN với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh
tranh bằng nguồn lực chất lượng cao.
Để thực hiện thành công các mục tiêu về thu hút và sử dụng ĐTNN thời gian tới theo định hướng nêu trên thì việc đề ra những giải pháp mang tính đột phá, có hiệu quả và có tính thực thi cao là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ngoài các giải pháp chung như ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng thị trường nội địa để tạo ưu thế về quy mô thị trường, tập trung khắc phục các “nút thắt” về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, phát triển hệ thống doanh nghiệp trong nước, trong đó có công nghiệp hỗ trợ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, chúng ta cùng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trước hết, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư đồng bộ, minh bạch, rõ ràng và có tính tiên liệu. Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút ĐTNN giai đoạn tới, đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Cải tiến một cách căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, theo từng ngành, lĩnh vực, khu vực và đối tác. Công tác quản lý doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng được chú trọng cải thiện hiệu quả, đặc biệt là tập trung chuyển đổi mạnh áp dụng chế độ hậu ưu đãi và hậu kiểm, kết hợp tăng cường chế độ báo cáo, thống kê và giám sát, thanh tra. Cuối cùng, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính giảm chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục cho công dân và doanh nghiệp; kiên quyết đẩy mạnh hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí để tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, cạnh tranh thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tư FDI.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những diễn biến nhanh và phức tạp, mang lại không ít những cơ hội và thách thức cho việc thu hút đầu tư nước
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 57 Lớp: CQ49/08.01 ngoài, cần có giải pháp đột phá, có hiệu quả và tính thực thi cao để cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục thu hút và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn ĐTNN. Sự gia tăng quy mô và chất lượng liên kết kinh tế quốc tế không những tăng cường nguồn lực phát triển nền kinh tế mà còn là động lực của việc tiếp tục đổi mới trong nước và giảm thiểu sức ép, rủi ro từ bên ngoài. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ và những kinh nghiệm quý báu đã đúc kết được sau 25 năm phát triển, ĐTNN nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung sẽ tiếp tục đạt được những thành công và có những đóng góp xứng đáng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của đất nước.
3.1.2. Định hướng thu hút FDI của Singapore vào Việt Nam
Mặc dù có nhiều tiềm năng, đầu tư của Singapore chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Có nhiều lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu nhưng chưa được các doanh nghiệp Singapore đầu tư.
Nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nói chung cũng như thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói riêng, việc thu hút vốn FDI Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới cần có những định hướng cụ thể sau:
- Cần tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong các lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện, điện tử. Công nghệ thông tin là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn của Singapore. Việc hướng vào các TNCs mục tiêu, đặc biệt là TNCs của Singapore trong lĩnh vực công nghệ thông tin thực sự cần thiết để có thể thu hút được nguồn lực vốn và công nghệ hiện đại. Nguồn vốn đổ vào
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 58 Lớp: CQ49/08.01 từ các TNCs sẽ rất lớn, đi kèm với nó là công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến.
Bảng 3.1: Một số TNCs mục tiêu
Ngành mục tiêu Các TNCs mục tiêu
Công Nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, EU, Ấn Độ, Singapore
Điện tử Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc
Hóa dầu Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc
Dầu khí EU, Mỹ, Nga
Chế biến thực phẩm Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc
Dệt may, da giày Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông
Xây dựng hạ tầng KCN Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc
Tài chính, ngân hàng EU, Mỹ, Trung Quốc, Singapore
Bảo hiểm EU, Mỹ, Trung Quốc, Singapore
Nguồn : Viện chiến lược – Bộ Kế hoạch và đầu tư
- Cần đẩy mạnh đầu tư từ Singapore vào Việt Nam thông qua đại diện ngoại giao tại Singapore bằng hình thức hội thảo, trao đổi thông tin của doanh nghiệp hai nước hoặc tổ chức các đoàn doanh nghiệp hai nước đi khảo sát thị trường lẫn nhau.
- Thay đổi chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong đó có Singapore đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất năng lượng bằng
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 59 Lớp: CQ49/08.01 than, khí, kể cả năng lượng hạt nhân tại Việt Nam; lập trung tâm đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin cho Việt Nam tại Singapore.
- Cần tổ chức các Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm quản lý, xúc tiến và kêu gọi đầu tư để Việt Nam có thể trao đổi kinh nghiệm của Singapore trong việc xây dựng và thực hiện chính sách định hướng phát triển xuất khẩu phần mềm (đặc biệt là các nhà quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng).
3.2. GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM
3.2.1. Nhóm giải pháp về hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư
Các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động ĐTNN chưa thực sự đồng bộ, rõ ràng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, tạo ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng ở các cấp. Đồng thời, các chính sách ưu đãi vẫn còn tình trạng dàn trải, chưa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tư. Do đó, chúng ta cần thay đổi hệ thống pháp luật thông thoáng, tăng sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN bằng việc thực hiện :
Trước hết, chúng ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.
Các chính sách ưu đãi đầu tư phải rõ ràng, tập trung cụ thể vào những ngành, những lĩnh vực và địa bàn cụ thể, tránh tình trạng dàn trải, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi cho người lao động để họ yên tâm làm việc.
Trong quá trình soạn thảo cần quy định rõ ràng và cụ thể các điều khoản thực thi, đồng thời xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp thực hiện lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài.
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 60 Lớp: CQ49/08.01 Nhà nước và các cấp chính quyền phải theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư của các doanh nghiệp để phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh một cách kịp thời, chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật; đề xuất các chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia nói chung cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn; đối xử một các công bằng, đúng pháp luật đối với các nhà ĐTNN.
3.2.2. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính
Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư Singapore nói riêng phải làm việc trực tiếp với các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, mọi việc làm của cơ quan nhà nước các cấp đều có tính quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của nhà ĐTNN. Do vậy, Việt Nam cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lí đầu tư các cấp theo hướng đơn giản hóa và hiệu quả, công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư, đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phươg, phù hợp với điều kiện cụ thể.
Trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý các dự án ĐTNN cần thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước để tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư nước ngoài, tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.
Bên cạnh đó, chúng ta cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức bằng những khóa tập huấn. Các cán bộ hành chính cũng cần có ý thức trau dồi kiến thức chuyên môn, tư cách đạo đức nhằm đảm bảo thực hiện đúng, nghiệm chỉnh nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài. Cần có những hình thức kỉ luật nghiêm chỉnh với những trường hợp vụ lợi, có tình vi phạm của đội ngũ cán bộ này.
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 61 Lớp: CQ49/08.01
3.2.3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạnh khoa học - nghệ hiện nay thì cơ sở hạ tầng hiện đại là điều kiện tiên quyết thu hút đầu tư nước ngoài nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh nông thôn và miền núi vẫn chưa được đầu tư đúng mức, gây sự e ngại khi các nhà ĐTNN có ý định đầu tư vào nước ta. Chúng ta cần tiến tới xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, chất lượng trong thời gian càng ngắn càng tốt. Để làm được điều này, chúng ta cần :
Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch vào các công trình giao thông; tranh thủ tối đa các nguồn lực trong nước cũng như từ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, trước mắt cần ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước; hệ thống đường bộ cao tốc, các cầu cảng, sân bay...; khuyến khích sản xuất và sử dụng các loại năng lượng mới; giải quyết tốt việc cung cấp điện vì điện là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất sử dụng nhiều máy móc như hiện nay.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không , tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng phục vụ cho quá trình sản xuất và xuất khẩu đúng như đã cam kết khi chúng ta gia nhập WTO, đồng thời hướng tới tìm giải pháp mở cửa sớm đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà chúng ta có nhu cầu.
Một khi hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển đúng hướng, các nhà đầu tư không chỉ từ Singapore sẽ có điều kiện để rót vốn vào các dự án, làm giảm bớt sự chênh lệch về đầu tư giữa các vùng miền, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng đều trong cả nước.
3.2.4. Nhóm giải pháp về đội ngũ lao động
Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực còn rất nhiều bất cập: Trình độ kỹ thuật lao động thấp, số lượng lao động có trình độ, tay nghề cao chưa đủ đáp ứng cho các dự án có FDI. Hơn nữa đội ngũ này lại tập trung chủ yếu ở các thành
Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 62 Lớp: CQ49/08.01 phố lớn. Trình độ của cán bộ khoa học, quản lí yếu, tình kỉ luật chưa cao..cơ cấu đào tạo bất hợp lí, phân bổ không đồng đều tập trung ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở vùng miền núi và trung du. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI chúng ta cần giải quyết các tồn tại đó theo hướng sau :
Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động; nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động cho người lao động cũng như người sử dụng lao động bằng việc phổ biến; tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho họ để đảm bảo việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương một cách đầy đủ và nghiêm túc.
Chúng ta cần thành lập các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để một mặt đại diện cho công nhân Việt Nam đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài để bảo vệ lợi ích của người lao động Việt Nam.
Nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo, các trường dạy nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, đồng thời sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau, xây dựng thêm các trường đào tạo, trung tâm dạy nghề ở các tỉnh nhỏ, ở miền núi, trung du nhằm tạo sự đồng đều về chất lượng của đội ngũ lao động trong cả nước.
Chúng ta cần quán triệt quan điểm "cần chất lượng hơn số lượng", việc đào tạo đội ngũ lao động phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo phải được đo bằng năng lực trí tuệ, bằng trình độ chuyên môn tốt, khả năng tư duy, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, không đảm bảo chất lượng. Để có được điều đó, Nhà nước cần thống nhất quản lí công tác giáo dục - đào tạo, ban hành thống nhất các văn bản