Theo địa phương

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ singapore vào việt nam (Trang 40)

Sau 27 năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã có mặt tại 64 tỉnh thành phố trên cả nước. Tính lũy kế đến tháng 11/2014, TP Hồ Chí Minhđã thu hút được gần 2.500 dự án với tổng vốn đầu tư là 20 tỷ USD, chiếm 14,4 % tổng số dự án và 14% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 291 dự án có tổng vốn đầu tư 26,3 tỷ USD chiếm 13%, Hà Nội với 2461 dự án có tổng vốn đầu tư là 21,2 tỷ USD chiếm 10%, Đồng Nai với 1106 dự án có tổng vốn đầu tư 20,1 tỷ USD chiếm 10% và Bình Dương với 2252 dự án có tổng vốn đầu tư là 17,6 tỷ USD chiếm 8% tổng vốn đầu tư cả nước. Các địa phương như Đắc Nông, Bắc Cạn, Hà Giang có số dự án được đầu tư vào còn ít, số vốn đầu tư thấp.

2.1.2.3. Theo hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài. Tính đến năm 2014, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được 138,9 tỷ USD với 11429 dự án, chiếm 67%; hình thức liên doanh với 2576 đạt 53,2 tỷ USD chiếm 26%. Các hình thức khác như hợp đồng BOT, BT, BTO; hợp đồng hợp tác kinh doanh… có số lượng dự án ít, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 33 Lớp: CQ49/08.01

2.1.2.4. Theo đối tác đầu tư

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác chủ yếu

Tính đến nay đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á. Từ bảng số liệu, ta có thể thấy trong 10 nước có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, có tới 8 nước châu Á. Tiêu biểu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 37 tỷ USD, xếp sau là Nhật Bản cũng gần đạt mốc 37 tỷ USD. Singapore đứng thứ 3 với 1351 dự án với tổng vốn đăng kí là 32,7 tỷ USD. Trung Quốc cũng có mặt trong danh sách ở vị trí thứ 9, với 1089 dự án đăng ký với tổng vốn đầu tư gần 8 tỷ USD. Việc cả 4 con rồng châu Á đầu

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 34 Lớp: CQ49/08.01 tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam hứa hẹn một làn sóng đầu tư mạnh hơn nữa, tạo điều kiện cho những sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong những năm sắp tới.

2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA NAM THỜI GIAN QUA

2.2.1. Tổng quan về quy mô, tốc độ đầu tư

Việt Nam và Singapore đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm, trong thời gian đó 2 nước luôn có quan hệ tốt đẹp trong mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng. Với vị thế là một trong 4 con rồng châu Á, Singapore luôn biết cách sử dụng những vốn đầu tư một cách hiệu quả, bên cạnh đó cũng không ngừng giúp đỡ những quốc gia đi sau về kinh tế, điển hình là Việt Nam nói riêng, và cả khu vực ASEAN nói chung.

Biểu đồ 2.2: Lượng vốn các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam tính đến tháng 3/2015

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

60% 22% 12% 3.50% 1.25% 1.00% 0.15% 0.10% Singapore Malaysia Thái Lan Brunei Indonesia Phillippines Lào Campuchia

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 35 Lớp: CQ49/08.01 Qua biểu đồ nhận thấy, dẫn đầu trong khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Singapore với 1353 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 32,7 tỷ USD (chiếm 53% tổng số dự án và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là Malaysia với 484 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10,7 tỷ USD (chiếm 19,3% tổng số dự án và 22% tổng vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo đó là Thái Lan với 371 dự án; tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,7 tỷ USD (chiếm 15,04% tổng số dự án và 12,% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại theo thứ tự lần lượt là các nước Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia.

Trong 10 năm trở lại đây, dòng vốn từ Singapore chảy vào Việt Nam tương đối mạnh, cụ thể:

Bảng 2.3: Thống kê vốn đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 Đơn vị: tỷ USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số vốn (lũy kế) 1,02 1,27 1,67 1,86 1,22 1,39 1,55 1,92 3,04 2,8 Số DA (lũy kế) 42 53 69 77 50 57 65 89 105 153

Nguồn: Vụ Tài chính tiền tệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ năm 2005, đầu tư trực tiếp từ Singapore tăng lên nhanh chóng. Đến tháng 10/1993, tức là chỉ trong vòng 2 năm, Singapore đã xếp thứ 9 trong 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trải qua gần 20 năm, Singapore vẫn giữ vị thế là một trong những quốc gia có lượng vốn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất.Trong 2 năm 2005, 2006, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO, do đó chính phủ tích cực mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đến năm 2007, Việt Nam chính thức tham gia WTO, đánh dấu mốc thu hút đầu tư mạnh mẽ từ các đối tác bên ngoài, Singapore, đã tham gia đầu tư vào nước ta từ năm 1991, cũng

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 36 Lớp: CQ49/08.01 không phải ngoại lệ. Số dự án và vốn đầu tư qua các năm của Singapore năm 2007, 2008 cao vọt so với 2 năm trước, báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau năm 2008, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu tụt dốc, và điển hình là khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài buộc phải hạn chế đầu tư, không chỉ riêng đầu tư ra nước ngoài mà thậm chí là cả trong nước. Từ bảng số liệu, ta có thể thấy rõ trong3 năm từ năm 2009 đến 2011, số dự án và tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Singapore sụt giảm rất nhiều so với đà tăng trưởng của những năm trước đó. Đến năm 2012, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, và các nhà đầu tư Singapore nói riêng, đã bắt đầu trở lại thị trường Việt Nam. Trong năm 2014, tổng số dự án và vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của Singapore đạt 153 dự án và 2,8 tỷ USD;đến cuối tháng 4/2015, Singapore có 1.405 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đạt 33,12 tỷ USD, đứng thứ 3 trong tổng số 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Quy mô vốn bình quân một dự án của Singapore đạt khoảng 24 triệu USD; cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 14,3 triệu USD/dự án.

2.2.2. Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư

Tính lũy kế đến tháng 2/2015, các dự án của Singapore tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 54% về vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực bất động sản, xây dựng, vận tải kho bãi.

Nhìn chung, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore tại Việt Nam phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 37 Lớp: CQ49/08.01

Bảng 2.4: Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam theo cơ cấu ngành tính đến 2/2015

Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng kí (tỉ USD)

Kinh doanh BĐS 74 10

CN chế biến – chế tạo 426 13.37

Xây dựng 80 1.86

Nghệ thuật và giải trí 12 1.78

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

25 1.88

Vận tải kho bãi 60 0.707

Y tế và trợ giúp xã hội 11 0.537

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư

Từ số liệu trên, ta thấy đầu tư trực tiếp từ Singapore phần lớn tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo. Nguyên nhân là do nước ta có nguồn tài nguyên dồi dào, nguyên vật liệu đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Với vốn đăng ký trung bình mỗi dự án đầu tư vào ngành này khoảng 31,1 triệu USD, có thể thấy các nhà đầu tư Singapore đánh giá khá cao tiềm năng của ngành, cùng với đó là sự đầu tư xứng đáng với tiềm năng đó.

Đứng tiếp theo là ngành kinh doanh bất động sản. Đầu tư vào ngành chiếm 30,1% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư của Singapore tại Việt Nam.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 38 Lớp: CQ49/08.01 Đa phần các dự án đầu tư bất động sản là đầu tư vào kinh doanh căn hộ cao cấp, khu đô thị mới…

Trong bối cảnh ảm đạm của thị trường bất động sản hiện nay, các nhà đầu tư có xu hướng rụt rè hơn trong việc bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà đầu tư lớn thực sự quan tâm và đặt rất nhiều niềm tin vào thị trường màu mỡ này, tiêu biểu là tập đoàn Keppel Land. Với tầm nhìn xa và tiềm lực tài chính vững vàng, tập đoàn BĐS này đã đặt chân vào những thị trường mới nổi từ rất sớm để tìm kiếm các cơ hội đầu tư với chi phí hợp lý nhất.

Một nhà đầu tư Singapore khác cũng đã đẩy mạnh giải ngân vào thị trường BĐS Việt Nam trong hơn 2 năm qua là Tập đoàn Mapletree. Ngoài mảng đầu tư kho vận tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở Bình Dương và Bắc Ninh, tập đoàn này đã thể hiện rõ quan điểm Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của họ. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 5 trong số 8 thị trường châu Á mà Mapletree hiện diện với vốn đầu tư 408 triệu đô Singapore (chỉ sau Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc và Nhật Bản của Mapletree). Cuối năm 2012, tập đoàn này đã mở rộng đầu tư nhà ở khi tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp có dấu hiệu chững lại.

Năm 2015, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kinh tế mới theo hướng thông thoáng, cởi mở hơn chính thức có hiệu lực, nhất là việc sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,... Các đạo luật này được nhà đầu tư ngoại rất quan tâm và có tác động lớn tới tâm lý của các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam. Đây là một tiến trình đúng đắn đối với sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam

Hiện tại, niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường BĐS hiện đã được cải thiện, đặc biệt hành lang pháp lý thông thoáng hơn đang tạo nên nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư ngoại. Bên cạnh đó, so với thời gian trước, thị trường BĐS

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 39 Lớp: CQ49/08.01 Việt Nam hiện tại đã có những chuyển biến tích cực hơn. Từ ngay sau Tết Nguyên Đán, nhiều chủ đầu tư nội địa đã khẩn trương hoạt động trở nhằm bảo đảm tiến độ đưa sản phẩm ra thị trường và thời hạn bàn giao nhà cho người mua.

Đi kèm với ngành bất động sản là ngành xây dựng. Số dự án ở ngành này đứng thứ hai, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tuy nhiên tổng vốn đăng ký lại thấp hơn gần 10 lần. Nguyên nhân là do tuy đầu tư vào nhiều dự án nhưng vốn đầu tư mỗi dự án không quá lớn. Hơn nữa, trình độ quản lý nhân lực của các doanh nghiệp Singapore khá tốt, do đó tiết kiệm được nhiều chi phí không cần thiết. Đó là những nguyên nhân chính giải thích cho tình hình vốn đầu tư nhỏ so với số lượng dự án. Các dự án xây dựng của các nhà thầu Singapore đáp ứng được rất nhiều tiêu chí cả về chất lượng xây dựng, hình thức công trình và giá thành sản phẩm, do đó chiếm được một thị phần nhất định trong ngành xây dựng, điều này cũng là một điểm thu hút các nhà đầu tư đầu tư dự án vào Việt Nam.

Qua bảng số liệu cũng có thể thấy sô dự án về y tế và trợ giúp xã hội mà doanh nghiệp FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam là ít nhất trong tổng số các lĩnh vực mà doanh nghiệp FDI của Singapore đầu tư. Nguyên nhân là do nước ta chưa coi y tế là một trong những ngành kinh doanh tiềm năng. Đa phần các bệnh viện trên cả nước là bệnh viện của Nhà nước, từ cấp Trung ương đến cấp địa phương. Các bệnh viện tư nhân và các bệnh viện có vốn đầu tư từ nước ngoài, mặc dù có cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc tế, không thật sự được người dân tin tưởng nhiều do chi phí khám chữa bệnh còn cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế của đa phần người dân Việt Nam. Hơn nữa chất lượng đội ngũ y bác sĩ chưa được đảm bảo cũng là một lý do để người dân tìm đến các bệnh viện công. Một số bệnh viện của các nhà đầu tư Singapore tiêu biểu có chất lượng tương đối tốt là Parkway, Raffles…

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 40 Lớp: CQ49/08.01

2.2.3. Cơ cấu theo địa phương

Bảng 2.5: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore theo địa phương tính đên cuối tháng 2/2015 (10 địa

phương nhận số vốn đầu tư nhiều nhất)

STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)

1 TP Hồ Chí Minh 686 8,938,970,687

2 Hà Nội 219 4,151,639,753

3 Quảng Nam 4 4,064,513,678

4 Bắc Ninh 21 2,782,312,000

5 Bình Dương 186 2,295,519,978

6 Bà Rịa – Vũng Tàu 44 2,090,756,911

7 Thái Nguyên 2 2,021,756,000

8 Đồng Nai 51 1,961,731,929

9 Thừa Thiên – Huế 5 1,175,267,500

10 Hải Phòng 29 725,037,553

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các dự án đầu tư của Singapore phân bổ tại 44/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi), nhưng số lượng dự án và số vốn tương đối tập trung tại hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút được nhiều dự án của Singapore với 686 dự án và 9 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 49% tổng số dự án và 27% tổng số vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam). Hà Nội đứng thứ hai với 219 dự án và 4,1 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 16% tổng số dự án và 12,6% tổng số vốn đăng ký) Ngoài ra, Quảng Nam, Bắc Ninh, Bình Dương, Bà Rịa –

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 41 Lớp: CQ49/08.01 Vũng tàu, Đồng Nai cũng là những tỉnh, thành phố thu hút được nhiều dự án của Singapore.

Nhận thấy, các thành phố lớn là nơi thu hút rất nhiều các dự án đầu tư nước ngoài, do có thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí cao, cùng với đó là nguồn lao động dồi dào. Những thành phố trực thuộc tỉnh cũng thu hút đáng kể đầu tư, do sự có mặt của các khu công nghiệp lớn, tiêu biểu như VSIP Bắc Ninh; VSIP I, VSIP II ở Bình Dương; VSIP Quảng Ngãi…

Các tỉnh thành còn lại có số lượng dự án và tổng vốn đầu tư rất nhỏ, không đáng kể. Đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía bắc như Hà Giang, Sơn La,... không có dự án nào của các doanh nghiệp Singapore được đăng ký. Nguyên nhân là do các tỉnh thành này, với hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được những chỉ tiêu cơ bản, cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người tại mỗi tỉnh còn rất thấp (hơn 30% dân số thuộc diện hộ nghèo và rất nghèo), thành phần dân cư trong độ tuổi lao động thường di cư lên các thành phố lớn làm việc, nếu có dự án đầu tư cũng khó tìm được nguồn nhân lực phù hợp. Do đó, rất khó để xuất hiện một dự án đầu tư của Singapore nói riêng, cũng như các nước khác nói chung, tại khu

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ singapore vào việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)