Kinh nghiệm từ Indonesia

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ singapore vào việt nam (Trang 32)

Các nguồn vốn FDI đổ vào Indonesia cho đến nay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: lĩnh vực giao thông vận tải, kho hàng và viễn thông chiếm 38,6%; lĩnh vực hóa chất và dược phẩm chiếm 10,9%; lĩnh vực thương mại và sửa chữa chiếm 6,5%; lĩnh vực sản xuất kim loại, máy móc và hàng điện tử chiếm 6,1%; lĩnh vực sản xuất xe máy và phương tiện giao thông chiếm 5,4%; và lĩnh vực lương thực chiếm 5,1%. Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Indonesia là Singapore, tiếp theo là Hà Lan và Nhật Bản.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Indonesia là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nền kinh tế đứng trước bờ vực sụp đổ do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt. Đứng trước nguy cơ đó, chính phủ Indonesia đã có những bước đi đúng đắn trong cải cách cơ cấu và chính sách kinh tế, đưa nền kinh tế nước này phục hồi một cách nhanh chóng.

Thứ nhất, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau. Thứ hai, đó là thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và kết nối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà gần nhất là một trong 4 con rồng Châu Á, Singapore. Những thay đổi của Indonesia đã tạo ra những kết quả khả quan. Năm 2013, nguồn vốn FDI đổ vào quốc gia này đã đạt mức cao kỷ lục hơn 28 tỷ USD, Singapore đứng thứ 2 trong số các quốc gia đầu tư vào Indonesia với 4.67 tỷ USD.

Nói rõ hơn về quá trình kết nối nền kinh tế với thị trường quốc tế, mà cụ thể hơn là với Singapore, Indonesia luôn chú trọng mối quan hệ song phương giữa hai nước, liên tục tăng cường hợp tác về các ngành công nghiệp trọng điểm

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 25 Lớp: CQ49/08.01 trong nước, cùng với đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, hai nước đã trở thành các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của nhau, và là động lực cho một sự hợp tác song phương trên tầm cao mới giữa đôi bên.

1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam

Từ những bí quyết của các nước châu Á như đã nêu ở trên, để đẩy mạnh việc thu hút FDI, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Sửa đổi ngay các nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung còn thiếu. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên lượng và minh bạch.

Hai là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bởi ngành xây dựng vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore; lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư từ Singapore.

Ba là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, khi lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo từ Singapore vào nước ta khá lớn, việc quan trọng đó là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất tiêu thụ của các doanh nghiệp FDI.Bên cạnh đó, cũng cần phải đặc biệt ưu đãi

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 26 Lớp: CQ49/08.01 cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.

Bốn là, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư Singapore đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Cụ thể là:

- Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như: giá điện, nước, vận tải, bưu điện…

- Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, như: nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản. Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để thuận lợi cho người nộp thuế...

Năm là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Singapore bởi Singapore là một nước có nền khoa học tiên tiến nên cần một lượng lao động có tay nghề để lam việc có hiệu quả. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 27 Lớp: CQ49/08.01

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương 1 đã đi sâu tìm hiểu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, bước đầu nhận thức được khái niệm đúng đắn về FDI, bản chất, đặc điểm cũng như các hình thức của FDI. Từ đó thấy được những nhân tố tác động dẫn đến tăng cường thu hút hay cản trở việc đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự cần thiết phải thu hút nguồn vốn này của nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, chương 1 cũng giới thiệu khái quát về Singapore, đặc điểm kinh tế cũng như quan hệ giữa Việt Nam và Singapore để thấy được những lợi thế mà Singapore có được, từ đó định hướng mục tiêu thu hút FDI. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đúc rút được các bài học kinh nghiệm của các quốc gia đã có kinh nghiệm thu hút vốn FDI từ Singapore, từ đó làm nền tảng cho quá trình hoạt động thu hút trong thực tiễn ở Việt Nam.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 28 Lớp: CQ49/08.01

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM 2.1. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1988 – 2014

2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Sau 27 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Điều này khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

Qua 27 năm, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến hết năm 2014, nước ta đã cấp giấy phép cho 18.734 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 286.632 triệu USD. Trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được 124,146 tỷ USD (chiếm 43% vốn đăng ký). ĐTNN là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước: năm 1995 GDP của khu vực ĐTNN tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22% và 8,44% (2005), 8,12% và 6,78% (2010). Tỷ trọng đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011).

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 29 Lớp: CQ49/08.01

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2014

Năm Số dự án cấp mới Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Quy mô dự án (triệu USD) 1988 37 324 8,76 1989 67 526 7,85 1990 107 735 6,87 1991 152 1284 428 8,45 1992 196 2077 575 10,60 1993 274 2829 1118 10,32 1994 372 4262 2241 11,46 1995 415 7925 2792 19,10 1996 372 9635 2938 25,90 1997 349 5955 3277 17,06 1998 285 4873 2372 17,10 1999 327 2282 2528 6,98 2000 391 2762 2398 7,06 2001 555 3265 2225 5,88 2002 808 2993 2884 3,70 2003 791 3172 2723 4,01 2004 811 4534 2708 5,59 2005 970 6840 3300 7,05 2006 987 12004 4100 12,16 2007 1.544 21348 8034 13,83

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 30 Lớp: CQ49/08.01 2008 1.171 71726 11500 61,25 2009 1.208 23107 10000 19,13 2010 1.237 19886 11000 16,08 2011 1.090 14683 11000 13,47 2012 1.100 15000 11000 13,64 2013 1.530 22354 11500 14,61 2014 1.588 20233 13500 12,74

Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Quá trình thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ 2009-2014, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu suy giảm và chững lại do nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khó khăn của năm 2008 lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu.Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào năm 2009 lập đáy của sự suy giảm. Số lượng dự án quy mô trên 1 tỉ USD đã giảm 50%, chỉ còn 5 dự án, quy mô bình quân 1 dự án cũng chỉ bằng 1/3 của năm 2008. Sau đó là sự phục hồi nhẹ trong năm 2010, làm dấy lên một số lạc quan về triển vọng FDI trong ngắn hạn tuy nhiên nhiều rủi ro và bất trắc vẫn còn tiềm ẩn. Năm 2011 là năm đầy khó khăn và thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam 15 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.Hai năm 2013, 2014 các nhà đầu tư đã đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam với tổng vốn đầu tư mỗi năm trên 20 tỉ USD, báo hiệu một làn sóng đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 31 Lớp: CQ49/08.01

Biểu đồ 2.1. Tình hình phân bổ vốn FDI vào Việt Nam qua các năm

Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Nhìn chung vốn thực hiện trong suốt 27 năm qua chủ yếu thuộc về vốn của bên nước ngoài, luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng vốn. Vốn của bên nước ngoài chiếm tỷ trọng hơn 80% giai đoạn 1991 – 1999, đến 2000 – 2004 tỷ trọng này càng tăng cao trên 90% và có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây.

2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư

2.1.2.1. Theo ngành

Tính đến năm 2014, các lĩnh vực: Công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; dịch vụ vẫn là những ngành thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: Công nghiệp chế biến chế tạo với 8465 dự án thu hút được 134 tỷ USD chiếm gần70% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước; kinh doanh bất động sản với 442 dự án đạt 53,2 tỷ USD chiếm 25%; dịch

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 19 91 1 9 9 2 1 9 9 3 1 9 9 4 1 9 9 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 20 04 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 Vốn thực hiện

Vốn của bên nước ngoài

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 32 Lớp: CQ49/08.01 vụ với 419 dự án đạt 18,6 tỷ USD. Ngoài ra có các ngành như thông tin truyền thông, hợp đồng chuyên môn khoa học công nghệ có số lượng dự án đầu tư lớn nhưng quy mô còn nhỏ lẻ. Các ngành y tế, giáo dục và đào tạo còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư.

2.1.2.2. Theo địa phương

Sau 27 năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã có mặt tại 64 tỉnh thành phố trên cả nước. Tính lũy kế đến tháng 11/2014, TP Hồ Chí Minhđã thu hút được gần 2.500 dự án với tổng vốn đầu tư là 20 tỷ USD, chiếm 14,4 % tổng số dự án và 14% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 291 dự án có tổng vốn đầu tư 26,3 tỷ USD chiếm 13%, Hà Nội với 2461 dự án có tổng vốn đầu tư là 21,2 tỷ USD chiếm 10%, Đồng Nai với 1106 dự án có tổng vốn đầu tư 20,1 tỷ USD chiếm 10% và Bình Dương với 2252 dự án có tổng vốn đầu tư là 17,6 tỷ USD chiếm 8% tổng vốn đầu tư cả nước. Các địa phương như Đắc Nông, Bắc Cạn, Hà Giang có số dự án được đầu tư vào còn ít, số vốn đầu tư thấp.

2.1.2.3. Theo hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài. Tính đến năm 2014, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được 138,9 tỷ USD với 11429 dự án, chiếm 67%; hình thức liên doanh với 2576 đạt 53,2 tỷ USD chiếm 26%. Các hình thức khác như hợp đồng BOT, BT, BTO; hợp đồng hợp tác kinh doanh… có số lượng dự án ít, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư.

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 33 Lớp: CQ49/08.01

2.1.2.4. Theo đối tác đầu tư

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác chủ yếu

Tính đến nay đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á. Từ bảng số liệu, ta có thể thấy trong 10 nước có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, có tới 8 nước châu Á. Tiêu biểu là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 37 tỷ USD, xếp sau là Nhật Bản cũng gần đạt mốc 37 tỷ USD. Singapore đứng thứ 3 với 1351 dự án với tổng vốn đăng kí là 32,7 tỷ USD. Trung Quốc cũng có mặt trong danh sách ở vị trí thứ 9, với 1089 dự án đăng ký với tổng vốn đầu tư gần 8 tỷ USD. Việc cả 4 con rồng châu Á đầu

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 34 Lớp: CQ49/08.01 tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam hứa hẹn một làn sóng đầu tư mạnh hơn nữa, tạo điều kiện cho những sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong những năm sắp tới.

2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA NAM THỜI GIAN QUA

2.2.1. Tổng quan về quy mô, tốc độ đầu tư

Việt Nam và Singapore đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm, trong thời gian đó 2 nước luôn có quan hệ tốt đẹp trong mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng. Với vị thế là một trong 4 con rồng châu Á, Singapore luôn biết cách sử dụng những vốn đầu tư một cách hiệu quả, bên cạnh đó cũng không ngừng giúp đỡ những quốc gia đi sau về kinh tế, điển hình là Việt Nam nói riêng, và cả khu vực ASEAN nói chung.

Biểu đồ 2.2: Lượng vốn các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam tính đến tháng 3/2015

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

60% 22% 12% 3.50% 1.25% 1.00% 0.15% 0.10% Singapore Malaysia Thái Lan Brunei Indonesia Phillippines Lào Campuchia

Sinh viên: Nguyễn Thế Anh 35 Lớp: CQ49/08.01 Qua biểu đồ nhận thấy, dẫn đầu trong khu vực ASEAN đầu tư vào Việt

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ singapore vào việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)