Các thông số hệ thống ảnh hưởng đến kết quả khoan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ gia công bằng tia hạt mài (Trang 29 - 31)

Ảnh hưởng của lưu lượng hạt mài

Tốc độ khoan tăng lên nếu tăng lưu lượng dòng bột mài.

- Giữa tốc độ khoan và lưu lượng hạt mài có mối liên hệ theo một hàm gần như tuyến tính.

- Khi lưu lượng trong khoảng 3÷4 g/s thì tốc độ khoan tăng không đáng kể. Nhưng khi lưu lượng nằm trong khoảng 4÷8 g/s thì lưu lượng tăng lên gấp đôi thì tốc độ tăng cũng gần như gấp đôi.

Hình 1.12 Tác động của lưu lượng tới tốc độ khoan

Ảnh hưởng của áp lực của tia

- Tăng áp lực tia nước cũng làm tăng hiệu quả tương tự.

- Tương tự như ảnh hưởng của lưu lượng hạt tới tốc độ khoan, áp lực cũng đóng một vai trò quan trọng của tốc độ khoan. Giữa tốc độ khoan và áp suất tia có mối liên hệ tuyến tính với nhau. Khi ta gia tăng áp suất tia thì đồng thời cũng tăng tốc độ khoan.

30

Để thí nghiệm tác động của áp lực lên tốc độ khoan người ta dùng vòi phun 0,457mm. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng khi khoan vào thép thì tốc độ khoan có thểđạt tới 457mm/h. Với thanh Vonfram tốc độ cực đại có thểđạt tới 305mm/h.

Có thể dùng tia nước có hỗn hợp bột mài để khoan một thanh kim loại có thành tương đối mỏng, ví dụ khoan lỗ có thành mỏng 0,381mm trong một thanh đặc. Sự đồng tâm của thành mỏng đó không vượt quá 0,025mm trên toàn bộ chiều dài khoan.

Tuy nhiên nếu khoan lỗ trong ống có thành mỏng(hoặc để khoan lỗ có đường kính chính xác) trên suốt chiều dài khoan cần có hệ thống kiểm tra tích cực, hệ thống này sẽ kiểm tra độ mỏng của thành ống hoặc tốc độ khoan vsf sẽ hiệu chỉnh tốc độ khoan đến giá trị tối ưu. Để kiểm tra lỗ khoan, tốc độ khoan cần được làm cho phù hợp với tốc độ cao nhất của máy khoan có thểđạt được. Ví dụ, nếu tốc độ khoan mà cao hơn tốc độ cao nhất của máy khoan thì kết quả sẽ cho ra một lỗ có đường kính bị rộng ở phần sau. Mặt lỗ khoan bằng AWJ tương đối mịn, thường có độ nhấp nhô bề mặt là Ra=2,2µm. Tất cả các lỗ khoan đều có chất lượng cao, không có bất kỳ vết lõm hoặc biến dạng nào được phát hiện thấy trong các lỗ khoan. Khi kiểm tra bằng kính hiển vi đã không phát hiện được sự bất thường hoặc sự không toàn vẹn bề mặt.

Người ta cũng chứng minh được rằng độ sâu lỗ khoan tăng lên, hiệu quả dòng phản hồi trở nên rõ ràng hơn. Ví dụ, sự rung động của đầu khoan là thuộc tính của dòng phản hồi. Tương tự vách của lỗ khoan trở nên mịn hơn nếu cộng thêm cả hiệu quả của quá trình ăn mòn của dòng phản hồi. Tốc độ khoan có ảnh hưởng không đáng kể nếu độ sâu tăng lên, điều đó gợi ý rằng tia nước chưa bị chìm tới hạn.

31

Hình 1.13 Ảnh hưởng của áp lực tới tốc độ khoan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ gia công bằng tia hạt mài (Trang 29 - 31)