7. Cấu trúc của luận văn
4.3. Một số nhận xét từ sự nghiệp cách mạng của Hoàng Văn Thụ
Sau khi Hoàng Văn Thụ hi sinh, theo chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, Lễ truy điệu của Hoàng Văn Thụ được tổ chức tại ATK Vạn Phúc, vào trung tuần
90
tháng 11 năm 1944. Ngôi nhà của bà Đỗ Thị Tý, một cơ sở tin cậy của Xứ ủy, có địa thế tiến lui thuận lợi, vừa diễn ra Lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, lại được chọn làm địa điểm tổ chức Lễ truy điệu. Tham dự Lễ truy điệu có khoảng 200 đảng viên, quần chúng cứu quốc và một số gia đình cơ sở Hoàng Văn Thụ đã ở. Không khí trong Lễ truy điệu đặc biệt xúc động, Trần Độ, cán bộ Xứ ủy đọc bài thơ “Khóc anh Hoàng Văn Thụ” ca ngợi tấm gương hi sinh anh dũng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Hoàng Văn Thụ. Trong bài thơ có đoạn:
“Anh Thụ ơi! Kìa xem muôn vạn Lớp hồng binh ngạo mạn tưng bừng
Tuốt gươm thề thốt vang lừng Gương Hoàng Văn Thụ ta cùng noi theo
Cờ khởi nghĩ bay vèo trước gió Đoàn quân đi cây đổ núi rung
Xông pha rửa nhục non sông
Và cùng rửa hận Anh hùng Việt Nam...”[21, tr. 66]
Sự hi sinh của Hoàng Văn Thụ là một tổn thất to lớn của cách mạng Việt Nam. Báo Cờ Giải Phóng số 5 ngày 14-6-1944 viết về sự hy sinh của Hoàng Văn Thụ đã nói: “Đảng Cộng sản Đông Dương lặng lẽ chịu một cái tang đau đớn. Dân tộc Việt Nam nghiến răng chịu một vết thương sâu” [10, tr. 349].
Là một người lãnh đạo cách mạng nhưng ông luôn gần gũi với quần chúng nhân dân, sự ra đi của Hoàng Văn Thụ không chỉ để lại niềm thương tiếc của các đồng chí cùng hoạt động cách mạng mà cả một vùng An toàn khu rộng lớn, những người đã có một thời gian tiếp xúc với ông đều cảm thấy như mất đi người thân trong gia đình. Nhiều gia đình lập bàn thờ, bày bài vị, thắp hương tưởng nhớ ông trong ngay chính nhà của mình.
91
Sau khi Hoàng Văn Thụ qua đời, Thường vụ Trung ương Đảng đã họp quyết định phát động trong toàn Đảng noi gương tinh thần chiến đấu kiên trung vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của ông; và quyết định kết nạp một lớp đảng viên mới mang tên “Lớp đảng viên Hoàng Văn Thụ” nhằm thu hút những người ưu tú trong các đoàn thể cứu quốc vào Đảng, tăng thêm sức mạnh cho Đảng. Trong thông cáo của Trung ương đã nhấn mạnh: “Cái chết của đồng chí Hoàng Văn Thụ chứng tỏ rằng: quân thù càng sắp tới ngày giãy chết càng tàn nhẫn gấp bội. Cái chết của đồng chí Hoàng Văn Thụ còn chứng tỏ rằng: quân thù rất sợ Đảng ta và tinh thần phấn đấu của các đồng chí chúng ta. Cũng như các đồng chí trước kia đã hi sinh trong khi làm tròn nghĩa vụ, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã chết để bảo toàn cho Đảng, đề cao tinh thần anh dũng của dân tộc bị áp bức Đông Dương... Các đảng bộ phải tổ chức thêm một lớp đảng viên mới, gọi là lớp Hoàng Văn Thụ” [18, tr. 350]. Cuộc vận động kết nạp lớp đảng viên mang tên Hoàng Văn Thụ được tiến hành từ đầu tháng 6-1944 đến tháng 11-1944 thì bế mạc. Thông cáo của Bộ Tổ chức Trung ương có nói: “Được tổ chức vào lớp Hoàng Văn Thụ là một vinh dự. Các chiến sĩ tiền phong của cách mạng Đông Dương phải hăng hái tiến lên nhận lấy vinh dự ấy và tỏ ra xứng đáng với nó” [18, tr. 513]. Qua đó có thể thấy được sự coi trọng của Đảng đối với những đóng góp của Hoàng Văn Thụ cho sự nghiệp cách mạng dân tộc. Đúng như lời hứa trước anh linh ông, biến đau thương thành hành động cách mạng, được sự chỉ đạo trực tiếp cửa Xứ ủy và tỉnh ủy Hà Đông, chi bộ Vạn Phúc kết nạp thêm 6 đảng viên “Lớp Hoàng Văn Thụ”, các đoàn thể cứu quốc được củng cố và phát triển tới 300 hội viên, hai trung đội tự vệ, đội danh dự trừ gian được thành lập, huấn luyện và trang bị vũ khí, sẵn sàng chờ lệnh cho thời cơ Tổng khởi nghĩa.
92
Bên cạnh đó, cuộc đời hoạt động và tấm gương hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Hoàng Văn Thụ cũng đã để lại cho các thế hệ cách mạng đời sau những bài học vô cùng quý báu. Đó là:
- Tinh thần yêu nước, giác ngộ lý tưởng cộng sản và kiên định lập trường giai cấp công nhân
Ngay từ khi chưa giác ngộ lập trường giai cấp và chủ nghĩa Mác - Lênin, với lập trường của người yêu nước, hiểu rõ nỗi khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Hoàng Văn Thụ đã sớm tham gia hưởng ứng cuộc vận động đòi thực dân Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu và để tang chí sĩ Phan Chu Trinh (1926) do tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động. Quá trình chuyển biến tư tưởng của ông từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin trải qua những giai đoạn thâm nhập thực tiễn trong nước và nước ngoài. Khi được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Hoàng Văn Thụ đã nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm lập trường của giai cấp công nhân, giác ngộ lý tưởng cộng sản. Thời gian bị đọa đày trong nhà tù Hoả Lò, ông tỏ rõ nghị lực phi thường, chí khí quật cường, bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản trung kiên, bất khuất, có niềm tin vững chắc vào thắng lợi của cách mạng, của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất của Hoàng Văn Thụ trước pháp trường mãi mãi là bản anh hùng ca về khí tiết của người cộng sản trước quân thù và tình cảm nồng thắm nhân văn với đồng đội và những người tù khác; là tấm gương về ý chí vượt lên mọi hoàn cảnh của người cộng sản để thực hiện những mục tiêu cao cả của Đảng, của dân tộc.
- Phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cộng sản.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hoàng Văn Thụ luôn nêu cao ý thức chấp hành tổ chức, kỷ luật của người đảng viên cộng sản; gương mẫu đi đầu, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ khó khăn nhất; có tinh thần đứng mũi chịu
93
sào, ý thức trách nhiệm cao với công việc. Cuộc đời cách mạng của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phẩm chất cách mạng của người cộng sản với phong cách giai cấp công nhân Việt Nam.
Giữ nhiều cương vị lãnh đạo của Đảng nhưng Hoàng Văn Thụ không màng danh lợi cho bản thân, sống bình dị, không đòi hỏi gì về vật chất, nêu gương sáng về sự trung thành, lòng tận tụy phục vụ nhân dân. Ông là một mẫu mực về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hoàng Văn Thụ thường xuyên chăm lo đoàn kết đồng chí, đồng bào, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, đầu hàng, phản bội. Điều đó đã làm cho quần chúng nhân dân tin yêu và cảm phục.
- Tác phong của người lãnh đạo cách mạng.
Hoàng Văn Thụ là một nhà lãnh đạo có tác phong dân chủ, gần gũi, hoà đồng với nhân dân. Đồng chí luôn thuyết phục người khác bằng phương pháp vừa có tính nguyên tắc, khoa học, vừa nhân ái, bao dung. Điều đó đã làm nên những giá trị quy tụ được lòng người, làm cho nhân dân tin vào Đảng, tự nguyện tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng.
Ông đã để lại cho Đảng ta những kinh nghiệm quý báu về xây dựng tình đoàn kết, tinh thần tự phê bình và phê bình rất hữu ích cho công tác xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ trong sạch; xây dựng đoàn kết nội bộ, gây dựng tình cảm thân ái, tôn trọng lẫn nhau; tinh thần đấu tranh có lý, có tình.
Tấm gương người chiến sĩ cộng sản Hoàng Văn Thụ kiên trung, bất khuất sẽ mãi mãi là niềm tự hào to lớn của toàn Đảng và toàn dân ta. Đời chiến đấu của Hoàng Văn Thụ không dài (1906-1944) nhưng rất nhiều ý nghĩa.
94
Ngày nay, để tưởng nhớ và ghi nhận những công lao Hoàng Văn Thụ hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, tên ông đã được đặt tên cho nhiều phố, phường, trường học... trong cả nước. Nhà Bảo tàng Hoàng Văn Thụ được xây dựng tại Nhân Lý, nay mang tên ông: xã Hoàng Văn Thụ (thuộc huyện Văn Lãng, Lạng Sơn). Riêng Thành phố Lạng Sơn nay có phư- ờng Hoàng Văn Thụ, trong khi trước đã có đường Hoàng Văn Thụ thuộc ph- ường Chi Lăng. Tượng Hoàng Văn Thụ được dựng ngay giữa Vườn hoa Đắc Lắc từ ngày còn là thị xã. Thủ đô Hà Nội có phố Hoàng Văn Thụ ngay trước Phủ Chủ tịch và lại có phường Hoàng Văn Thụ, trước thuộc quận Hai Bà Trưng, nay thuộc quận Hoàng Mai. Tên tuổi Hoàng Văn Thụ được ghi nhận đậm nét trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Tiểu kết chƣơng 4
1. Hoàng Văn Thụ đã hy sinh đời mình cho cách mạng, cho Đảng và dân tộc Việt Nam. Báo Giải phóng được sáng lập đã góp phần tuyên truyền cách mạng sâu rộng đến quần chúng nhân dân. Những bài viết, cuốn sách của Hoàng Văn Thụ trở thành tài liệu giáo dục tư tưởng chính trị cho cả các bộ, đảng viên. Khi cách mạng bước vào giai đoạn quan trọng nhất thì Hoàng Văn Thụ bị địch bắt. Đây là một tổn thất vô cùng to lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam.
2. Dù bị cầm tù và biết trước cái án tử dành cho mình, nhưng tinh thần của Hoàng Văn Thụ không hề suy sụp, chán chường. Trong tù ông tích cực động viên mọi người phải không ngừng nâng cao tư tưởng và lý luận chính trị. Trước lúc hy sinh, Hoàng Văn Thụ còn nhắn nhủ các đồng chí, đồng đội của mình phải tin tưởng vào niềm tin chiến thắng cuối cùng của Đảng và dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi của dân tộc ta đó là lời động viên, khích lệ, đồng thời là
95
mệnh lệnh phải kiên quyết phấn đấu hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà biết bao các chiến sĩ cách mạng như Hoàng Văn Thụ đã đóng góp hy sinh.
3. Hoàng Văn Thụ là một con người chân chính, một tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân, cống hiến toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp vô sản. Ý chí, niềm tin vào lý tưởng cộng sản, vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng của ông thật son sắc và mãnh liệt. Hình ảnh của ông – một con người chân thành giản dị, gương mẫu trong cuộc sống, có tác phong chan hòa, gần gũi với mọi người, có khả năng tập hợp, đoàn kết, được quần chúng mến yêu và đồng chí cảm phục. Hoàng Văn Thụ tuy đã hy sinh khi tuổi đời còn trẻ nhưng tấm gương hi sinh hết thảy vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của ông đã để lại cho thế hệ cách mạng đời sau những bài học vô cùng quý báu. Tuổi thanh xuân và cuộc đời đấu tranh cách mạng sôi nổi, đầy nhiệt huyết của người chiến sĩ cộng sản Hoàng Văn Thụ đã trở thành tấm gương cho những người Việt Nam yêu nước trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
96
KẾT LUẬN
Với sự hoạt động nỗ lực, đầy trách nhiệm của một cán bộ lãnh đạo của Đảng, Hoàng Văn Thụ đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển Đảng bộ Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, giữ vững, củng cố, gây dựng được nhiều cơ sở Đảng và cách tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Dương... Sự phát triển vững chắc của các cơ sở Đảng, các Đảng bộ đã đóng vai trò nòng cốt cho việc mở rộng phát triển phong trào cách mạng trên địa bàn khá rộng lớn. Hoạt động rộng khắp của Hoàng Văn Thụ trên nhiều địa bàn trong nước, ngoài nước, miền núi, đồng bằng, thành phố, trong hầm mỏ, nhà máy... đã thể hiện quan điểm cách mạng toàn diện của một cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn xa, hiểu rộng.
Với tư chất của một cán bộ lãnh đạo năng động, sáng tạo, trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và nhiệt thành của mình, Hoàng Văn Thụ đã có những đóng góp quan trọng, có tính chất quyết định tới thắng lợi của đường lối lãnh đạo của Đảng. Ông có công lớn trong việc đề xuất, sáng lập báo “Giải phóng”, viết nhiều bài quan trọng cho báo “Cờ Giải phóng” và “Tạp chí cộng sản”, những bài viết, bài dịch của ông về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin,về phong trào cộng sản, công nhân quốc tế đã góp phần phổ biến, giác ngộ tinh thần cách mạng vô sản cho đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng. Phương pháp, nguyên tắc hoạt động bí mật đầy hiệu quả do ông xây dựng đã giúp cho Đảng ta có được bài học kinh nghiệm bổ ích trong quá trình vận động, tổ chức phong trào quần chúng rộng khắp cả nước.
Là nhà cách mạng hoạt động nhiều năm trong quần chúng, Hoàng Văn Thụ là hình ảnh tươi đẹp về một lãnh tụ có quan hệ gắn bó sâu sắc với nhân dân, một người cộng sản có sức hấp dẫn đối với quần chúng. Dù khi còn ở nước ngoài hay đã về trong nước, dù sống với anh em công nhân vùng mỏ hay với bà con nông dân miền xuôi, ở đâu ông cũng được đón tiếp niềm nở như được gặp
97
lại người thân thiết, ruột thịt. Hoàng Văn Thụ khi nói, khi viết rất dễ hiểu, giản dị nên có sức thuyết phục, cảm hóa. Ông có tài làm thơ cách mạng theo các điệu dân ca Tày, Nùng để đưa đường lối chính sách của Đảng đến với các dân tộc miền núi, rất thuận lợi và hiệu quả. Trong các bài viết trên tờ Giải phóng do ông sáng lập và làm chủ bút, Hoàng Văn Thụ thường nhắc nhở: Sức sống và sức sáng tạo của Đảng chính là ở trong mối quan hệ máu thịt với nhân dân.
Trong suốt chặng đường 15 năm hoạt động cách mạng bền bỉ và kiên cường, vượt qua muôn ngàn khó khăn và hiểm nguy, Hoàng Văn Thụ đã có những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng tuy chưa phải là dài nhưng vô cùng gian khổ của mình, ông đã thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, tinh thần khát khao hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản cao đẹp. Sự hy sinh lẫm liệt của Hoàng Văn Thụ đã để lại cho thế hệ cách mạng đời sau những bài học vô cùng quý báu. Đó là bài học về xây dựng niềm tin son sắt vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo. Không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, tận tụy với trách nhiệm, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung như nhất với đồng chí, đồng bào. Trong hiểm nguy vẫn giữ được khí tiết của người cộng sản, nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù. Bài học sâu sắc nhất mà cuộc đời đấu tranh cách mạng của Hoàng Văn Thụ để lại cho thế hệ cách mạng đời sau là, trước vận mệnh thiêng liêng của Tổ quốc, nên chịu thiệt thòi về hạnh phúc gia đình, riêng tư, dồn hết trí lực, hy sinh cao cả vì sự nghiệp lớn lao của Đảng, của dân tộc.
Hoàng Văn thụ là một tấm gương sáng về tinh thần yêu nước kiên trung, bất khuất, hiên ngang trước kẻ thù, tinh thần thương yêu đồng chí đồng bào, tinh thần khắc phục khó khăn và gắn bó máu thịt với nhân dân của người đảng viên cộng sản.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Lãng (1994), Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Lãng 1930 – 1945 (Sơ thảo), Nxb. Ban Thường vụ huyện ủy Văn Lãng, Lạng Sơn.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Lãng (2001), Lịch sử phong trào