2.2.7.1 Rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng của QTD, nó được các nhà phân tích và các nhà quản trị QTD rất quan tâm. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ
hoạt động tín dụng của QTD càng an toàn hay QTD cho vay càng có hiệu quả, thu hồi được vốn, lãi và tránh được rủi ro mất vốn.
Bảng 2.11: Biểu chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của hệ thống QTDND TT Tên QTD Nợ xấu 2009 2010 2011 1 Dữu Lâu 0,65 0,50 0,23 2 Thụy Vân 1,65 0,72 0,41 3 Tiên Cát 0,01 0,06 4 Minh Nông 5 Nông Trang 6 Trưng Vương 0,53 0,98
7 Minh Phương 8 Gia Cẩm 9 Hùng Lô 0,14 0,01 10 Vân Cơ 0,59 11 Sơn Vy 0,43 12 Thạch Sơn 13 Tiên Kiên 0,53 14 Cao Xá 0,03 0,11 0,06 15 Hùng Sơn 0,23 0,12 0,05 16 Hùng Long 2,55 0,45 17 Vân Du 0,43 18 Đoan Hùng 1,37 19 Bằng Luân 1,01 0,49 20 Đồng Xuân 0,41 0,26 0,21 21 Thanh Ba 1,89 1,77 22 Khải Xuân 0,06 1,59 23 Ninh Dân 24 Ấm Hạ 0,14 0,35 0,09 25 Gia Điền 26 Phú Lộc 13,29 29,09 21,70 27 An Đạo 0,63 0,18 0,97 28 HạGiáp 29 Phương Xá 7,67 30 Phú Lạc 0,59 0,50 31 Cát Trù 0,09 0,03 0,02 32 La Phù 0,17 0,25 0,16 33 Yên Lập 0,44 0,29 34 Đồng Lạc 35 Thanh Sơn 0,46 0,12 Tổng 0,53 0,85 0,78
Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê hoạt động QTDND – NHNN tỉnh Phú Thọ
Qua bảng 2.11, chỉ tiêu rủi ro tín dụng luôn tăng và tăng khá nhanh trong năm 2010, sau đó sang năm 2011 có dấu hiệu giảm xuống rõ rệt. Năm 2009, hệ số rủi ro tín dụng của toàn hệ thống là 0,53%, năm 2010 là 0,85%, năm 2011 0,78%. Hệ số này như vậy vẫn ở mức thấp, tuy nhiên, vì hoạt động tiền tệ, tín dụng luôn chứa đựng rủi ro, giữ hệ số này ở mức thấp nhất có thể là điều mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng quan tâm nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài, tăng khả năng bảo toàn vốn, lành mạnh hóa hoạt động tín dụng đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Nguyên nhân con
QTD Phú Lộc. Nguyên nhân được xác định có rất nhiều yếu tố cấu thành. Cũng có một số ít khách hàng không có thiện chí trả nợ hay có ý định vay rồi không trả nợ. Những người này có rất nhiều thủđoạn rất tinh vi để qua mặt cán bộ kiểm định khi thẩm định điều kiện vay vốn của khách hàng. Ngoải ra chủ yếu nguyên nhân thuộc về các mặt yếu kém trong công tác quản trị điều hành, trình độ một số cán bộ còn chưa cập, lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác, dẫn đến tồn tại nhiều khoản cho vay sai mục đích, cộng với khả năng kiểm soát còn hạn chế dẫn đến nợ vay bị thất thoát, khó thu hồi, kết quả là nợ xấu tăng cao nhưng chưa có biện pháp triệt để để
thu hồi.
2.2.7.2. Rủi ro lãi suất
Tài sản và nguồn vốn nhạy cảm là tài sản và nguồn vốn mà thu nhập hay chi phí về lãi biến đổi theo sự biến động của lãi suất hiện tại.
Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.
Bảng 2.12: Biểu chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất của hệ thống QTDND
TT Tên QTD Hệ số nhạy cảm lãi suất GAP 2009 2010 2011 2009 2010 2011 1 Dữu Lâu 1.027 1.018 1.034 642 612 1 384 2 Thụy Vân 1.033 1.012 1.011 448 313 398 3 Tiên Cát 0.996 0.864 0.931 - 50 - 1 891 - 1 080 4 Minh Nông 0.998 0.973 0.900 - 18 - 370 - 1 912 5 Nông Trang 1.056 1.028 0.947 814 484 - 1 070 6 Trưng Vương 0.952 0.885 0.787 - 524 - 1 704 - 4 961 7 Minh Phương 1.012 0.996 0.959 218 - 81 - 1 099 8 Gia Cẩm 0.997 0.945 0.932 - 52 - 1 264 - 1 997 9 Hùng Lô 1.030 0.975 1.001 842 - 1 245 69 10 Vân Cơ 1.005 0.971 1.055 47 - 354 892 11 Sơn Vy 1.050 1.061 1.029 909 1 551 1 124 12 Thạch Sơn 1.001 1.003 0.967 15 103 - 1 367 13 Tiên Kiên 0.936 1.031 0.986 - 1 107 563 - 380 14 Cao Xá 0.979 0.985 0.994 - 292 - 299 - 169
15 Hùng Sơn 1.044 0.982 0.815 343 - 215 - 3 834 16 Hùng Long 1.087 1.039 1.047 973 629 963 17 Vân Du 1.049 0.951 1.009 851 - 1 607 398 18 Đoan Hùng 1.048 1.041 1.019 436 527 318 19 Bằng Luân 1.070 1.061 1.056 464 506 595 20 Đồng Xuân 1.040 1.036 1.033 364 389 416 21 Thanh Ba 1.052 1.070 1.041 1 341 2 227 1 455 22 Khải Xuân 1.034 1.032 1.054 518 633 1 185 23 Ninh Dân 1.082 1.047 0.862 1 358 958 - 3 988 24 Ấm Hạ 1.012 1.021 1.085 158 372 1 530 25 Gia Điền 1.000 1.004 1.039 1 26 325 26 Phú Lộc 1.070 1.022 1.008 958 263 103 27 An Đạo 1.043 0.998 1.066 339 - 30 871 28 Hạ Giáp 1.478 0.996 0.901 369 - 20 - 827 29 Phương Xá 1.047 1.049 1.012 749 1 017 261 30 Phú Lạc 1.035 1.029 1.033 512 606 739 31 Cát Trù 0.967 1.024 1.032 - 299 362 615 32 La Phù 1.048 1.065 1.073 1 919 3 968 5 229 33 Yên Lập 1.073 1.027 1.060 1 143 620 1 567 34 Đồng Lạc 1.049 1.056 1.073 395 456 754 35 Thanh Sơn 1.021 0.977 1.026 151 - 313 393 Tổng 1.030 1.011 0.999 14 933 7 790 - 1 097
Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê QTDND – NHNN tỉnh Phú Thọ
Qua ba năm, hệ số nhạy cảm lãi suất toàn hệ thống QTD luôn dao động gần sát với 1 và có xu xướng ngày càng giảm (năm 2009 hệ số này là 1,030 lần, năm 2010 thì hệ số này còn 1,011 lần và đến năm 2011 thì còn 0,999 lần) dẫn đến hệ số độ lệch ( GAP ) dương nhưng giảm dần trong 2 năm 2009, 2010 (năm 2009 là 14.933 triệu đồng, năm 2010 là 7.790 triệu đồng). Đến năm 2011, hệ số nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1 tức GAP âm, cụ thể - 1.097 triệu đồng. Điều này phản ánh thực trạng là khi lãi suất tăng thì thu nhập hay lợi nhuận của hệ thống QTD sẽ bị giảm và ngược lại khi lãi suất giảm thì lợi nhuận của hệ thống QTD sẽ tăng. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của QTD chủ yếu là hoạt động tín dụng, chỉ cho khách hàng vay vốn chứ không đầu tư vào các kênh sinh lời khác như: chứng khoán, giấy tờ có giá, vv.. ngoài ra một phần nhỏ là tiền gửi tại TCTD khác (chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn tại QTDND Trung Ương). Trong khi hai khoản mục này có độ thanh khoản rất cao hay rất nhảy cảm với lãi suất. Mặt khác, QTD huy động được nguồn
vốn chủ yếu là ngắn hạn nhưng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng nên tài sản nhạy cảm ngày càng ít hơn nguồn vốn nhạy cảm. Hiện nay theo chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất sẽ có xu hướng ngày càng giảm nên rất có thểđây sẽ là tín hiệu vui cho QTD khi tránh được rủi ro về lãi suất trong thời gian tới.
Tóm lại: sau hơn 17 năm thành lập, và thực hiện củng cố, chấn chỉnh theo Chỉ thị của Bộ chính trị về củng cố hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, đến nay các QTD cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú thọ đã có bước phát triển tương đối vững chắc, an toàn và có hiệu quả, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Những kết quả hoạt động đã đạt được, khẳng định vị trí, vai trò và sự cần thiết của việc tổ chức xây dựng lại mô hình HTXTD mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và khẳng định Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về triển khai thí điểm thành lập QTDND là hoàn toàn đúng đắn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QTDND TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Quá trình triển khai thành lập QTDND ở nước ta, là một chủ chương lớn của
Đảng và nhà nước, nhằm xây dựng lại mô hình HTXTD, góp phần thiết thực vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thực hiện mục tiêu và phương hướng đã được nghị quyết trung ương V ( khoá VII ), nghị quyết trung
ương IV và trung ương VI ( khoá VIII ) đề ra. Quá trình thành lập QTDND là cả
một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp lý luận và thực tiễn của phong trào HTXTD cũ ở nước ta và kinh nghiệm xây dựng, phát triển mô hình QTD DEJARDINS - Canađa và các nước Đông nam á.
Qua 17 năm hoạt động, đến nay hệ thống QTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã
đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, khẳng định vị trí và sự cần thiết của QTDND đối với kinh tế nông nghiệp nông thôn, nhất là trên địa bàn tỉnh miền núi. Với phương châm chỉđạo triển khai “ vững chắc, an toàn, có hiệu quả ” hệ thống QTD đã được ra đời và phát triển chở thành một màng lưới gồm Chi nhánh QTDND Trung Ương và 35 QTDND cơ sở. QTD đã góp phần huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để giúp thành viên có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Kết quả hoạt động của QTD đã góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, chủ yếu ở nông thôn và một bộ phận ở thành thị, hạn chế nạn cho vay nặng lãi và các tệ nạn tiêu cực xã hội khác
ở các địa phương có QTD hoạt động .
Quá trình triển khai thành lập mô hình QTD nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: Quỹ trung ương và các QTD cơ sởđã làm tăng tính liên kết, gắn bó lẫn nhau không thể thiếu được trong quá trình hoạt động và phát triển của hệ thống QTDND.
Kết quả hoạt động của hệ thống QTDND tỉnh Phú thọ sau 17 năm thành lập, là rất có ý nghĩa, khẳng định sự tồn tại và cần thiết của một loại hình kinh tế HTX hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Song trong quá trình hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cũng đã và đang phát sinh một số vấn đề tồn tại, cần sớm được nhận thức và tìm ra các giải pháp hữu hiệu, nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND, góp phần vì một hệ thống QTD phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. Qua quá trình học tập, nghiên cứu về tình hình hoạt động của , tôi xin được đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.