Định hướng phát triển của QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại phú thọ (Trang 85 - 108)

Trong thời gian tới các QTDND sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa công tác huy

động vốn với nhiều giải pháp phù hợp, đảm bảo nguồn vốn huy động tiền gửi ổn

định, từ đó giúp các QTDND chủ động được nguồn vốn để cho vay phục vụ sản xuất của các thành viên, đảm bảo nguồn tiền chi trả, thanh toán cho khách hàng và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với việc xử lý nợ xấu

để nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD, chấp hành nghiêm túc các quy định bảo đảm an toàn hoạt động.

Ngoải ra các QTDND tiếp tục bám sát sự chỉđạo của NHNN và tận dụng các lợi thế của mình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng và phong cách phục vụ, sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường và điều kiện thực tế trên địa bàn nhằm tiếp tục phát triển an toàn, ổn định.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với hệ thống QTDND tỉnh Phú Thọ

3.2.1.1. Gii pháp v nâng cao hiu qu hot động tín dng a. Căn cđề xut gii pháp

- Căn cứ định hướng, mục tiêu phát triển của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọđến năm 2015.

- Căn cứ thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống QTDND trên địa bàn từ

năm 2009-2011.

- Căn cứ hiệu quả kinh doanh và sự ảnh hưởng chính yếu của hoạt động tín dụng

đối với hiệu quả kinh doanh trong những năm qua.

b. Mục đích của giải pháp

Mục đích là tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, góp phần gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị trong hệ

thống QTDND trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sởđó giúp cho việc thực hiện đạt hiệu quả

các mục tiêu đã đề ra theo định hướng phát triển hoạt động của QTD.

c. Nội dung thực hiện giải pháp

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả, hệ thống QTD cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Giải pháp thứ nhất: Đổi mới công nghệ

Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ:

Do công nghệ góp phần quan trọng trong việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nhanh nhất và giảm thiểu thời gian, công sức cho cán bộ chuyên môn trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng: giảm thiểu các công việc thủ công như

phân tích tình hình tài chính khách hàng, đánh giá tài sản thế chấp, theo dõi nợ gốc, lãi đến hạn, lập các báo cáo…, hỗ trợ tối đa cho cán bộ tín dụng trong tìm kiếm, khai thác thông tin từ đó giúp đưa ra các quyết định cấp tín dụng một cách chính xác. Bởi vậy đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại là hướng đi đúng đắn cho bất kỳ một TCTD nào, không chỉ riêng với QTDND. Hai nhiệm vụ cần tập trung trong

đổi mới công nghệđó là: thứ nhất, hoàn thiện hệ thống mạng internet tại trụ sở; thứ

hai, bổ sung, nâng cấp các phần mềm, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin.

Cách thức thực hiện

- Đối với hệ thống mạng Internet: Thực hiện cài đặt mạng internet cho bộ phận tín dụng cùng các chương trình chống virus, hacker, firewall chống xâm nhập các trang web có nội dung không lành mạnh.

- Đối với việc cải tiến, nâng cấp và bổ sung các phần mềm, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin: QTD có thể lựa chọn tiến hành theo cách thuê/mua ngoài, còn phương án tự nghiên cứu phát triển đòi hỏi đầu tư vốn lớn, trình độ cao, hiện chưa thích hợp với điều kiện của các QTD. Đối với việc thuê/mua ngoài, QTD phải xem xét trên cơ sở bảo đảm phần mềm, chương trình ứng dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh và trình độ quản lý, để có được chương trình, phần mềm hỗ trợ cho việc lọc, thống kê và quản lý dữ liệu; tự động đưa ra các thông báo, cảnh báo nợ đến hạn, quá hạn từng ngày…

Chi phí, nguồn lực thực hiện giải pháp:

+ Chi phí cho hệ thống mạng internet: chi phí kết nối internet, sử dụng và bảo trì hệ thống mạng, chi phí mua các chương trình, phần mềm chống virus, chống hacker và firewall.

+ Chi phí cho việc nâng cấp, cải tiến và bổ sung các phần mềm, chương trình

ứng dụng: chi phí thuê chuyên gia công nghệ thông tin, chi phí mua các chương trình, phần mềm ứng dụng (nếu thuê/mua ngoài)

- Nguồn lực: gồm nguồn nhân lực và tài lực. Ngoài nguồn tài chính phải bỏ

ra để trang trải cho các khoản chi trên, QTD phải tính đến việc đào tạo, nâng cấp, học tập nghiệp vụ, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cán bộ chuyên môn bởi chính họ mới là người vận hành và đem lại kết quả.

Giải pháp thứ hai: Chiến lược khách hàng

Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường, đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, đặc biệt là loại hình kinh doanh dịch vụ thì việc thực thi chính sách khách hàng là vô cùng

quan trọng. Với QTDND, trong điều kiện khiêm tốn về vốn, công nghệ, cũng như

khả năng cạnh tranh với đông đảo các NHTM lớn, có uy tín trên cùng địa bàn hoạt

động, đòi hỏi chiến lược khách hàng cần được các QTD quan tâm xây dựng đúng

đắn, hỗ trợ cho công tác phát triển kinh doanh.

Cách thức thực hiện

- Xây dựng chính sách tiếp thị, chính sách khách hàng đúng đắn để khách hàng đến với QTD đều cảm thấy hài lòng về chất lượng phục vụ. Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu về các nhu cầu của khách hàng, sự biến động của thị trường để

nắm bắt được tâm lý, đồng thời tìm hiểu thêm về những khó khăn của khách hàng từđó có những ứng xửđúng đắn. Cung cấp hoạt động tư vấn chính thức hoặc không chính thức, hướng dẫn cho khách hàng những yếu tố thủ tục, cách đầu tư có lợi để

tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện, tin cậy vào QTD.

- Tiến hành phân loại khách hàng thành khách hàng truyền thống và phi truyền thống, từ đó áp dụng các qui tắc ứng xử khác nhau đối với từng loại khách nhằm

đưa đến hiệu quả công việc cao nhất. Phân tích, đánh giá phương án kinh doanh,

đánh giá khách hàng theo các hình thức và tiêu chuẩn qui định trước khi cho vay. Có các biện pháp ưu đãi về thời gian, thủ tục, về lãi suất hay tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng truyền thống, tạo nguồn giới thiệu, thu hút các khách hàng mới đến quan hệ tín dụng với đơn vị.

- Xây dựng cung cách, tác phong làm việc nghiêm túc, lịch sự nhưng thân thiện nhằm tạo ra được sự tín nhiệm, yêu mến của khách hàng. Giải thích mềm mỏng,

đơn giản, dễ hiểu để giúp cho khách hàng hiểu rõ về các vấn đề còn khúc mắc, hoặc cần tìm hiểu thêm, đểđi đến sự hài lòng nhất cho khách hàng.

- Nghiên cứu để cung cấp một cách đa dạng thêm các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Đa dạng hóa hoạt động đầu tư chứ không chỉ duy nhất một hoạt động cho vay như hiện nay.

- Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý cùng các dịch vụ chăm sóc chu đáo với khách hàng, một số hình thức tặng quà, khuyến mại, giúp cho khách

hàng luôn có ấn tượng tốt về hình ảnh của QTD, là nơi luôn đặt lợi ích và ưu tiên chăm sóc khách hàng làm trọng.

Chi phí, nguồn lực thực hiện giải pháp:

+ Chi phí: Không tốn kém nhiều chi phí

- Nguồn lực: Sử dụng nguồn lực sẵn có của đơn vị.

Giải pháp thứ ba: Quản lý rủi ro

Sự cần thiết phải quản lý rủi ro

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro, bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan đem lại. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất, áp dụng các biện pháp quản lý để hạn chế rủi ro là vấn đề hết sức quan trọng được đặt ra.

Cách thức thực hiện

- Cần xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp. Cụ thể như:

+ Về chính sách lãi suất: trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất cần được xây dựng tùy thuộc vào uy tín của từng khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Tuy nhiên, QTD vẫn có thể chấp nhận cho vay những món vay có rủi ro cao (ví dụ thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo,…) với mức lãi suất cao vượt trội để nâng cao lợi nhuận nhưng cần phải giới hạn hình thức này trong một tỷ lệ nhất định để tránh rủi ro quá lớn.

+Về chính sách khách hàng: nhưđã đề cập ở giải pháp chiến lược khách hàng. +Về chính sách đối với tài sản đảm bảo: phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo như: việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại, vv..ngoài ra, cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo.

- Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Quy trình cho vay nhìn chung đã được các QTD xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ

còn lỏng lẻo. Để quy trình này đạt được hiệu quả thì cần phải thực hiện chặt chẽở

các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng

Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ do QTD tự thu thập. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có được nhận định chính xác về khách hàng vay.

+ Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ

Cần yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn vốn tự có này vì đây là một vấn

đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án, và vì trong bất kỳ

trường hợp nào thì nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ. Đồng thời nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ,

+ Giai đoạn quyết định cho vay

Việc ra quyết định cho vay cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng thì hiệu quả phòng ngừa rủi ro sẽ cao hơn.

+Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay

Ngay cả với các khoản vay tốt nhất cũng cần có các kiểm tra định kỳđểđảm bảo nó đang hoạt động theo đúng dự kiến, tình trạng của khoản vay không xấu đi. Việc kiểm tra này cần phải được thực hiện một cách nghiệm ngặt và cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này

- Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là việc xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách, v.v.. so với luật và các qui định của cơ quan, đơn vị. Các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệđiều hành của QTD và hệ thống thông tin báo cáo, .. nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh. Tăng cường cán bộ phẩm chất tốt, giỏi nghiệp vụ, không chỉ các nghiệp vụ kiểm soát mà cả nghiệp vụ tiền tệ và tín dụng, kể cả đào

tạo mới hoặc nâng cao. Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy điều kiện cụ thể.

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Đối với hoạt động tín dụng thì chất lượng đội ngũ nhân viên ảnh hưởng lớn

đến chất lượng tín dụng và hình ảnh của QTD, từ đó quyết định đến hiệu quả hoạt

động của đơn vị. Cần chú ý từ khâu tuyển dụng, cân đối cả về số lượng và chất lượng nhằm tránh tình trạng quá tải, gây ảnh hưởng đến công tác chuyên môn; ngoài ra cần đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ; tạo môi trường thi đua, học hỏi lẫn nhau giữa các cán bộ tín dụng; kết hợp chính sách đãi ngộ và chếđộđãi ngộ, khen thưởng hợp lý để thu hút và giữ chân người có tài.

- Các giải pháp bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

QTD cần phải có những biện pháp linh hoạt trong xử lý nợ để tận thu được các khoản nợ xấu, nợđã xử lý rủi ro, hạch toán ngoại bảng.

Trường hợp khoản vay chuyển nợ quá hạn do khách hàng gặp khó khăn về tài chính, QTD cần phối hợp chặt chẽ với khách hàng, nếu khách hàng đưa ra phương án kinh doanh hợp lý, có khả năng thay đổi tình hình hiện tại thì có thể tái cơ cấu lại nợ cho khách hàng. Điều đó có tác dụng động viên, khuyến khích khách hàng và tạo nguồn cho khách hàng trả nợ tốt hơn. Trường hợp khoản vay có tài sản đảm bảo: QTD có thể xử lý tài sản đảm bảo bằng biện pháp thu hồi tài sản, cho thuê tài sản, góp vốn bằng chính tài sản đó để trừ nợ, v.v.. Trường hợp khách hàng cố ý chây ỳ

thì có thể sử dụng biện pháp cứng rắn hơn như kiện ra tòa để xử lý.

Ngoài ra các QTD cần lưu ý việc thực hiện nghiêm túc hơn nữa các quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.

Chi phí, nguồn lực thực hiện giải pháp:

+ Chi phí: Không tốn kém nhiều chi phí

- Nguồn lực: Sử dụng nguồn lực sẵn có của đơn vị.

3.2.1.2. Gii pháp v nâng cao hiu qu hot động huy động vn

- Căn cứ định hướng, mục tiêu phát triển của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọđến năm 2015.

- Căn cứ thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống QTDND trên địa bàn từ

năm 2009-2011.

- Căn cứ hiệu quả kinh doanh và sựảnh hưởng của hoạt động huy động vốn đối với hiệu quả kinh doanh trong những năm qua.

b. Mục đích của giải pháp

Mục đích là tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, góp phần gia tăng nguồn vốn tại chỗ, tạo thế chủ động, tạo nguồn cho hoạt động kinh doanh mà nhất là hoạt động tín dụng phát triển thuận lợi, từ đó nâng cao hiệu quả

kinh doanh cho các đơn vị trong hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh.

c. Nội dung thực hiện giải pháp Sự cần thiết của giải pháp

Hoạt động huy động vốn đối với bất kể TCTD nào, không chỉ riêng QTD, cũng đều có vai trò hết sức quan trọng. Bởi lượng tiền huy động được, cơ cấu dòng tiền, kỳ

hạn huy động, v.v..quyết định rất lớn đến hoạt động tín dụng về lượng cũng như cơ

cấu phân bổ. Muốn chất lượng kinh doanh đạt hiệu quả cao, hai hoạt động trên cần có sự gắn kết, phù hợp với nhau. Do đó bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cũng là một trong những vấn đề cần nghiên cứu, xem xét và thực hiện.

Cách thức thực hiện

- Tận dụng tốt hơn nữa thế mạnh gần dân. Do địa bàn hoạt động của các QTD chủ yếu là vùng nông thôn. Các cán bộ làm việc trong QTD đều là người

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại phú thọ (Trang 85 - 108)