Quá trình chỉ đạo, triển khai thí điểm thành lập QTDND Tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại phú thọ (Trang 39)

Để triển khai thực hiện Nghị quyết V (khoá VII) của Ban chấp hành trung

ương Đảng: Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn, cũng như thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh phú cũ lần thứ XIII về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, sau khi có chủ trương triển khai thí điểm của chính phủ, Vĩnh phú là một trong 14 tỉnh, thành phố được ban chỉ đạo trung ương chọn triển khai thí điểm thành lập QTDND lần đầu.

Hội nghị Ban thường vụ Tỉnh Uỷ ngày 18/8/1993 chính thức thông qua đề án thành lập QTDND ở Vĩnh phú và ra thông báo số: 114/TB-TU ngày 20/8/1993 giao cho UBND tỉnh và các ngành có liên quan phối hợp triển khai thực hiện với phương châm: “Tích cc, an toàn, hiu qu”.

UBND tỉnh Vĩnh phú đã ra Chỉ thị số: 34/CT-UB ngày 8/9/1993 về việc triển khai thí điểm thành lập QTDND.

Thực hiện Chỉ thị của UBND tỉnh, Ban chỉđạo thí điểm đã được thành lập ở

tỉnh và một số huyện, thành thị khác. Việc tổ chức triển khai thí điểm thành lập QTDND là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đa dạng hoá các hình thức tín dụng, huy động mọi nguồn vốn và đáp ứng thích hợp các nhu cầu vay vốn khác nhau để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá, loại trừ tệ cho vay nặng lãi ,góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.

Kết quả thực hiện triển khai thí điểm thành lập QTDND trên địa bàn tỉnh Phú thọ: Năm 1994 thành lập được : 5 quỹ Năm 1995 thành lập được: 7 quỹ và 1 quỹ khu vực Năm 1996 thành lập được: 14 quỹ. Năm 1997 thành lập được: 2 quỹ Năm 1998 thành lập được: 1 quỹ Năm 2005 thành lập được: 1 quĩ Năm 2006 thành lập được: 2 quĩ Năm 2007 thành lập được: 1 quĩ Năm 2008 thành lập được : 1 quỹ Năm 2009 thành lập được : 1 quỹ Đến 31 tháng 12 năm 2011, đã có 35/35 QTDND cơ sở và Chi nhánh QTDTƯđã chuyển đổi hoạt động theo luật HTX 2.1.3. Mô hình tổ chức hệ thống QTDND tỉnh Phú Thọ

Thực hiện Quyết định 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, mô hình QTDND được thí điểm xây dựng theo 3 cấp :

QTDND cơ sở (ở các xã, phường, Thị trấn)

QTDND Khu vực ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

QTDND Trung ương ở Thủ đô Hà nội và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 08/2001 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hệ thống QTDND chỉ còn 2 cấp đó là các QTDND cơ sở và Chi nhánh QTDTƯ được chuyển đổi từ QTD khu vực.

Chi nhánh QTD trung ương: được chuyển đổi từ QTD khu vực. thực hiện chức năng và nhiệm vụ quan trọng là: Quản lý, điều hành phối hợp thống nhất cân

đối vốn và sử dụng vốn của toàn hệ thống QTDND từ trung ương đến cơ sở, dưới hình thức nhận tiền gửi và cho vay vốn đối với QTDND cơ sở trong tỉnh Phú Thọ

Tuyên Quang); cho vay vốn đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh; đảm bảo khả năng chi trả và thanh toán cho toàn hệ thống.

2.1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của hệ thống QTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua 3 năm (2009 – 2011) Thọ qua 3 năm (2009 – 2011)

Qua ba năm, thu nhập của hệ thống QTD đều tăng và đạt ở mức khá cao (tối thiểu là trên 4 tỷđồng. Theo đó, chi phí của QTD cũng tăng qua các năm (đặc biệt ở

năm 2011). Nhưng thu nhập luôn tăng nhiều hơn so với chi phí nên lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Mặc dù vậy, nhìn vào cơ cấu thu nhập và chi phí, có thể nói hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ khá cao, quyết định rất lớn đến lợi nhuận thu về của QTD.

Bảng 2.1: Biểu kết quả kinh doanh tổng quát của hệ thống QTDND từ năm 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng TT Tên QTD Số tiền Tăng, giảm % Tăng, giảm 2009 2010 2011 1 Thu nhập 68 056 101 087 167 067 33 031 65 980 48.5% 65.3% Thu từ tín dụng 67 398 100 404 166 191 33 006 65 787 49.0% 65.5% 2 Chi phí 63 728 94 331 156 305 30 603 61 975 48.0% 65.7% Chi cho tín dụng 43 224 68 503 116 842 25 279 48 339 58.5% 70.6% 3 Lãi ròng 4 329 6 757 10 762 2 428 4 005 56.1% 59.3%

Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê QTDND – NHNN tỉnh Phú Thọ

2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Thọ

Khoảng thời gian từ giai đoạn thành lập thí điểm đến nay, QTD đã gặp không ít khó khăn trong việc tăng trưởng về quy mô, doanh số, lợi nhuận cũng như

trên cùng địa bàn hoạt động. Tuy nhiên, với sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Chính quyền địa phương, sự giám sát, giúp đỡ của NHNN chi nhánh tỉnh, hoạt động của hệ thống QTD đã, đang, từng bước ổn định và phát triển, khẳng định vị trí quan trọng trong vai trò kênh dẫn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp , góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn theo định hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đểđánh giá hiệu quả hoạt

động kinh doanh của QTD trong những năm gần đây (cụ thể 3 năm từ 2009 – 2011), bài viết đi vào phân tích một số các chỉ tiêu mà QTD đã đạt được.

2.2.1. Về màng lưới hoạt động và công tác phát triển thành viên

2.2.1.1. Phát trin màng lưới QTD cơ s

Với phương châm tiến hành thí điểm QTD “ Vững chắc, an toàn và có hiệu quả ” hệ thống QTDND tỉnh Phú Thọ đã phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng khá trên các mặt hoạt động nghiệp vụ, quản trị, điều hành và kiểm soát QTD, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương có QTD hoạt động.

Sau hơn 17 năm triển khai thành lập đến nay đã có 35 QTD cơ sở được Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú thọ cấp giấy phép khai trương và đi vào hoạt động, trong đó: Huyện Phù ninh : 3 Quỹ, Huyện Lâm Thao : 5 Quỹ, Huyện Thanh ba: 4 quỹ, huyện Cẩm Khê: 3 Quỹ, Huyện Đoan hùng: 4 quỹ, Huyện Yên lập: 2 quỹ, Thành phố Việt trì : 10 quỹ và huyện Thanh Thủy: 1 quỹ, huyện Hạ hoà : 2 quỹ

huyện Thanh Sơn 1 quỹ. Trong đó có 7 QTD phường, 4 QTD thị trấn và 24 QTD xã.

2.2.1.2. Kết qu phát trin thành viên

Do nhận thức được vai trò, vị trí và ý nghĩa của QTD đối với đời sống nhân dân, cùng với công tác vân động, tuyên truyền do đó số thành viên tham gia QTD ngày một tăng. Đến 31/12/1996 khi tách tỉnh Vĩnh phú, tái lập tỉnh Phú thọ, QTD cơ sởđã có 11.610 thành viên tham gia, so với ngày đầu khai trương tăng: 10.058 thành viên, tăng :7,48 lần. Đến 31/12/2011 sau hơn 17 năm thành lập QTDND cơ sở

đã thu hút được 37.241 thành viên tham gia QTD tăng 25.631 thành viên so với sau khi tái lập Tỉnh.

Đến 31/12/2011 số thành viên đã có 37.241 so với năm 2010 tăng 1.892 thành viên, tỷ lệ tăng là 5,4% và so với năm 2009 tăng 4.580 thành viên. Năm 2010 có 35.349 thành viên, so năm 2009 tăng 2.688 thành viên, tỷ lệ tăng 8,2%. Năm 2011 bình quân một QTDND cơ sở có 1.064 thành viên tham gia, chiếm tỷ lệ bình quân từ 61% đến 76% tổng số hộ trên địa bàn. Bảng 2.2: Biểu số lượng thành viên của hệ thống QTDND TT Tên QTD 2009 2010 2011 10/09 11/10 10/09 11/10 Sốthành viên Tăng, giảm % Tăng, giảm 1 Dữu Lâu 1 405 1 479 1 521 74 42 5,3% 2,8% 2 Thụy Vân 1 232 1 408 1 556 176 148 14,3% 10,5% 3 Tiên Cát 1 157 1 206 1 243 49 37 4,2% 3,1% 4 Minh Nông 888 919 958 31 39 3,5% 4,2% 5 Nông Trang 1 166 1 198 1 233 32 35 2,7% 2,9% 6 Trưng Vương 977 1 033 1 089 56 56 5,7% 5,4% 7 Minh Phương 930 977 1 116 47 139 5,1% 14,2% 8 Gia Cẩm 1 248 1 322 1 401 74 79 5,9% 6,0% 9 Hùng Lô 954 1 095 1 221 141 126 14,8% 11,5% 10 Vân Cơ 436 478 531 42 53 9,6% 11,1% 11 Sơn Vy 1 362 1 520 1 658 158 138 11,6% 9,1% 12 Thạch Sơn 1 273 1 375 1 470 102 95 8,0% 6,9% 13 Tiên Kiên 1 340 1 382 1 407 42 25 3,1% 1,8% 14 Cao Xá 1 311 1 374 1 422 63 48 4,8% 3,5% 15 Hùng Sơn 742 817 897 75 80 10,1% 9,8% 16 Hùng Long 754 846 889 92 43 12,2% 5,1% 17 Vân Du 950 1 127 1 230 177 103 18,6% 9,1% 18 Đoan Hùng 610 697 758 87 61 14,3% 8,8% 19 Bằng Luân 548 635 423 87 - 212 15,9% -33,4% 20 Đồng Xuân 786 814 775 28 - 39 3,6% -4,8% 21 Thanh Ba 956 1 052 1 098 96 46 10,0% 4,4% 22 Khải Xuân 1 128 1 187 1 237 59 50 5,2% 4,2% 23 Ninh Dân 1 185 1 256 1 319 71 63 6,0% 5,0% 24 Ấm Hạ 811 828 852 17 24 2,1% 2,9% 25 Gia Điền 315 364 433 49 69 15,6% 19,0% 26 Phú Lộc 1 460 1 474 1 505 14 31 1,0% 2,1% 27 An Đạo 829 897 933 68 36 8,2% 4,0% 28 Hạ Giáp 87 267 397 180 130 206,9% 48,7%

29 Phương Xá 716 743 764 27 21 3,8% 2,8% 30 Phú Lạc 721 736 746 15 10 2,1% 1,4% 31 Cát Trù 636 669 712 33 43 5,2% 6,4% 32 La Phù 937 1 106 1 222 169 116 18,0% 10,5% 33 Yên Lập 1 261 1 317 1 375 56 58 4,4% 4,4% 34 Đồng Lạc 1 002 1 036 1 063 34 27 3,4% 2,6% 35 Thanh Sơn 548 715 787 167 72 30,5% 10,1% Tổng 32 661 35 349 37 241 2 688 1 892 8,2% 5,4%

Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình hoạt động QTDND – NHNN tỉnh Phú Thọ

Qua bảng số 2.2 trên đây cho thấy số thành viên các QTD năm sau tăng cao hơn năm trước đã cho thấy: Lòng tin vào mô hình QTD của nhân dân ngày càng

được củng cố.

Tuy nhiên, công tác phát triển thành viên vẫn còn tồn tại một sốđiểm cần lưu ý. Cụ thể như:

- Sau hơn 17 năm thành lập số thành viên tham gia bình quân đạt từ 61% đến 76% so với số hộ. Tuy nhiên công tác xem xét, lựa chọn thành viên tham gia QTD chưa được tốt, nhất là số thành viên phát triển trong giai đoạn mới thành lập, còn có tư tưởng chạy theo số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng. Chưa phát huy và đề

cao nguyên tắc tự nguyện của thành viên, một số thành viên có động cơ tham gia QTD là chỉ để có đủ tiêu chuẩn vay vốn được dễ dàng hơn các Ngân hàng thương mại khác. Sau một thời gian vay trả vốn hoặc sử dụng vốn không có hiệu quả, trây ỳ

trả nợ ... QTD áp dụng biện pháp xiết nợ thì có thái độ không tốt và đòi rút vốn cổ

phần, thiếu tinh thần tự nguyện và xây dựng tổ chức QTD. Ngược lại cũng có một số QTD mục đích phát triển thành viên là để mở rộng cho vay, tăng vốn cổ phần cho đủ mức quy định, do đó công tác lựa chọn xem xét chưa tốt, còn phân biệt các loại thành viên với nhau: giữa thành viên có góp vốn cổ phần cao với thành viên chỉ

có vốn cổ phần thấp, chưa có được sự bình đẳng và dân chủ cao trong quản lý, xây dựng, kiểm soát QTD.

- Ngoài ra cơ cấu, chất lượng thành viên tham gia chưa phát huy được tính đa dạng phong phú của cộng đồng dân cư: Thành viên tham gia chủ yếu là các hộ nông dân chiếm gần 90%, do đó số hộ là các thành phần khác như cán bộ nghỉ hưu, người

buôn bán nhỏ các hộ ngành nghề dịch vụ ... có tỷ lệ tham gia còn thấp. Đây mới là những nhân tố có trình độ, năng lực, nhận thức xã hội, có kinh nghiệm kinh doanh và có vốn ... tham gia và đóng góp công sức của mình xây dựng, quản lý QTD tốt hơn.

- Bên cạnh đó thì công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia QTD không được duy trì thường xuyên và chưa trở thành cuộc vận động lớn ở địa phương. Vì vậy một số bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đấy đủ tính chất hoạt động, vai trò tác dụng của QTDND trong sự nghiệp phát triển nông thôn. Ngoài ra còn có tâm lý lo sợ như sựđổ vỡ của HTXTD trước đây mà chưa thực sự

tích cực giúp đỡ, chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền rộng rãi nhân dân tham gia QTD.

2.2.2. Về công tác phát triển nguồn vốn hoạt động

Nguồn vốn hoạt động của QTD gồm : Vốn điều lệ, Vốn huy động tiền gửi dân cư, vốn vay Chi nhánh QTD trung ương và nguồn vốn khác (Các quỹ tích luỹ, vốn tài trợ, lãi chưa chia, các khoản phải trả ...). Nguồn vốn hoạt động tăng trưởng khá, đảm bảo cho QTD mở rộng phạm vi và qui mô tín dụng cũng như các mặt hoạt

động khác. 2.2.2.1. Tng ngun vn hot động - Năm 2009 : 556.855 triệu đồng - Năm 2010: 776.014 triệu đồng so với năm 2009 tăng 219.160 triệu đồng, tỷ lệ tăng 39,4%. - Năm 2011: 982.807 triệu đồng so với năm 2010 tăng 206.792 triệu đồng, tỷ lệ tăng 26,6% và so với năm 2009 tăng 425.952 triệu đồng, tỷ lệ tăng 76,5%. Bình quân tổng nguồn vốn hoạt động đạt 28.080 Trđ/quỹ. Cơ cấu nguồn vốn gồm :

+ Vốn điều lệ: 35.738 triệu đồng, chiếm 3,6% tổng nguồn + Vốn huy động: 735.991 triệu đồng, chiếm 74,9% tổng nguồn +Vốn vay QTDTƯ: 150.991 triệu đồng, chiếm 15,4% tổng nguồn + Vốn khác: 60.087 triệu đồng, chiếm 6,1% tổng nguồn

Hiện tại 35/35 QTD có tổng nguồn vốn hoạt động cao đạt mức trên 8 tỷ đồng trở lên (đây là mức theo qui định tại Thông tư 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, quy định Chủ tịch HĐQT QTD phải làm việc theo chếđộ chuyên trách). Bảng 2.3: Biểu tổng nguồn vốn hoạt động của hệ thống QTDND ĐVT: Triệu đồng TT Tên QTD Tổng NV Tăng, giảm % Tăng, giảm 2009 2010 2011 10/09 11/10 10/09 11/10 1 Dữu Lâu 25 897 36 655 44 490 10 758 7 835 41,5% 21,4% 2 Thụy Vân 15 067 27 423 38 461 12 355 11 038 82,0% 40,3% 3 Tiên Cát 12 914 15 874 17 925 2 960 2 052 22,9% 12,9% 4 Minh Nông 11 511 15 554 21 164 4 043 5 610 35,1% 36,1% 5 Nông Trang 16 578 19 182 22 733 2 604 3 551 15,7% 18,5% 6 Trưng Vương 11 982 16 360 25 307 4 378 8 947 36,5% 54,7% 7 Minh Phương 20 244 24 933 29 813 4 689 4 880 23,2% 19,6% 8 Gia Cẩm 16 668 24 880 32 247 8 212 7 368 49,3% 29,6% 9 Hùng Lô 31 051 53 124 70 179 22 073 17 055 71,1% 32,1% 10 Vân Cơ 10 921 13 474 18 191 2 552 4 718 23,4% 35,0% 11 Sơn Vy 19 996 28 255 43 016 8 259 14 761 41,3% 52,2% 12 Thạch Sơn 30 798 37 916 45 942 7 118 8 027 23,1% 21,2% 13 Tiên Kiên 18 733 19 934 28 725 1 201 8 790 6,4% 44,1% 14 Cao Xá 15 164 22 000 29 317 6 836 7 318 45,1% 33,3% 15 Hùng Sơn 8 597 13 227 22 051 4 629 8 824 53,8% 66,7% 16 Hùng Long 12 388 17 659 23 156 5 271 5 497 42,6% 31,1% 17 Vân Du 19 133 35 652 49 989 16 519 14 337 86,3% 40,2% 18 Đoan Hùng 10 196 14 434 18 927 4 238 4 492 41,6% 31,1% 19 Bằng Luân 7 194 9 144 11 741 1 949 2 597 27,1% 28,4%

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tại phú thọ (Trang 39)