Bố trí kinh phí kiểm tra và thực hiện tốt chế độ báo cáo công

Một phần của tài liệu Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở bộ nội vụ (Trang 101 - 107)

8. Kết cấu của luận văn

3.7. Bố trí kinh phí kiểm tra và thực hiện tốt chế độ báo cáo công

thông qua hệ thống để tạo thành một quy trình khép kín từ ban hành đến kiểm tra và xử lý, tiết kiệm tối đa công sức và chi phí). Xây dựng hồ sơ, mẫu văn bản điện tử, đảm bảo tính thống nhất trong ngành nội vụ về hình thức và nội dung (phiếu kiểm tra văn bản, thông báo, sổ văn bản đến, văn bản đi, hợp đồng ký kết với Cộng tác viên…). Đƣa các phần mềm vào khai thác trên mạng Internet, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra VBQPPL cho nhiều đối tƣợng khác nhau. Xây dựng chuyên mục kiểm tra VBQPPL trên website của Bộ Nội Vụ. Cung cấp đồng bộ các thiết bị công nghệ thông tin tạo điều kiện tin học hóa nhƣ máy tính, các cơ sở hạ tầng mạng khác…

3.7. Bố trí kinh phí kiểm tra và thực hiện tốt chế độ báo cáo công tác kiểm tra VBQPPL VBQPPL

Thực hiện các quy định của pháp luật, khi lập dự toán ngân sách hàng năm, ngoài việc lập dự toán bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan theo quy định hiện hành, căn cứ vào yêu cầu công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL, Vụ Pháp chế - Bộ Nội Vụ lập dự toán kinh phí phụ vụ công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản bao gồm nhiều nội dung chi khác nhau và có thể thay đổi thƣờng xuyên, phụ thuộc vào số lƣợng VBQPPL đƣợc ban hành, nên cần đƣợc linh hoạt bổ sung kinh phí kịp thời cho công tác này. Cần tăng mức đầu tƣ cho hoạt động khảo sát, dự báo và nghiên cứu khoa học về những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản. Cần xuất phát từ tầm quan trọng, tính cấp bách của vấn đề phát sinh đòi hỏi đƣợc giải quyết để quyết định mức chi ngân sách cho hợp lý, tránh tình trạng chi “nhỏ giọt” không đủ để tiến hành những hoạt động cần thiết, nên phải làm tắt, làm chiếu lệ; cũng trách tình trạng chi tiêu thiếu căn cứ, gây lãng phí tài sản nhà nƣớc.

Thực hiện tốt chế độ báo cáo công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật: Vụ Pháp chế - Bộ Nội Vụ cần xây dựng kênh tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân và phản ánh của dƣ luận về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, phát huy vai trò của những đối tƣợng này trong công tác

kiểm tra, xử lý VBQPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ Nội Vụ. Đồng thời, tích cực thiết lập mối quan hệ với các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm phổ biến và đƣa tin về kết quả kiểm tra văn bản. Tuyên truyền sâu rộng về vai trò của công tác kiểm tra văn bản, về quyền khiếu nại, kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật.

Bộ Nội Vụ cần sớm ban hành quy định cụ thể về chế độ thông tin báo cáo trong công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL thuộc những lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ Nội Vụ, đƣa ra những yêu cầu cụ thể đối với những đối tƣợng phải báo cáo; cần có biện pháp đủ mạnh để khắc phục tình trạng một số Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phƣơng không có báo cáo hoặc báo cáo chậm trễ, báo cáo không theo đúng yêu cầu nhƣ thiếu thông tin, số liệu còn chung chung chƣa đầy đủ đã ảnh hƣởng đến công tác quản lý, nắm bắt tình hình đề xuất kịp thời các biện pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ Nội Vụ…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên đây là một số giải pháp nâng hiệu quả thực hiện việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật là công cụ quan trọng trực tiếp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành. Với mục đích đảm bảo hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ đƣợc thực hiện có hiệu quả, luận văn đã đƣa ra những giải pháp, nếu các giải pháp trên đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ, có tính đến tầm quan trọng của từng giải pháp để tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, chất lƣợng công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ sẽ đƣợc nâng lên.

Một trong những giải pháp hàng đầu là phải tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ. Chúng tôi cho rằng, đây nguyên nhân quan trọng ảnh hƣởng nhất, dẫn đến chất lƣợng công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ Nội Vụ chƣa cao, việc xử lý văn bản trái pháp luật chƣa bài bản, kịp thời.

Tiếp theo, kiến nghị về hoàn thiện thể chế pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, thống nhất và đồng bộ cho

công tác này; cần đƣa ra một phƣơng thức, quy trình kiểm tra, xử lý văn bản thật chặt chẽ, cụ thể và đầy đủ, bảo đảm khoa học, hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản. Đồng thời, có cơ chế nhằm tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản. Ngoài ra, các giải pháp khác nhƣ bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, của các phƣơng tiện thông tin đại chúng và mọi tầng lớp nhân dân; bố trí kinh phí...Việc triển khai các giải pháp nêu trên cần bảo đảm tính đồng bộ và có hệ thống, có nhƣ vậy mới có thể đƣa ra một cơ chế đầy đủ, hữu hiệu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL ở Bộ Nội Vụ, góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, phát huy dân chủ, tăng cƣờng pháp chế, chủ động hội nhập quốc tế đã đƣợc Đảng ta xác định.

KẾT LUẬN

Chúng ta đang xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà nƣớc thể hiện tính dân chủ rộng rãi, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nói chung và công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật nói riêng; từng bƣớc hoàn thiện các cơ chế chính sách về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cơ quan làm công tác pháp chế ở Trung ƣơng và địa phƣơng.

Xây dựng, tăng cƣờng pháp chế nói chung và đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật nói riêng là quá trình đòi hỏi phải nghiên cứu, nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật đúng với vai trò, vị trí của công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc và chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ Nội Vụ, tuy chƣa đạt nhiều kết quả nhƣ mong đợi, chƣa có nhiều kinh nghiệm; nhƣng với sự quan tâm của của lãnh đạo Bộ Nội Vụ trong việc hoàn thiện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế, do đó công tác kiểm tra, xử lý

văn bản quy phạm pháp luật do Vụ Pháp chế là đầu mối chủ trì giúp Bộ trƣởng Bộ Nội Vụ trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của Bộ Nội Vụ từng bƣớc đã có những đóng góp cho Bộ Nội Vụ và ngành nội vụ trong công tác quản lý nhà nƣớc về cán bộ, công chức, tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, thực hiện chế độ chính sách, xây dựng chính quyền địa phƣơng...

Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hóa một cách khoa học vấn đề lý luận về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật nói chung và ở Bộ Nội Vụ nói riêng. Luận văn đã đánh giá sát thực trạng công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ, của ngành nội vụ, thấy rõ đƣợc những tồn tại hạn chế và rút ra nguyên nhân cơ bản để từ đó đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm tra, xử lý văn bản của Bộ Nội Vụ.

Thông qua công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ nói riêng và ngành nội vụ nói chung đã góp phần đảm bảo kỹ cƣơng, kỷ luật, tính nghiêm minh trong hoạt động quản lý nhà nƣớc thuộc thẩm quyền của Bộ Nội Vụ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội Vụ (2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo hàng năm

về kết quả công tác pháp chế, Hà Nội.

2. Bộ Nội Vụ (2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo hàng năm

về kết quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.

3. Bộ Tƣ pháp (2004,2005,2006,2007,2008,2009,2010), Báo cáo hàng năm về

kết quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội

4. Chính phủ (2003), Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11 về kiểm tra và

xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.

5. Chính phủ (2005), Báo cáo số 164/CP-XDPL ngày 10/11/2005 về tình hình

soạn thảo, ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ để hướng dẫn thi hành luật, Nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

6. Chính phủ (2010), Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về kiểm tra

và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.

7. Chính phủ (2010), Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 về chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ, Hà

Nội.

8. Cao Kim Oanh (2011), Bàn về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất

của văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí dân chủ và pháp luật – Bộ tƣ pháp.

Số chuyên đề tháng 5/2011, tr.9-12.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01

tháng 01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp

trong thời gian tới, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của

Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đoàn Thị tố Uyên (2011), Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt

Nam hiện nay, Tạp chí Luật học số 6/2011, tr.53-59.

15. Nguyễn Văn Thâm (2010), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nƣớc và Pháp luật (2004), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

17. Nguyễn Hoàng Anh (2012), Kiểm soát văn bản quy phạm pháp luật từ góc

độ phân quyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1+2 (2010-2011)1/2012, tr

57-63.

18. Nguyễn Sĩ Dũng – Hoàng Minh Hiếu (2010), Việc tổ chức thực hiện pháp

luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 13(174)7/2010, tr 5-13.

19. Nguyễn Minh Đoan (2010), Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của

luật thực định Việt Nam về văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp số 7(168) 4/2010, tr 5-10.

20. Lê Hồng Sơn (2011), Pháp luật về kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp

luật, Đặc san tuyên truyền pháp luật, số chuyên đề năm 2011.

21. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013, Hà Nội.

22. Quốc hội (1996), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.

23. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Chính phủ, Hà Nội.

24. Quốc hội (2002), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ

sung), Hà Nội.

25. Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà

Nội.

26. Quốc hội (2004), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.

28. Phạm Thái Quý (2012), Về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của

hội đồng nhân dân các cấp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số

23(231)T12/2012, tr. 37-42.

29. Từ điển tiếng Việt (2003), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

30. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước

và pháp luật, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội.

31. Trần Đức Thú (2010), Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật địa

phương nhìn từ thực tiễn, Tạp chí dân chủ và pháp luật – Bộ tƣ pháp. Số

9(222)-2010, tr.61-64.

32. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận chung về

Một phần của tài liệu Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở bộ nội vụ (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)