Thông số bề mặt trong không gian hai và ba chiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ gia công bằng tia hạt mài (Trang 35 - 36)

Thông thường trong khi đánh giá bề mặt người ta thường dùng hai thông số: Độ nhám bề mặt và độ sóng bề mặt. Nói chung hai thông sốđó hợp thành hình dạng bề mặt. Khi nghiên cứu bề mặt của vật sau khi đánh bóng bề mặt bằng AWJ thì độ nhám bề mặt là thành phần đầu tiên được biểu hiện trên cơ cấu vi hiệu chỉnh của quá trình gia công của AWJ. Độ sóng bề mặt được đo sau đó trên một thiết bị có độ chia lớn và nó liên quan chặt chẽ tới sai số bề mặt mà nó có thểđạt được

Các thành phần độ sóng và độ nhám bề mặt rất khó có thể phân định rõ ràng, chúng thường chồng chất lên nhau. Không có một định nghĩa riêng nào cho từng đặc trưng của nó.Chiều dài bước sóngvà độ nhám bề mặt có liên quan chặt chẽ tới quá trình gia công cụ thể là độ sóng bề mặt và chức năng của bề mặt, trong quá trình gia công bằng các loại tia nước với nguồn khác nhau có thể là tạo nên các quan điểm: độ nhám do quá trình cắt, độ sóng là do quá trình gia công không đúng.

Kỹ thuật thường hay dùng đánh giá đặc tính bề mặt là đưa các mẫu lên các thiết bị đo. Tuy nhiên nó có điểm yếu đó là khó có thể bảo đảm được cho bề mặt không bị phá hủy khi cho kim loại tiếp xúc với bề mặt cần đo, tự nó có thẻ bị gẫy do bề mặt tác động lên.

Sơ đồ không gian ba chiều bề mặt có thể được tạo ra nhờ cách tạo ra số lượng lớn các hình dạng song song nhờ máy chép hình sau đó lưu trữ dưới dạng tệp của máy tính.

Khi đo hình dáng hai chiều, giá trịđộ nhám bề mặt thường bịảnh hưởng bởi hướng đo. Bề mặt có nhiều cấp độ của mẫu thông thường và được biểu hiện sự thay đổi đáng kể về giá trịđộ nhám bề mặt khi thay đổi hướng đo.

Nếu ứng dụng phương pháp đo ba chiều sẽ giảm được sự thay đổi của các thông số và loại bỏđược sự phụ thuộc vào hướng đo.

36

Để đánh giá bề mặt vào theo thông số 2 chiều hiện tồn tại nhiều tiêu chuẩn khác nhau như ISO 4278, nhưng để đánh giá theo các thông số 3 chiều thì đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn tương đối nào. Một trong các thông số đó được tiêu chuẩn hóa khi đo bề mặt bằng không gian 2 chiều đó là Ra và Rz. Thì chuyển sang đo 3 chiều nó sẽ có giá trị tương ứng Sa và Sz. Giá trị trung bình của chúng theo phương pháp chênh lệch số học trung bình là:

(1.2)

(1.3)

Theo phương pháp 10 điểm:

Rỗ ràng trong không gian 3 chiều ta không chỉ có lấy giá trị trung bình đơn thuần của các giá trị từ thông số 2 chiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ gia công bằng tia hạt mài (Trang 35 - 36)