Thức pháp luật của công chức

Một phần của tài liệu Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở bộ nội vụ (Trang 47 - 49)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.4. thức pháp luật của công chức

Ý thức pháp luật giúp cho các chủ thể có đƣợc hành vi tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của Nhà nƣớc, xã hội và các chủ thể khác; đấu tranh với các hiện tƣợng tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật. Để hình thành ý thức pháp luật, đòi hỏi các chủ thể phải có đƣợc tri thức cơ bản về pháp luật; về quyền và nghĩa vụ và cơ chế bảo đảm cho việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó; về cơ chế hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có kỹ năng và khả năng sử dụng có hiệu quả cơ chế đó để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mình, cho ngƣời khác và xã hội. Khi có đủ kiến thức pháp luật cần thiết, sẽ hình thành ở chủ thể tình cảm và lòng tin đối với các chuẩn mực của pháp luật, tạo điều kiện cho chủ thể chủ động xác lập và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Kiểm tra, xử lý VBQPPL là hoạt động xem xét, đánh giá và kết luận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc đối tƣợng kiểm tra theo quy định của pháp luật, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những văn bản trái pháp luật, đồng thời, xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, ngƣời có thẩm quyền đã ban hành văn bản sai trái đó.

Hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL là quá trình hoạt động có mục đích của con ngƣời nhằm làm cho những quy định của pháp luật về kiểm tra VBQPPL đi vào cuộc sống, qua đó giúp cho việc phát hiện và xử lý kịp thời những văn bản trái pháp luật và xa hơn là bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Kiểm tra VBQPPL có các đặc điểm: mang tính quyền lực nhà nƣớc. Trong việc kiểm tra VBQPPL, cơ quan kiểm tra độc lập với cơ quan ban hành văn bản. Việc kiểm tra văn bản không chỉ dừng lại ở việc xem xét, đánh giá mà còn kết luận, xử lý vụ việc, đƣa ra những kiến nghị để sửa chữa kịp thời, sớm khắc phục hậu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng pháp chế và kỷ luật, kỷ cƣơng, tuân thủ pháp luật đối với chính các cơ quan, ngƣời có thẩm quyền đã ban hành văn bản thuộc đối tƣợng kiểm tra.

Cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về trách nhiệm của các cơ quan đƣợc giao chủ trì và phối hợp trong việc bảo đảm chất lƣợng và tiến độ đối với VBQPPL để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để góp phần duy trì, bảo đảm pháp chế đồng thời làm rõ đƣợc trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành VBQPPL thì không thể thiếu đƣợc hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL với mục đích cao nhất của công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ NỘI VỤ

Một phần của tài liệu Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở bộ nội vụ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)