Xây dựng cơ sở cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn –

Một phần của tài liệu Hoàng văn thụ với việc xây dựng lực lượng cách mạng việt nam (1928 1944) luận văn ths lịch sử (Trang 34 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Xây dựng cơ sở cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn –

Thái Nguyên

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, quán triệt chủ trương của Đảng về vận động và xây dựng phong trào quần chúng cách mạng ở các tỉnh miền núi biên giới, nhằm tạo ra một địa bàn hoạt động cho Đảng. Là một trong những đảng viên đầu tiên ở vùng miền núi Cao – Lạng, Hoàng Văn Thụ đã được Đảng trực tiếp giao nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức, gây dựng và phát triển phong trào quần chúng cách mạng ở tỉnh miền núi Lạng Sơn. Từ đó, tạo cơ sở cho việc phát triển, mở rộng phong trào cách mạng ở hai tỉnh Cao Bằng và Thái Nguyên, gắn liền với tiến trình phát triển của phong trào cách mạng của cả nước.

Giai đoạn 1930-1931

Cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, từ sau cuộc khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động và tổ chức ở Long Châu (Quảng Tây), phong trào quần chúng cách mạng ở Long Châu – Nam Ninh cũng được phát triển mạnh mẽ. Các cơ sở quần chúng cách mạng trung kiên ở vùng núi biên giới Quảng Tây bắt đầu được gây dựng, phát triển. Đó là điều kiện thuận lợi giúp Đảng ta tiến hành các bước xây dựng, phát triển phong trào cách mạng ở hai tỉnh miền núi biên giới Lạng Sơn và Cao Bằng. Ngay tại đây, một chi bộ cộng sản đã được thành lập gồm: Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ và Hoàng Văn Nọn do Hoàng Đình Giong làm bí thư.

Ngay sau khi được thành lập, chi bộ Lạng Sơn – Cao Bằng đã hướng vào nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể là: Bắt mối, gây dựng các tổ chức quần chúng

29

cách mạng ở hai tỉnh giáp biên giới là Lạng Sơn và Cao Bằng. Hoàng Văn Thụ được chi bộ phân công về gây dựng phong trào cách mạng ở Lạng Sơn.

Được sự hỗ trợ tích cực của các quần chúng cách mạng như Mã Khánh Phương, Nông Khén Chang và Nông Khìn Chang, giữa năm 1930 Hoàng Văn Thụ đã chỉ đạo gây dựng được 3 tổ chức quần chúng liên lạc tại Lũng Nghịu. Dưới sự hướng dẫn, tổ chức trực tiếp của Hoàng Văn Thụ, các tổ chức quần chúng cách mạng ở Lũng Nghịu bắt đầu tiến hành tuyên truyền, gây dựng cơ sở quần chúng cách mạng tới các xóm Khưa Lếch (Trung Quốc) và Khưa Đa, Ma Mèo, Tà Lài thuộc xã Tân Yên, châu Văn Uyên, Lạng Sơn. Con đường liên lạc để chắp mối, gây dựng cơ sở ở vùng biên giới vào nội địa Văn Uyên lúc này gặp rất nhiều trở ngại do thực dân Pháp cấu kết với Quốc dân Đảng Trung Quốc kiểm soát gắt gao. Trước tình hình đó, Hoàng Văn Thụ đã chọn hang Áng Cúm trên dãy núi Khưa Đa, Ma Mèo để làm địa điểm ẩn náu bí mật. Tại hang Áng Cúm ông đã trực tiếp thảo truyền đơn tuyên truyền, kêu gọi quần chúng yêu nước hưởng ứng cách mạng, hưởng ứng Đảng Cộng sản đứng lên đoàn kết để tiến tới đấu tranh lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến. Mã Khánh Phương, Nông Khén Chang và Hoàng Chỉ Slen được phân công in ấn, phân phát truyền đơn tới các tổ chức quần chúng cách mạng ở Khưa Đa, Ma Mèo, Khưa Lếch và Tà Lài, bí mật tuyên truyền, giác ngộ quần chúng yêu nước ở khu vực Văn Uyên.Với sự hoạt động tích cực của Hoàng Văn Thụ, các xã biên giới thuộc châu Văn Uyên đã hình thành được “10 tổ chức quần chúng với 30 người tham gia” [2, tr. 24].

Trên cơ sở phong trào quần chúng được mở rộng và phát triển, từ giữa năm 1931 trở đi, Hoàng Văn Thụ đã tiến hành tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho quần chúng ở Văn Uyên. Nội dung lớp huấn luyện tuy còn đơn giản và thời gian học cũng ngắn, nhưng thông qua những lớp học này quần chúng bắt đầu được giác ngộ, tinh thần yêu nước được thức tỉnh trong họ.

30

Thông qua lớp học này, quần chúng bước đầu được trang bị những biện pháp, cách thức hoạt động bí mật, cách đối phó với kẻ thù và kêu gọi quần chúng đoàn kết đấu tranh. Chính vì vậy, đến đầu năm 1932, ngọn lửa cách mạng đã được lan tỏa ra nhiều xã ở Văn Uyên. Hoàng Văn Thụ đã giác ngộ và tổ chức thêm được 9 tổ trung kiên với 27 quần chúng tích cực ở Tân Yên, Tân Thành...[1, tr. 18]

Song song với việc trực tiếp chỉ đạo xây dựng, phát triển phong trào quần chúng cách mạng ở Lạng Sơn, trong 2 năm 1930-1931, Hoàng Văn Thụ vẫn thường xuyên qua lại, gặp gỡ các đồng chí của mình ở Long Châu, Nam Ninh để kịp thời nắm bắt diễn biến của tình hình cách mạng trong nước và lĩnh hội chủ trương chỉ đạo của Đảng.

Sau cao trào cách mạng những năm 1930-1931, thực dân Pháp đã tiến hành một chiến dịch đại khủng bố quy mô lớn trên toàn quốc với những thủ đoạn độc ác, tàn bạo hòng dập tắt phong trào yêu nước và cách mạng, tiêu diệt Đảng Cộng sản non trẻ vừa mới thành lập. Kẻ thù đã khủng bố và giết hại rất dã man những người cộng sản. Các nhà tù lớn như Côn Đảo, Sơn La, Lao Bảo, Hỏa Lò; các khám lớn như Sài Gòn, Kon Tum... đều chật ních tù chính trị.

Sau Hội nghị Trung ương (khóa I) lần thứ hai (3-1931), cơ quan Trung ương và các Xứ ủy trước sự khủng bố của kẻ thù gần như bị xóa trắng. Đến khoảng giữa năm 1931, hầu hết Ban lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo các Xứ ủy và các cơ quan của Đảng bị bắt và tan vỡ. Người bị giết, người thì bị chúng đưa đi đầy ở các nhà tù Côn Đảo, Sơn La... phong trào cách mạng tạm lắng xuống vì thiếu tổ chức và không có người lãnh đạo.

Không chỉ tiến hành khủng bố trắng ở trong nước, thực dân Pháp còn cấu kết với các lực lượng phản động quốc tế truy nã và bắt bớ các cán bộ của Đảng đang hoạt động ở nước ngoài. Thực dân Pháp cấu kết với cảnh sát mật

31

vụ Anh và giới cầm quyền phản động ở Trung Quốc, Thái Lan để bắt và giết hại những người tham gia cách mạng. Ngày 6-6-1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (lúc đó có bí danh là Tống Văn Sơ) bị cảnh sát Anh bắt ở Hồng Kông; Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thị Minh Khai, Trương Văn Lĩnh cũng bị bắt ở đây. Có thể nói, đây là thời kỳ cách mạng Việt Nam bị tổn thất nặng nề, các đường dây liên lạc trong nước với Quốc tế Cộng sản và các nước khác bị tắc nghẽn.

Có một điều đặc biệt là trong khi ở nhiều địa phương phong trào cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, thì ở Lạng Sơn phong trào cách mạng lại phát triển mạnh. Bằng những hoạt động tích cực của Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong, Lương Văn Tri..., dựa vào địa bàn vùng núi biên giới nhiều tổ chức quần chúng đã được xây dựng, đặc biệt là ở Văn Uyên. Các cơ sở này đã bảo vệ một cách an toàn cho nhiều cán bộ hoạt động cách mạng ở vùng biên giới.

Giai đoạn 1932-1935

Bước vào giai đoạn mới, được sự phân công của Quốc tế Cộng sản, năm 1932, Lê Hồng Phong từ Xiêm tới Trung Quốc liên hệ với Đảng tìm biện pháp khôi phục và củng cố phong trào cách mạng. Để tránh sự khủng bố của Quốc dân Đảng ở Quảng Châu và Nam Ninh, cuối năm 1932, Lê Hồng Phong đã về Long Châu (Quảng Tây). Tại Long Châu, Hoàng Văn Thụ và Hoàng Đình Giong đã gặp gỡ Lê Hồng Phong và được Lê Hồng Phong bồi dưỡng về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin cùng phương pháp tổ chức, hướng dẫn quần chúng đấu tranh cách mạng trong hoàn cảnh bí mật.

Sau khi biết được phong trào quần chúng cách mạng ở Lạng Sơn, Cao Bằng bắt đầu được xây dựng và phát triển, Lê Hồng Phong đã thay mặt Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng giao nhiệm vụ cho Hoàng Văn Thụ tiếp tục tăng cường chỉ đạo phát triển rộng khắp phong trào quần chúng cách mạng ở Lạng Sơn. Với sự chỉ đạo chặt chẽ của Hoàng Văn Thụ, từ cuối năm 1932 đến đầu năm 1933, các tổ chức quần chúng cách mạng từ Khưa Lếch (Trung

32

Quốc) và Khưa Đa, Ma Mèo, Tà Lài (xã Tân Yên) đã tổ chức nhiều đợt rải truyền đơn cách mạng tới nhiều nơi trong tỉnh. Ngoài việc tổ chức rải truyền đơn ở Đồng Đăng, Na Sầm, quần chúng cách mạng còn bí mật rải truyền đơn ở các chợ Điềm He (châu Điềm He), chợ Lộc Bình (châu Lộc Bình), chợ Đồng Mỏ (Ôn Châu), chợ Bãi (châu Bằng Mạc). Đặc biệt, truyền đơn còn được rải vào trường Pháp – Việt Lạng Sơn, trại lính khố xanh ở thị xã Lạng Sơn. Những đợt rải truyền đơn tuyên truyền về mục tiêu đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương, ủng hộ và noi gương phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã góp phần thức tỉnh, lay động tinh thần yêu nước, cách mạng của đông đảo nhân dân các dân tộc ở Lạng Sơn.

Từ một số cơ sở quần chúng cách mạng ban đầu ở Tân Yên, đến đầu năm 1933, phong trào quần chúng cách mạng ở Văn Uyên đã được phát triển tới các xã Thụy Hùng, Phú Xá và Hồng Phong. Thực hiện chủ trương của ban lãnh đạo Trung ương Đảng về việc xây dựng cơ sở Đảng để làm nòng cốt chỉ đạo, thúc đẩy phong trào phát triển, giữa năm 1933, Hoàng Văn Thụ đã tới xã Thụy Hùng, Văn Uyên tổ chức kết nạp các quần chúng trung kiên là Đoàn Viết Bứng, Đồng Viết Đại và Nông Viết Bảo vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng thời, thành lập chi bộ Đảng Cộng sản do Hoàng Văn thụ trực tiếp làm Bí thư. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Văn Uyên và cũng là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Lạng Sơn sau này. Chi bộ có 5 đảng viên: Đoàn Viết Bứng, Đoàn Viết Cảnh, Đồng Viết Đại, Nông Viết Bảo, Mã Khánh Phương. Chi bộ Thụy Hùng ra đời đã đảm nhận vai trò quan trọng, làm nòng cốt chỉ đạo việc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở Lạng Sơn trong giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo trên địa bàn Lạng Sơn. Đến cuối năm 1933, chi bộ Đảng đã chỉ đạo phát triển các tổ chức quần chúng trung kiên tại Nhân Lý, phong trào cách mạng đã thực sự phát triển rộng khắp ở Văn Uyên. Một

33

luồng gió cách mạng đã thổi tới các xã Thụy Hùng, Hồng Phong, Phú Xá (Văn Uyên) [1, tr. 20]. Như vậy, “hạt giống cách mạng của Đảng đã được người chiến sĩ cộng sản Hoàng Văn Thụ bắt đầu gieo mầm trên mảnh đất xứ Lạng vốn có truyền thống đấu tranh yêu nước, giữa lúc đông đảo nhân dân các dân tộc đang sục sôi căm thù chế độ thực dân, phong kiến, đang hàng ngày hàng giờ mong ước giải phóng quê hương”[6, tr. 37].

Từ hang Áng Cúm trên dãy núi Khơ Đa – Ma Mèo (Văn Uyên), Hoàng Văn Thụ cùng Lương Văn Tri, Đoàn Viết Thọ đã tổ chức in ấn tài liệu, truyền đơn tuyên truyền, bí mật phổ biến rộng rãi tới quần chúng, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Từ năm 1934, truyền đơn cách mạng đã xuất hiện ở hầu khắp các ngả đường quan trọng ở Lạng Sơn: Na Sầm, Đồng Đăng, chợ Kỳ Lừa, Trường Pháp – Việt Lạng Sơn, công trường làm đường Đồng Đăng – Điềm He... đặc biệt truyền đơn còn được tập trung vào cả những nơi địch canh phòng nghiêm ngặt như trại lính khố xanh, góp phần khơi gợi ý chí đấu tranh của nhân dân, tạo nên một không khí cách mạng sôi nổi trong quần chúng nhân dân ở Lạng Sơn.

Nhân kỷ niệm 3 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, chi bộ Đảng Văn Uyên do Hoàng Văn Thụ chỉ đạo đã tổ chức đợt rải truyền đơn lớn ở Lạng Sơn. Sự xuất hiện truyền đơn của cách mạng đã góp phần tạo lên một không khí cách mạng mới ở Lạng Sơn. Lần đầu tiên nhân dân các dân tộc Lạng Sơn biết tới Xô Viết Nghệ Tĩnh, có công nông vùng dậy đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến; quần chúng hiểu rõ hơn mục tiêu đấu tranh của Đảng Cộng sản là đánh đổ đế quốc phong kiến, giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho đồng bào.

34

Trước yêu cầu đẩy mạnh phát triển phong trào cách mạng ở Lạng Sơn, theo đề nghị của Hoàng Văn Thụ, đầu năm 1934, Lê Hồng Phong đã triệu tập cuộc họp với chi bộ Đảng Lạng Sơn tại hang Áng Cúm. Sau khi đánh giá và nhận định về xu hướng phát triển của phong trào cách mạng Lạng Sơn, thay mặt Ban lãnh đạo Trung ương Đảng, Lê Hồng Phong đã tuyên bố thành lập Ban cán sự tỉnh Lạng Sơn gồm: Đoàn Viết Bứng, Đoàn Viết Cảnh, Nông Viết Bảo, Đồng Viết Đại và Mã Khánh Phương [1, tr. 22]. Hoàng Văn Thụ được Trung ương phân công trực tiếp lãnh đạo. Ban cán sự tỉnh Lạng Sơn ra đời đã đảm nhận chức năng lãnh đạo phong trào của một tỉnh ủy lâm thời, với nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền, vận động và tổ chức xây dựng phong trào cách mạng trong toàn tỉnh.

Hoảng sợ trước sự phát triển của phong trào cách mạng ở Văn Uyên, trong những tháng cuối năm 1934, đầu năm 1935, thực dân Pháp đã huy động lực lượng tập trung vây ráp, đàn áp các cơ sở quần chúng cách mạng ở Văn Uyên. Được sự hỗ trợ đắc lực của một số tên tay sai, chỉ điểm ở Văn Uyên, thực dân Pháp đã lùng bắt hàng loạt chiến sĩ cộng sản và quần chúng trung kiên, phá vỡ hầu hết các cơ sở quần chúng cách mạng ở Văn Uyên. Phần lớn các cán bộ chủ chốt của Ban cán sự Đảng Lạng Sơn bị bắt, đưa đi giam cầm tại các nhà tù của Pháp ở Hỏa Lò (Hà Nội) và ở Sơn La, phong trào cách mạng ở Văn Uyên tạm thời lắng xuống, song ảnh hưởng của phong trào đã thực sự tác động mạnh mẽ tới tinh thần đấu tranh yêu nước của đông đảo nhân dân các dân tộc Lạng Sơn, tạo cơ sở quan trọng cho sự phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng ra phạm vi toàn tỉnh.

Trước sự khủng bố của kẻ thù, để tiếp tục củng cố và phát triển phong trào cách mạng ở Lạng Sơn, Cao Bằng, từ đầu 1935, sau khi lĩnh hội chủ trương của Ban lãnh đạo Trung ương, Hoàng Văn Thụ đã trực tiếp tổ chức các lớp huấn luyện cách mạng ở Lũng Nghịu – Long Châu. Trong năm 1935,

35

thông qua các cơ sở liên lạc ở Lũng Nghịu, nhiều quần chúng yêu nước đã từ Văn Uyên, Thất Khê (Lạng Sơn) và từ Thông Nông (Cao Bằng) lần lượt dự các lớp huấn luyện cách mạng ở Lũng Nghịu. Các lớp huấn luyện cách mạng này đã góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ cho việc gây dựng, củng cố phong trào quần chúng cách mạng ở nhiều nơi trong hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ cốt cán, đường dây hoạt động bí mật đã nhanh chóng được thiết lập từ Lũng Nghịu vào Thất Khê, Điềm He (Lạng Sơn) và Thông Nông (Cao Bằng). Đồng thời, ngay tại địa bàn Văn Uyên, hệ thống các trục liên lạc bí mật cũng được khôi phục, củng cố ở các xã Tân Yên, Thụy Hùng và Phú Xá. Chính các trạm liên lạc bí mật này đã góp phần tích cực vào việc đưa đón một số đại biểu ở trong nước đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 3 năm 1935 tại Ma Cao (Trung Quốc). Dưới sự chỉ đạo, tổ chức của Hoàng Văn Thụ và Ban cán sự tỉnh Lạng Sơn đến đầu năm 1935, từ các cơ sở cách mạng ở Văn Uyên, địa bàn hoạt động đã được mở rộng sang Thất Khê (Tràng Định), một số cơ sở cách mạng đã được hình thành ở Thất Khê như Bế Văn Bính, Mã Văn Hảo... tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở Tràng Định.

Cùng với việc mở rộng và phát triển phong trào cách mạng ở Lạng Sơn, Ban chỉ huy ở ngoài còn chỉ đạo xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở vùng Cao - Bắc - Lạng. Đảng bộ Cao Bằng cũng đã cử một số cán bộ, đảng

Một phần của tài liệu Hoàng văn thụ với việc xây dựng lực lượng cách mạng việt nam (1928 1944) luận văn ths lịch sử (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)