ĐÁNH GIÁ VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ singapore vào việt nam (Trang 52)

VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, dự án đầu tư của Singapore có hiệu quả và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Việc tiếp tục thưc hiện có hiệu quả các dự án đầu tư FDI từ Singapore hứa hẹn sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích lâu dài như tăng trưởng về kinh tế, giải quyết được các vấn đề về việc làm cho người lao động, góp phần tăng cường hoàn thiện môi trường đầu tư dựa trên kinh nghiệm thu hút FDI của đất nước

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 45 Lớp: CQ49/08.01 phát triển này. Không những thế, các nhà đầu tư Singapore còn hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận được các công nghệ hiện đại và chuyển dịch cơ cấu ngành theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.Trên thực tế, trong con mắt nhiều nhà đầu tư Singapore thì môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn có sự hấp dẫn, quyến rũ và những lợi thế cạnh tranh riêng. Nhất là sau khi Việt Nam và Singapore đã ký hiệp định khung về kết nối kinh tế trong các lĩnh vực: tài chính; giáo dục và đào tạo; giao thông vận tải; CNTT và TT; đầu tư –thương mại...

Hai nước đã có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp từ lâu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề. Riêng dự án liên doanh VSIP được đầu tư có hiệu quả và mở rộng thành 4 chi nhánh ở Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh và Quảng Ngãi đã trở thành biểu tượng của sự hợp tác hiệu quả giữa Singapore và Việt Nam. Hiện nay, 4 dự án của VSIP đã thu hút được 465 đối tác cam kết đầu tư và đóng góp nhiều cho ngân sách của các địa phương. Có thể kể đến một số nhà đầu tư Singapore đã thành công tại Việt Nam như: Sembcorp, Mapletree, Guocoo Land, Khoo Teck Puat Hospital, Kinderworld, Montessori,... Trong đó có những dự án tỉ USD được đầu tư tại Việt Nam như dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái tại khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế do Tập đoàn Banyan Tree đầu tư. Doanh nghiệp Singapore được coi là có uy tín trong việc đầu tư vào các nước trong đó có Việt Nam. Các dự án thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đầu tư, có đóng góp nhất định ở một số lĩnh vực: bất động sản; lưu trú, ăn uống, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng… Đặc biệt, VSIP Bình Dương VSIP được chính thức khởi động vào tháng 1 năm 1996, được xem là khu công nghiêp kiểu mẫu, sự hình thành của VSIP đã giúp Bình Dương - một trong những tỉnh thuần

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 46 Lớp: CQ49/08.01 nông chỉ mất 17 năm, giúp Bình Dương trở thành tỉnhcó nền công nghiệp phát triển mạnh nhất Việt Nam với giá trị sản xuất năm 2011 đạt hơn 6 tỉ USD.

Thứ hai, góp phần phát triển lĩnh vực bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng,…

Trong thời gian vừa qua, các nhà đầu tư Singapore đặc biệt quan tâm đến một số lĩnh vực: bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng… Với sự đầu tư mạnh mẽ, các ngành này ở Việt Nam có sự phát triển đáng kể. Điều này cũng là hợp lý, ví dụ, khi mà một doanh nghiệp Singapore hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo đầu tư nâng cấp một hệ thống dây chuyền sản xuất. Khi có công nghệ mới, số lượng sản phẩm nhiều hơn, giá cả tốt với người tiêu dùng hơn, tạo được nhiều lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, nhà đầu tư khác cũng phải thay đổi công nghệ theo, hệ quả dẫn tới là nền sản xuất phát triển hơn trước, thị trường hàng hóa cũng có sự cạnh tranh hơn, qua đó cũng gián tiếp nâng ngành chế biến lên một mức cao hơn. Với các ngành khác, tình hình cũng tương tự như vậy. Ta có thể điểm ra một số tập đoàn, doanh nghiệp của Singapore với những lĩnh vực đầu tư, luôn đi tiên phong trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của ngành, như:

+ Sembcorp Industries là một tổ hợp doanh nghiệp, bao gồm rất nhiều công ty con tại nhiều nước trên thế giới. Hoạt động của tập đoàn tập trung chủ yếu trong ba lĩnh vực chính: Cung cấp năng lượng, công nghiệp đường thủy và phát triển đô thị. Tại Việt Nam, Sembcorp đã để lại dấu ấn với những dự án khu công nghiệp (VSIP) trảo dọc từ Bắc đến Nam như: VSIP II Bình Dương, VSIP Bắc Ninh, VSIP Hải Phòng, VSIP Quảng Ngãi….Ngoài các dự án VSIP, Sembcorp cũng sở hữu 1/3 nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 47 Lớp: CQ49/08.01 Tàu. Năm 2014, doanh thu của Sembcorp đạt 9,2 tỉ USD, lợi nhuận 710 triệu USD. Những dự án của Semcorp tại Việt Nam đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

+ Tập đoàn Andriz được thành lập từ năm 1852, với 35 nhà máy và hơn 120 chi nhánh, văn phòng đại diện; là nhà cung cấp các hệ thống dịch vụ và công nghệ hang đầu thế giới. Lĩnh vực kinh doanh: chế biến gỗ ép, bột giấy và dầu sinh học. Tổng số nhân viên của Tập đoàn hơn 11.000 người, trong đó ngành giấy và bột giấy là 3.700 người. Tại Việt Nam, tập đoàn đã có 25 dây chuyền sản xuất giấy và bột giấy.

+ Keppel là một trong những tập đoàn hang đầu tại Singapore với các công ty con có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, hoạt động trong các lĩnh vực: công nghiệp hàng hải, năng lượng, môi trường và bất động sản. Tại Việt Nam, Keppel Land là một trong những nhà đầu tư bất động sản tiên phong và lớn với danh mục đầu tư bất động sản đa dạng như: nhà cao ốc văn phòng, các dự án dân cư, các dự án khu công nghiệp và khu đô thị mới phức hợp.

+ Jurong International là một công ty thuộc Tập đoàn JTC (Jurong Town Corporation) – cơ quan hàng đầu của Singapore về quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp. JTC đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Singapore bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn công nghiệp hóa. Đến nay, JTC đã phát triển trên 7.000ha đất công nghiệp và xây dựng trên 4 triệu mét vuông hạ tầng, Ngoài việc xây dựng thành phố công nghiệp đầu tiên của Singapore (Jurong Industrial Estate) JTC đã phát triển các dự án mang tính biểu tượng quan trọng khác của Singapore trong đó có trung tâm công nghiệp hóa học tại đảo Jurong

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 48 Lớp: CQ49/08.01 với gần 100 công ty hàng đầu thế giới về dầu khí, hóa dầu và hóa chất chuyên dụng với số vốn đầu tư khoảng 47 tỷ USD.

Nhận thấy, các lĩnh vực nhận được nguồn Vốn FDI của các doanh nghiệp Singapore ngày càng phát triển và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, các khu công nghiệp đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, tạo điều kiện ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) được hình thành dựa trên nền tảng tình hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore.Với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ hai nước Việt Nam và Singapore, một liên doanh đầu tư giữa các đối tác trong và ngoài nước do những tập đoàn có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở và bất động sản như Tổng công ty đầu tư và phát triển Becamex (Bình Dương) và các công ty do Tập đoàn Sembcorp Development (Singapore) dẫn đầu được thành lập để thực hiện dự án VSIP từ năm 1996.

VSIP được khởi đầu với dự án phát triển xây dựng khu công nghiệp VSIP I diện tích 500 ha tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, qua 19 năm xây dựng đã hình thành nên một chuỗi gồm ba khu công nghiệp lớn tại Bình Dương với diện tích trên 2.500ha.Trong đó, đáng chú ý khu công nghiệp VSIP I tại thị xã Thuận An với diện tích 500ha, đến nay 100% diện tích đã lấp đầy với 240 dự án đầu tư tổng số vốn 2,7 tỷ USD đến từ 29 quốc gia, vùng lãnh thổ. VSIP I đã thu hút và sử dụng hơn 100.000 lao động, giải quyết đáng kể tình trạng thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 49 Lớp: CQ49/08.01 Tiếp theo thành công của khu công nghiệp VSIP I, khu công nghiệp VSIP II được hình thành và lấp đầy 98% diện tích, thu hút 128 dự án đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư trên 1,4 tỷ USD, tạo việc làm cho 42.192 lao động. Năm 2008, nhằm đáp ứng nhu cầu thuê đất ngày càng tăng của các nhà đầu tư; VSIP đã triển khai mở rộng dự án VSIP II thêm 1.700ha bao gồm 1.000ha phát triển khu công nghiệp và 700ha phát triển khu đô thị và dịch vụ. Đến nay, dự án lấp đầy khoảng 50% diện tích đất công nghiệp.

Các khu công nghiệp VSIP đã giải quyết được khá nhiều tồn tại trong tình hình kinh tế xã hội các địa phương. Ta cũng biết, những thanh niên trong độ tuổi lao động, nhưng không có việc làm, rất dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút. Tình hình này càng rõ rệt ở các vùng nông thôn, nơi trình độ dân trí còn thấp. Các khu công nghiệp được xây dựng và hoạt động hiệu quả đã gián tiếp ngăn chặn tình huống xấu nêu trên, tạo sự ổn định trong địa phương để phát triển.

Tới nay, thêm một dự án khu công nghiệp VSIP nữa đang được xây dựng, đó là VSIP Quảng Ngãi. Mặc dù vẫn trong quá trình xây dựng nhưng đến nay, Khu công nghiệp-đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đã thu hút được 10 nhà đầu tư, trong số này có 4 nhà đầu tư sẽ đi vào hoạt động vào quý 2 này. Việc 4 nhà máy đi vào hoạt động, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, trong năm nay sẽ tạo ra khoảng 5.000 việc làm mới.

Với sự thành công của các dự án đã triển khai và tầm vóc của các dự án đang và sắp triển khai, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore được xem như là một trong những khu đô thị và khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam và là biểu

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 50 Lớp: CQ49/08.01 tượng thành công của sự hợp tác, hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Nam và Singapore.

2.3.2. Những hạn chế tồn tại

Thứ nhất, Singapore đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam về tài nguyên, địa lý nhưng còn nguồn nhân lực thì hạn chế, kém hấp dẫn

Vấn đề nguồn nhân lực yếu và lao động có chất lượng cao thiếu cũng làm cản trợ sự thu hút đầu tư nước ngoài. Việc thiếu nguồn lao động có trình độ cao trong một số lĩnh vực: công nghệ thông tin, chuyên môn có thể làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Tiềm năng thị trường cho lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp hiện rất lớn nhưng do việc mất cân đối giữa cung - cầu nguồn nhân lực có tay nghề nên gây nhiều khó khăn và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành cũng gay gắt hơn. Nhiều doanh nghiệp phải chi nhiều tiền cho việc đào tạo nguồn lao động, hoặc không thì khi sử dụng lao động lại mất thời gian đào tạo, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ sản xuất, gây rủi ro cho doanh nghiệp khi thiếu hụt lao động. Ví dụ Intel Products Việt Nam cũng cho biết đã phải chi đến hơn 22 triệu đô la Mỹ đào tạo nguồn lao động cho công ty cũng như cộng đồng. Mặc dù Intel không phải là một công ty của Singapore, nhưng các nhà đầu tư Singapore đã học hỏi được rất nhiều bài học từ trường hợp này. Điều này gây ngại đối với các nhà đầu tư Singapore.

Thứ hai, việc thu hút các dự án FDI là không đồng đều giữa các vùng miền

Tỷ trọng phân bổ giữa các vùng miền là rất chênh lệch nhau. Phần lớn các dự án tập trung ở khu vực đồng bằng, các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc còn các tỉnh vùng sâu, vùng xa tỷ trọng rất thấp. Những vùng sẵn có

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 51 Lớp: CQ49/08.01 tiềm năng và thế mạnh như đồng bằng sông Cửu Long, và Đông Nam Bộ tiếp tục đứng đầu về thu hút FDI. Trong khi khu vực Miền Núi Phía Bắc, và Tây Nguyên đang “khát” vốn đầu tư lại chỉ nhận được sự đầu tư nhỏ giọt.

Phân bổ nguồn vốn FDI trong lĩnh vực không đồng đều giữa các địa phương. Dự án FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh (670 dự án), TP. Hà Nội (219), Bình Dương (186 dự án),... Qua đó thấy rằng các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng núi rất khó kêu gọi các Nhà FDI đến đầu tư.

Thứ ba, các dự án FDI đầu tư vào các lĩnh vực có sự chênh lệch lớn

Nhận thấy, các nhà đầu tư FDI đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (426 dự án) với tổng số vốn 13,37 tỷ USD, cao vượt trội so với những ngành còn lại: cụ thể ngành xây dựng (80 dự án ), ngành vận tải – kho bãi (60 dự án, các ngành còn lại có rất ít dự án đầu tư FDI chưa đáp ứng được kì vọng về phát triển y tế, giáo dục. Trong khi thời gian gần đây, hiện tượng quá tải tại các bệnh viện lớn diễn ra thường xuyên; còn các bện viện nhỏ rất khó kêu gọi các nhà đầu tư FDI đầu tư vào.

Thứ tư, thời gian để các nhà đầu tư xin được giấy cấp phép đầu tư từ chính quyền cho các dự án còn khá dài, gây khó khăn trong hoạt động sử dụng vốn

Theo luật Đầu tư 2005, quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư: a. Đối với dự án không phải thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Nhà đầu tư nộp 3 bộ hồ sơ tại Sở Kế họach và Đầu tư, trong đó có 1 bộ gốc. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế họach Đầu tư lập thủ tục trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 52 Lớp: CQ49/08.01 b. Đối với dự án phải thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Nhà đầu tư nộp 8 bộ hồ sơ tại Sở Kế họach và Đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc.

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan; Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo chỉ một lần bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án đầu tư.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra và trả lời bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Như đã thấy, thủ tục cấp phép đầu tư cần nhiều thời gian để Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra, kiểm định, sau đó mới đưa ra quyết định cấp phép đầu tư. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động đầu tư vốn vào các dự án của các

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ singapore vào việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)