Bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị xã hội, của các

Một phần của tài liệu Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở bộ nội vụ (Trang 96 - 99)

8. Kết cấu của luận văn

3.4. Bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị xã hội, của các

phương tiện thông tin đại chúng và của mọi tầng lớp nhân dân

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL trong thời gian qua các cơ quan có chức năng kiểm tra, xử lý VBQPPL nói chung và Bộ Nội Vụ nói riêng đã phát huy đƣợc sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, của các phƣơng tiện thông tin đại chúng và của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý văn bản có sai sót, vi phạm đã có những

chuyển biến nhất định; không ít văn bản có sai sót, vi phạm đã đƣợc phát hiện và kiến nghị xử lý qua kênh thông tin này, nên việc chú trọng, khuyến khích sự quan tâm, phát hiện và yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức và công dân về VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật là rất cần thiết. Tuy vậy, việc kiểm tra văn bản theo các nguồn thông tin mới chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Vì vậy, trong thời gian tới cần có biện pháp nhằm thúc đẩy việc cung cấp cũng nhƣ tiếp nhận, xử lý các thông tin về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật để phát huy đƣợc hiệu quả của phƣơng thức kiểm tra này trong kiểm tra, xử lý VBQPPL.

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL ở Bộ Nội Vụ phải bảo đảm có sự tham gia ngày càng rộng rãi của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, của các phƣơng tiện thông tin đại chúng và của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Nội Vụ. Đồng thời, Bộ Nội Vụ cũng phải thực sự có trách nhiệm khi nhận đƣợc thông tin về văn bản sai trái từ các nguồn thông tin trên, để chỉ đạo các đơn vị chức năng do Vụ Pháp chế - Bộ Nội Vụ chủ trì thực hiện công tác kiểm tra và có kết luận chính xác, kiến nghị xử lý kịp thời khi phát hiện văn bản đƣợc phản ánh có nội dung trái pháp luật.

Tăng cƣờng tuyên truyền cho nhân dân về pháp luật kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; khuyến khích sự quan tâm phát hiện, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân về văn bản có dấu hiệu hiệu vi phạm; thiết lập kênh để tiếp nhận tin nhƣ: Địa chỉ trên Trang thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, đƣờng dây nóng… giao cho Vụ Pháp chế - Bộ Nội vụ phụ trách tiếp nhận, có quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh của cơ quan, tổ chức, công dân một cách rõ ràng, công khai cho những ngƣời phản ánh biết.

Bộ Nội Vụ cần tiếp tục nâng cao nhận thức, đề cao vai trò và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ.

3.5. Củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế và thực hiện chế độ đãi ngộ thích hợp đối với người làm công tác kiểm tra văn bản

Theo quy định, công tác pháp chế nói chung và công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL nói riêng phải có công chức chuyên trách. Do đó, Bộ Nội Vụ cần quan tâm củng cố tổ chức và kịp thời tăng cƣờng biên chế cho công tác này. Trong khi

chƣa bổ sung, bố trí đƣợc biên chế, cần thực hiện điều chuyển cán bộ trong nội bộ, tạo điều kiện để công tác pháp chế có thể triển khai thực hiện đồng bộ các mặt công tác chuyên môn, nghiệp vụ; cần chủ động hơn trong việc phân bổ biên chế trong tổng biên chế đƣợc giao, bố trí đủ biên chế có năng lực phục vụ cho công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý VBQPPL. Củng cố kiện toàn tổ chức, biên chế nói ở đây bao gồm tại Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nội Vụ và tại Sở Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện.

Đối với Vụ Pháp chế - Bộ Nội Vụ, cần kiện toàn sớm thành lập các phòng chuyên môn trong đó có Phòng kiểm tra, xử lý VBQPPL. Về số lƣợng biên chế, căn cứ vào nhiệm vụ, khối lƣợng công việc hàng năm của đơn vị, bổ sung biên chế hành chính cho Vụ. Trên cơ sở kiện toàn tổ chức bộ máy theo hƣớng nêu trên, để có thể bố trí đủ công chức vào từng vị trí công tác chuyên môn, theo vị trí việc làm tại Vụ Pháp chế một cách đầy đủ và khoa học.

Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế đã quy định: Sở Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh đƣợc thành Phòng Pháp chế để thực hiện nghiệp vụ công tác pháp chế nói chung và công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL thuộc lĩnh vực nội vụ tại địa phƣơng. Tuy nhiên, hiện nay, tại đa số các địa phƣơng, Sở Nội vụ chƣa thực hiện đúng yêu cầu của quy định này. Nhiều Sở Nội vụ chƣa bố trí công chức chuyên trách làm công tác pháp chế mà chủ yếu là 01 biên chế kiêm nhiệm chức danh thanh tra – pháp chế. Từ thực tế, có thể nhận thấy công tác pháp chế trong lĩnh vực nội vụ tại nhiều địa phƣơng chƣa đƣợc coi trọng. Mặc dù công tác pháp chế đã đƣợc quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Vì vậy, để thuận lợi cho việc bố trí biên chế, sử dụng công chức trong công tác pháp chế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản thuộc lĩnh vực nội vụ thì Bộ Nội Vụ cần phối hợp với Bộ Tƣ pháp sớm ban hành Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn về tổ chức pháp chế ở địa phƣơng.

Bên cạnh đó Vụ Pháp chế, Bộ Nội Vụ cần phải có sự phân công cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện kiểm tra văn, xử lý bản theo lĩnh

vực, địa bàn, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng và quản lý đội ngũ Cộng tác viên... để công tác kiểm tra, xử lý văn bản đƣợc thực hiện có hiệu quả.

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, mỗi cán bộ, công chức Bộ Nội Vụ nói chung và cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản nói riêng phải đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn nhất định, tƣơng ứng với từng vị trí việc làm. Cần có quy hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và chỉ tiêu biên chế đƣợc giao; cần có dự kiến để sắp xếp, điều chỉnh lại đội ngũ cán bộ, công chức hiện có cho hợp lý, khoa học hơn; chú trọng đến việc tạo nguồn, đảm bảo tính kế thừa. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, tác phong để đáp ứng tiêu chuẩn của công chức làm công tác pháp chế nói chung và công tác kiểm tra, xử lý văn bản nói riêng theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính

phủ. Nội dung phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng cần đƣợc quan tâm nghiên cứu, bảo

đảm tính khoa học, hợp lý, tránh tùy tiện, hình thức; đặc biệt quan tâm tới những

kiến thức chuyên môn cần thiết cho công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL, cần nhất là kiến thức về khoa học học pháp lý, quản lý, kỹ năng kiểm tra văn bản và những chuyên môn khác trực tiếp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội Vụ.

Đi đôi với việc củng cố kiện toàn tổ chức và bổ sung biên chế, cũng cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra văn bản. Kiểm tra, xử lý VBQPPL là lĩnh vực công tác có tính đặc thù cao về chuyên môn, nghiệp vụ, khối lƣợng và áp lực công việc nặng nề, yêu cầu đối với công chức chuyên trách công tác kiểm tra văn bản không những phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao. Do đó, cần phải có chế độ, chính sách đãi ngộ thích hợp, nhằm khuyến khích, động viên và thu hút đƣợc công chức làm công tác này tại các Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phƣơng. Việc quy định công chức chuyên trách công tác kiểm tra, xử lý văn bản đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề là phù hợp.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở bộ nội vụ (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)