Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Singapore

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ singapore vào việt nam (Trang 27)

Singapore và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đã được hơn 40 năm, từ ngày 1/8/1973. Tháng 12/1991, lập Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9/1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập. Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (7/1992) và trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất. Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á. Đặc biệt, trong chuyến thăm làm việc Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

1.2.2.2. Quan hệ hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam - Singapore

Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều năm 2000 đạt 3,25 tỷ; năm 2001 đạt hơn 3 tỷ; năm 2002 đạt 3,2 tỷ; năm 2003 đạt 3,9 tỷ USD; năm 2004 đạt 4,9 tỷ USD; năm 2005 đạt 6,4 tỷ USD; năm 2006 đạt 7,7 tỷ USD; năm 2007 đạt 9,8 tỷ USD; năm 2008 đạt hơn 12 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng 5 tỷ USD. Ta nhập của Singapore chủ yếu là: xăng dầu các loại, chất dẻo nguyên liệu, kim loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, hóa chất,… và chủ yếu xuất sang Singapore: dầu thô, hải sản, cà phê, sản phẩm điện tử…

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 20 Lớp: CQ49/08.01 + Từ 1998 đến nay, đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam liên tục tăng. Tính đến tháng 12/2014, Singapore có 1.351 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với số vốn đăng ký khoảng 32,7 tỷ USD (vốn thực hiện 20,5 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 62,7%). Vốn đầu tư của Singapore trải đều trong nhiều lĩnh vực: khu công nghiệp, các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, công nghiệp xây dựng, bất động sản... Nhìn chung, các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

+ Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) là một trong những khu công nghiệp thành công và hiệu quả nhất Việt Nam. Hai cổ đông chính là SembCorp phía Singapore và Becamex phía Việt Nam cùng hợp tác điều hành Khu công nghiệp. Sau hơn 15 năm phát triển, dự án VSIP tại tỉnh Bình Dương đã mở rộng diện tích ban đầu từ 500 hecta lên 845 hecta và thu hút thành công hơn 347 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong chuyến thăm Việt Nam (12/2007), Bộ trưởng Cao cấp Gô Chốc Tông đã tham dự Lễ Khởi công Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ tại Bắc Ninh (rộng 700 hecta). Đây là VSIP đầu tiên tại miền Bắc và là dự án thứ ba tại Việt Nam (tiếp theo VSIP 1 và 2 tại tỉnh Bình Dương). VSIP 4 tại Hải Phòng (diện tích khoảng 1.500 hecta) cũng đã được động thổ trong đầu năm 2010.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 21 Lớp: CQ49/08.01

1.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ SINGAPORE CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO SINGAPORE CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm các nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Các doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp khoảng 30% GDP của Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn 20% tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò quan trọng trong lôi kéo xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thương của Trung Quốc.

Trong số các quốc gia đầu tư FDI vào Trung Quốc, Singapore là một trong những quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất. Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc được xem là điểm đến hàng đầu về đầu tư đối với các công ty của Singapore tại châu Á, với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào thị trường này là 76,6 tỷ đô la Singapore (tương đương 62,4 tỷ USD). Để thu hút được lượng đầu tư lớn như vậy từ Singapore, chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách đúng đắn trong các chính sách và định hướng phát triển kinh tế cũng như ngoại giao.

Như đã biết, Trung Quốc và Singapore là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa. Đại đa số dân cư Singapore là người Hoa, do vậy các doanh nghiệp Singapore rất am hiểu tình hình thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, Singapore là nền kinh tế đừng đầu khối ASEAN, và cũng là thành viên chủ chốt của cộng đồng này, trong khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, cả hai bên luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hợp tác đầu tư với nhau để cùng nhau phát triển.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 22 Lớp: CQ49/08.01 Trong giai đoạn 1992 – 2000, Trung Quốc chủ trương xây dựng thể chế kinh tế thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, mà đặc biệt là từ Singapore, rót vốn vào thị trường trong nước. Từ năm 1995, FDI của các doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc, và phần lớn là từ phía Singapore, tập trung vào nhóm ngành công nghiệp, xây dựng (chiếm khoảng 70%), trong đó ngành chế tạo chiếm tỷ trọng lớn…

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2001, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với các quy định của WTO với việc từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vào các ngành dịch vụ, bất động sản, tiền tệ…

Trong giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao. Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư nước ngoài", đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.

Những chính sách của Trung Quốc luôn gắn liền với thực tiễn phát triển nền kinh tế trong nước, từ phát triển những ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, tài chính ngân hàng đến các ngành yêu cầu đòi hỏi kỹ thuật cao. Từ những đúng đắn về chính sách,nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển. Mức tăng về GDP luôn ở mức 2 chữ số trong hơn 10 năm trở lại đây. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ như vậy mà Trung Quốc luôn là thị trường đáng tin cậy đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ Singapore, bởi thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 23 Lớp: CQ49/08.01

1.3.1.2. Kinh nghiệm Thái Lan

Tại Thái Lan, thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế. Mặc dù dòng vốn nước ngoài suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Hơn thế nữa, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực châu á. Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại quốc gia này. Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan. Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Thái Lan.

Thống kê cho thấy, FDI từ Singapore vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng… Là một nước nhận được lượng vốn lớn từ Singapore, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách đúng đắn, khi định hướng phát triển các ngành công nghiệp trong nước phù hợp với thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore, tạo hiệu quả lớn trong việc thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư Singapore.

Mô hình phát triển quốc gia của Thái Lan được xác định bằng 4 lĩnh vực nền tảng từ thấp lên cao: (1) phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; (2) phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; (3) đầu tư công nghiệp nặng như xe hơi, lọc hóa dầu và gia tăng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các xưởng sản xuất để tạo

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 24 Lớp: CQ49/08.01 ra những sản phẩm tầm cỡ quốc tế; (4) phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch vụ.

1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Indonesia

Các nguồn vốn FDI đổ vào Indonesia cho đến nay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: lĩnh vực giao thông vận tải, kho hàng và viễn thông chiếm 38,6%; lĩnh vực hóa chất và dược phẩm chiếm 10,9%; lĩnh vực thương mại và sửa chữa chiếm 6,5%; lĩnh vực sản xuất kim loại, máy móc và hàng điện tử chiếm 6,1%; lĩnh vực sản xuất xe máy và phương tiện giao thông chiếm 5,4%; và lĩnh vực lương thực chiếm 5,1%. Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Indonesia là Singapore, tiếp theo là Hà Lan và Nhật Bản.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Indonesia là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nền kinh tế đứng trước bờ vực sụp đổ do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt. Đứng trước nguy cơ đó, chính phủ Indonesia đã có những bước đi đúng đắn trong cải cách cơ cấu và chính sách kinh tế, đưa nền kinh tế nước này phục hồi một cách nhanh chóng.

Thứ nhất, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau. Thứ hai, đó là thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và kết nối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà gần nhất là một trong 4 con rồng Châu Á, Singapore. Những thay đổi của Indonesia đã tạo ra những kết quả khả quan. Năm 2013, nguồn vốn FDI đổ vào quốc gia này đã đạt mức cao kỷ lục hơn 28 tỷ USD, Singapore đứng thứ 2 trong số các quốc gia đầu tư vào Indonesia với 4.67 tỷ USD.

Nói rõ hơn về quá trình kết nối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà cụ thể hơn là với Singapore, Indonesia luôn chú trọng mối quan hệ song phương giữa hai nước, liên tục tăng cường hợp tác về các ngành công nghiệp trọng điểm

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 25 Lớp: CQ49/08.01 trong nước, cùng với đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, hai nước đã trở thành các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của nhau, và là động lực cho một sự hợp tác song phương trên tầm cao mới giữa đôi bên.

1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam

Từ những bí quyết của các nước châu Á như đã nêu ở trên, để đẩy mạnh việc thu hút FDI, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Sửa đổi ngay các nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung còn thiếu. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên lượng và minh bạch.

Hai là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bởi ngành xây dựng vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore; lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư từ Singapore.

Ba là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, khi lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo từ Singapore vào nước ta khá lớn, việc quan trọng đó là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất tiêu thụ của các doanh nghiệp FDI.Bên cạnh đó, cũng cần phải đặc biệt ưu đãi

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 26 Lớp: CQ49/08.01 cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.

Bốn là, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư Singapore đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Cụ thể là:

- Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như: giá điện, nước, vận tải, bưu điện…

- Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, như: nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản. Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để thuận lợi cho người nộp thuế...

Năm là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Singapore bởi Singapore là một nước có nền khoa học tiên tiến nên cần một lượng lao động có tay nghề để lam việc có hiệu quả. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 27 Lớp: CQ49/08.01

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương 1 đã đi sâu tìm hiểu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, bước đầu nhận thức được khái niệm đúng đắn về FDI, bản chất, đặc điểm cũng như các hình thức của FDI. Từ đó thấy được những nhân tố tác động dẫn đến tăng cường thu hút hay cản trở việc đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự cần thiết phải thu hút nguồn vốn này của nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, chương 1 cũng giới thiệu khái quát về Singapore, đặc điểm kinh tế cũng như quan hệ giữa Việt Nam và Singapore để thấy được những lợi thế mà Singapore có được, từ đó định hướng mục tiêu thu hút FDI. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đúc rút được các bài học kinh nghiệm của các quốc gia đã có kinh nghiệm thu hút vốn FDI từ Singapore, từ đó làm nền tảng cho quá trình hoạt động thu hút trong thực tiễn ở Việt Nam.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 28 Lớp: CQ49/08.01

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM 2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1988 – 2014

2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Sau 27 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc thu hút, sử dụng nguồn

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ singapore vào việt nam (Trang 27)