Tình hình chung về kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo vốn lưu động và quản lý các khoản phải thu nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp nhà nước thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.2.Tình hình chung về kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm

2.1.2.1. Thuận lợi

Ngay từ đầu năm 2000, Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai và chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy nền kinh tế vượt qua những khĩ khăn, thách thức để hồn thành và hồn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra. Đến nay, qua đánh giá tình hình thực hiện, nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu

của kế hoạch Nhà nước năm 2000 đều đạt và vượt; năng lực sản xuất và năng lực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tăng lê đáng kể, cơng cuộc đổi mới kinh tế xã hội tiếp tục cĩ nhiều chuyển biến, tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định, trình độ dân trí nâng lên.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt mức tăng trưởng hàng năm 9%, bằng 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của năm 1999; tạo ra nhiều sản phẩm hàng hĩa và dịch vụ cĩ chất lượng cao; đĩng gĩp ngân sách cho Nhà nước ngày càng tăng. Cơ cấu kinh tế và thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tích lũy của nền kinh tế so với tổng sản phẩm nội địa tiếp tục gia tăng, tạo tiền đề cho bước phát triển đi vào chiều sâu.

Sự tăng trưởng diễn ra tương đối đồng đều ở các lĩnh vực cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ, nơng nghiệp, xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng qúy sau cao hơn qúy trước, sản xuất của khu vực doanh nghiệp trong năm tăng nhanh hơn khu vực cĩ vốn đầu tư nước ngồi; của khu vực doanh dân và doanh nghiệp quốc doanh địa phương tăng nhanh hơn doanh nghiệp quốc doanh trung ương.

2.1.2.2. Khĩ khăn

Miền Tây là một trong những thị trường lớn nhất của các đơn vị sản xuất kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, tình hình lũ lụt kéo dài ở các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sản xuất, sức mua xã hội giảm sút.

Chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12/1999 tăng 0,85% (bình quân 1 tháng tăng 0,09%) là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm qua, trong đĩ giá sản phẩm nơng nghiệp giảm làm cho sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khĩ khăn và thiếu ổn định; thu nhập của người nơng dân khơng tăng, kéo theo sức mua chung của thị trường nơng thơn và thành phố bị ảnh hưởng.

Tình hình đầu tư giảm đáng kể, chủ yếu ở khu vực cĩ vốn trực tiếp ở nước ngồi giảm 23,4% (vốn thực hiện) và khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 4,5%. Tình hình trên là đáng lo ngại, sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế một vài năm sau của thành phố.

Tình hình tăng trưởng kinh tế mặc dù khá cao nhưng chưa ổn định và bền vững. Chất lượng của sản phẩm, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp cịn là vấn đề lâu dài, đổi mới thiết bị và cơng nghệ bằng chương trình kích cầu thơng qua đầu tư cịn nhiều khĩ khăn, nhiều

doanh nghiệp lập dự án đầu tư xong lại khơng dám triển khai, một số dự án đã được đưa vào kế hoạch đầu tư nhưng xin ngưng lại, trả lại vốn, khơng dám vay đầu tư…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo vốn lưu động và quản lý các khoản phải thu nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp nhà nước thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)