Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại phú thọ (Trang 29 - 34)

1.2.2.1. Thu nhập của QTD

Thu nhập là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của QTD. Với QTD chủ yếu là thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn, còn lại thu khác chỉ

chiếm một tỷ lệ rất nhỏ do hoạt động của QTD chưa thực sự đa dạng, khả năng áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động NH còn hạn chế, trình độ cán bộ cũng như khả năng vận hành công nghệ chưa cao cộng thêm với quy mô hoạt động còn hạn chế là nguyên nhân chủ yếu của kết quả

nêu trên.

Các khoản thu nhập của QTD:

Thu từ hoạt động tín dụng: Tín dụng là nguồn tạo ra khoản thu nhập chủ yếu, quan trọng nhất cho QTD.

Thu khác bao gồm: thu từ các khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác (điển hình QTW); …

Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu nhập,

để từđó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của QTD; đồng thời có thể

kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.

1.2.2.2. Chi phí của QTD

Chi phí là toàn bộ tài sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh.

Các khoản chi phí của QTD:

Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay: đây là khoản chi phí lớn nhất từ trước đến nay và sẽ là chi phí lớn nhất trong tương lai và sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi.

Tiền lương và các phúc lợi của nhân viên chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí.

Các khoản thuế: QTD cũng phải nộp các khoản thuế như những doanh nghiệp khác như: thuế thu nhập doanh nghiệp,...

Các chi phí khác: Bao gồm tất cả các chi phí khác không được phân loại trên

đây nhưng dù sao cũng cần thiết cho hoạt động của Ngân hàng như: Chi phí bảo hiểm; chi phí tiếp thị, quảng cáo; chi phí các cuộc thanh tra. Đặc biệt là chi phí in ấn và các thiết bị văn phòng.

1.2.2.3. Lợi nhuận của QTD

Lợi nhuận của QTD cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là thu nhập sau khi trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận QTD là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Lợi nhuận còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và góp phần phát triển gia tăng các dịch vụđểđa dạng hóa hình thức hoạt động.

Tóm lại, việc tạo ra lợi nhuận là cần thiết và quan trọng trong hoạt động của QTD, không chỉ nó quyết định sự sống còn của QTD mà nó giúp cho QTD có thể

dễ dàng huy động vốn trong dân cư, từ sự góp vốn của các thành viên để QTD ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả hơn.

1.2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận a. Hệ số lãi ròng

Là lợi nhuận sau thuế còn gọi là suất sinh lợi của thu nhập. Thể hiện cứ 1 đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trong đó: HSLR: Hệ số lãi ròng LR: Lãi ròng

TN: Thu nhập

b. Suất sinh lời của tài sản (ROA: Return on asset)

Thể hiện 1 đồng tài sản trong thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị cuả QTD về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sựđem lại lợi nhuận. Do đó, hệ số này càng cao thì càng tốt.

Trong đó: ROA: suất sinh lợi của tài sản LR: Lãi ròng

TTS: Tổng tài sản

Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Còn càng thấp thì thể hiện vốn đang được sử dụng càng không hiệu quả.

c. Tỷ suất sinh lời trên vốn hoạt động (ROC)

Tỷ số này cho ta biết tất cả tài sản sinh lời của QTD có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho QTD. Nó cho biết hiệu suất sinh lời của các tài sản có khả năng sinh lời,

HSLR = LR TN

ROA = LR TTS

do đó nó phản ánh hiệu quả hoạt động của QTD. Do đó, hệ số này càng cao càng tốt.

Tỷ suất sinh lời trên vốn hoạt động =

Thu nhập lãi suất – Chi phí lãi suất Tài sản sinh lời

Tài sản sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền mặt + Tiền dự trữ + TSCĐ và thiết bị). Trong đó:

- Tài sản sinh lời là tất cả tài sản đầu tưđem lại tiền lãi. - Thu nhập lãi suất bao gồm: thu lãi cho vay.

- Chi phí lãi suất bao gồm: chi trả lãi tiền gửi, chi trả tiền vay.

d. Thu nhập lãi trên chi phí lãi

TNL/CPL =

Thu nhập lãi Chi phí lãi

Chỉ số thu nhập lãi trên chi phí lãi thể hiện một đồng chi phí trả lãi trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu thu nhập từ lãi.

Thu nhập lãi suất của QTD là thu nhập từ các khoản tín dụng sản xuất, thương mại, tín dụng tiêu dùng, và các khoản tín dụng khác mà QTD nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này.

Chi phí lãi suất của QTD là khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay, các khoản nợ khác.. trên từng loại nợ phải trả cụ thể.

e. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity)

Thể hiện trong thời gian nhất định cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đo lường tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của các QTD.

Trong đó: ROE: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu LR: Lãi ròng

VCSH: Vốn chủ sở hữu

1.2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro a. Rủi ro về lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị. Hệ số nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm với lãi suất Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất Khe hở nhạy cảm lãi suất = (GAP)

Tài sản nhạy cảm với lãi suất - Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Trong đó:

Tài sản nhạy cảm với lãi suất của QTD là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay

đổi.

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của QTD (= Tất cả các khoản huy động, đi vay) là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất

định khi lãi suất thay đổi.

b. Rủi ro về tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện

được các nghĩa vụ tài chính đối với QTD hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ

quan hay khách quan mà khách hàng không trảđươc nợ cho QTD một cách đầy đủ

cả gốc và lãi khi đến hạn, từđó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho QTD ROE = LR

bị phá sản.

Rủi ro tín dụng = Nợ xấu Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của QTD, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của QTD càng cao.

Hoạt động kinh doanh của QTD trong nền kinh tế thị trường là một hoạt

động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều tác động đến hoạt

động của QTD, có thể gây nên những xáo động bất ngờ và hiệu quả của QTD có thể

bị giảm sút. Do vậy, hoạt động kinh doanh của QTD luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nếu lơ là, khó có thể duy trì hoạt động của QTD hay nói cách khác là phá sản.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại phú thọ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)