Phương pháp nghiên cứu bề mặt, kết quả thínghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ gia công bằng tia hạt mài (Trang 39 - 42)

Để nghiên cứu bề mặt được mài bằng AWJ ta có thể chia làm 3 thành phần chính như sau:

- Độ nhám: Chiều dài sóng nhỏ hơn số gia bước ngang.

- Sóng ngang: Điển hình là loại chiều dài sóng bằng số gia bước sóng ngang.

- Sóng quá trình: Chiều dài sóng vài milimet.

Trong sự phân loại như vậy, độ dốc và những lỗi khác sẽ không được đề cập đến ởđây.

Hình 1.18 Độ nhám bề mặt khi gia công bằng tia hạt mài với các độ sâu khác nhau.

Bề mặt đáy của túi được mài là kết quả của việc tập trung của quá trình bóc tách vật liệu của mỗi lần cán qua phôi. Trong trường hợp mài với mẫu nằm ngang (hình 1.18)ta có thể dựđoán được kết quảở phía trước rãnh cán qua. Tuy nhiên điều này không thể kiểm tra được bằng mắt. Dù vậy thông qua việc phân tích các hình ảnh dữ liệu thu được bằng phép đo bề mặt đã cho, ta có thể tận dụng phép biến đổi

40

Furie hai chiều. Hơn nữa phép phân tích này chứng minh một cách rõ ràng: Chiều dài sóng kết hợp với sóng ngang có thể phát hiện đượcchỉ trong một hướng. Rõ ràng rằng với kết cấu như mài trước đây đã làm giảm quy mô kết cấu đã không thẻ phân biệt được.

Nếu liên tục tăng chiều sâu mài, độ nhám bề mặt đã quan sát được cho thấy rằng nó giữ gần như không đổi (hình 1.18) và nếu để cho cái có gọi là như ngọn sóng không có hướng rõ ràng có thể tìm thấy giống như tăng chiều sâu. Chiều sâu thay đổi nhưđã tạo nên quá trình có hình dạng sóng đó là kết quả của quá trình tạo điều kiện và xác nhận đặc tính cục bộ của vật liệu trong phôi. Tóm lại, các loại khả năng bóc tách vật liệu khác nhau gây ra. Trường hợp lý tưởng sự không đồng đều bề mặt là do tính thay đổi theo từng khu vực của phôi (kích thước hạt khác nhau, độ cứng khác nhau...) có thể có lợi ích lớn như một quá trình đi lên. Do độ cứng được tiến hành tại các vị trí khác nhau của mẫu.Tuy nhiên, nó cho thấy có sự thay đổi rất nhỏ, nó chỉ ra rằng trong trường hợp trên sự chênh lệch về độ cứng có thể hầu như không có khả năng tác động lớn vảo quá trình tạo sóng bề mặt. Tương tự như bề mặt sau gia công là kết quả của sự thay đổi của quá trình tích lũy. Bằng phương pháp thống kê đã kết luận được sự không đồng đều trên toàn bộ bề mặt và nên phân chia đều hơn nếu quá trình được tiếp tục dài hơn.

Gần với đường biên của túi được mài, giá trị của độ nhám nhỏ không đáng kể được phát hiện trên bề mặt. Điều này chỉ có thể được giải thích bằng cách cho rằng đã xảy ra quá trình gia công thứ cấp do tia nước bị làm lệch đi khỏi cạnh của tấm chắn. Giống như tác động sơ cấp làm dịch chuyển các đỉnh không đều nhau của bề mặt, nhr hưởng đặ trưng lên Rz nhiều hơn lên Ra. Hậu sử lí bề mặt được đánh bóng đã được thử nghiệm. Có thể ngắt dòng hạt mài hoặc có thể dùng cách thay hạt mài bằng hạt thủy tinh, sau đó quét trên toàn bộ bể mặt. Xử lí bằng hạt thủy tinh có thể giúp giảm đáng kểđộ nhám bề mặt cả Ra và Rzđến khoảng 40%.

41

1.4 Kết luận

- Bản chất của quá trình gia công bằng công nghệ TNASC chính là động lực học của tia. Một số thông số quan trọng ảnh hưởng đến quá trình gia công chính là: áp suất của dòng nước, hạt mài, phương pháp trộn hạt mài v.v….

- Khả năng gia công bằng TNASC trộn hạt mài là khá đa dạng: cắt các loại vật liệu cứng, mềm; gia công khoan, mài, làm sạch v.v… Đặc biệt là có khả năng gia công không sinh nhiệt, qua đó có thể thực hiện được khả năng gia công mà các phương pháp khác không thể thực hiện được như cắt thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân.

- Vẫn còn rất nhiều vấn đề về lý thuyết và thực tiễn chưa giải quyết được hoặc chưa giải quyết triệt để đòi hỏi một sự đầu tư nhất định để có thể hoàn thiện dần phương pháp gia công này ở nước ta.

42

Chương 2. HẠT MÀI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ KHI GIA CÔNG BẰNG TIA NƯỚC ÁP SUẤT CAO TRỘN HẠT MÀI

2.1 Hạt mài

2.1.1 Phân loại hạt mài

Có rất nhiều các loại hạt màiđược sử dụng trong công nghệ gia công vật liệu bằng TNASC nhưng chúng được chia thành hai nhóm cơ bản sau là:

- Nhóm hạt mài tự nhiên: Bao gồm các sản phẩm khoáng chất, quặng có nguồn gốc từ tự nhiên (loại trừ các khoáng chất có thành phần hóa học hoặc tính chất vật lý đặc biệt)

- Nhóm hạt mài nhân tạo: Bao gồm các sản phẩm được con người tổng hợp từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau.

Vấn đề chính của việc khai thác và sử dụng các loại hạt mài là đảm bảo được chất lượng, giá thành hợp lý, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ gia công bằng tia hạt mài (Trang 39 - 42)