7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Thực hiện chuyển hƣớng cách mạng Việt Nam
Cuối tháng 7-1938, Hoàng Văn Thụ từ Thái Nguyên về Hà Nội, cùng đi có Nguyễn Văn Trang, phụ trách công tác in ấn tài liệu tuyên truyền của các cơ sở Đảng ở Long Châu – Nam Ninh, được điều về phụ trách công tác ấn loát tài liệu tuyên truyền của Xứ ủy Bắc Kỳ tại Hà Nội.
Sau khi gặp gỡ, trao đổi tình hình công tác với Hoàng Văn Nọn – Bí thư liên Xứ ủy Bắc – Trung Kỳ, tại tòa báo “Tin tức”, Hoàng Văn Thụ được bố trí ở tại cửa hàng cắt tóc số 1 phố Hàng Mành – một cơ sở bí mật của Thành ủy Hà Nội. Ông đã được cử bổ sung vào ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, đặc trách công tác tăng cường chỉ đạo củng cố phong trào ở những nơi địch đang khủng bố gay gắt.
Đầu tháng 8-1938, Hoàng Văn Thụ được Xứ ủy phân công tới củng cố phong trào cách mạng ở Hải Dương, là nơi thực dân Pháp đang tiến hành khủng bố ráo riết, phong trào đang gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi gặp gỡ, bàn bạc với Bùi Văn Giáp và Phạm Văn Tu ở nhà số 17 phố Đông Môn, Thị xã Hải Dương, Hoàng Văn Thụ đã về huyện Thanh Hà tổ chức gặp gỡ với một số quần chúng cách mạng trong nhóm “Thanh niên dân chủ” là nhóm quần chúng cách mạng nòng cốt ở Hải Dương. Tại đây, ông đã trực tiếp tổ chức lớp huấn luyện ngắn ngày cho một số thanh niên trong nhóm “Thanh niên dân chủ”. Sau khi giảng giải về mục tiêu cách mạng vô sản, về chủ trương của Đảng, của Xứ ủy Bắc Kỳ trong giai đoạn đấu tranh cách mạng mới, Hoàng Văn Thụ đã thay mặt Xứ ủy giao nhiệm vụ cho các đảng viên trung kiên và nhóm “Thanh niên dân chủ” tiếp tục củng cố, giữ vững phong trào,
56
vận dụng các hình thức tổ chức bí mật, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, gây dựng cơ sở, mở rộng địa bàn phong trào ra phạm vi toàn tỉnh.
Giữa tháng 8-1938, sau khi gặp gỡ một số thanh niên yêu nước quê Vĩnh Tường (Vĩnh Yên) tại phố Khâm Thiên, Hà Nội, được biết tình hình phong trào ở Vĩnh Yên đang gặp nhiều khó khăn, cần gấp rút tổ chức cơ sở Đảng để làm nòng cốt xây dựng phong trào ở đây, thay mặt Xứ ủy, Hoàng Văn Thụ đã về Vĩnh Tường chỉ đạo, tổ chức phong trào. Sau khi bắt liên lạc được với các quần chúng trung kiên là Nguyễn Tráng, Lê Xoay và Nguyễn Hành, ông đã tổ chức một lớp huấn luyện cách mạng ngắn ngày. Tại lớp huấn luyện, Hoàng Văn Thụ đã trực tiếp giảng giải cho anh em về tình hình cách mạng thế giới, mục tiêu và chủ trương đấu tranh cách mạng của Đảng. Ông còn nói thêm về chiến tranh du kích của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc chống Nhật.
Thực hiện chủ trương của Xứ ủy Bắc Kỳ về việc xây dựng cơ sở Đảng để làm nòng cốt phát triển phong trào quần chúng cách mạng ở Vĩnh Yên, cuối tháng 8-1938, tại làng Vũ Di (Vĩnh Tường), Hoàng Văn Thụ đã tổ chức kết nạp các quần chúng trung kiên Lê Xoay, Nguyễn Tráng và Nguyễn Hành vào Đảng Cộng sản Đông Dương, tuyên bố thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Vĩnh Yên [49, tr. 24-25].
Với phong cách thận trọng, chu đáo của một cán bộ cách mạng dày dạn kinh nghiệm, trong khi giao nhiệm vụ cho chi bộ Đảng Vĩnh Tường, Hoàng Văn Thụ không quên nhắc nhở các đồng chí cốt cán về những khó khăn của tình hình ở Vĩnh Yên. Ông nói: Địa bàn Vĩnh Yên vốn từ trước là nơi Quốc dân Đảng hoạt động mạnh, kẻ địch lại tập trung kiểm soát nên quá trình gây dựng tổ chức quần chúng cần phải tiến hành thận trọng, không nóng vội [43, tr.33]. Các hình thức tổ chức có thể là các Hội tương tế, Hội hiếu hỉ, Hội tập võ... để từng bước thu hút hội viên. Sau khi tổ chức thành lập chi bộ Đảng ở
57
Vĩnh Tường, Hoàng Văn Thụ về kiểm tra tình hình quần chúng cách mạng ở Phúc Yên, bàn biện pháp củng cố phong trào sau thời gian bị địch khủng bố gắt gao.
Do nhiệm vụ củng cố, phát triển phong trào cách mạng vùng mỏ Quảng Ninh, đầu tháng 9-1938, Hoàng Văn Thụ được Xứ ủy phân công tới vùng mỏ, chỉ đạo việc củng cố phong trào đấu tranh của công nhân trong thời gian thực dân Pháp khủng bố ác liệt. Được sự giúp đỡ của Lê Viên, cán bộ cốt cán vùng mỏ với bí danh là Vân, Hoàng Văn Thụ đã tới Hòn Gai ở tại quán nước bà Ngọ, một cơ sở quần chúng trung kiên trên đường từ Hòn Gai vào khi mỏ Hà Lầm. Sau khi nắm bắt tình hình chung của phong trào công nhân vùng mỏ, ông đã quyết định vào mỏ Hà Lầm trực tiếp làm việc, tiếp xúc với công nhân để chắp mối, củng cố các cơ sở quần chúng trung kiên trong mỏ. Trong vai người thợ đùn máng than, ông đã trực tiếp lao động, ăn, ở cùng anh em công nhân ở các khu Lán Nghệ, Lán Mới và Lán 14, quanh trung tâm sản xuất của khu mỏ. Thời gian ở mỏ Hà Lầm, ngoài việc cùng lao động mệt nhọc, sinh hoạt kham khổ với anh em công nhân, Hoàng Văn Thụ còn tranh thủ gặp gỡ, giác ngộ anh em công nhân mỏ; thường xuyên động viên anh em giữ vững tinh thần đấu tranh duy trì phong trào trước sự khủng bố của kẻ thù.
Là một người nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn vui vẻ gần gũi mọi người, được anh em công nhân luôn quý trọng, trong một tháng liên tục tuyên truyền giác ngộ, vận động và xây dựng, đến cuối tháng 9-1938, Hoàng Văn Thụ đã chỉ đạo tổ chức được những nhóm công nhân cốt cán dưới các hình thức học văn hóa, đọc các tờ báo hợp pháp của Đảng như các tờ “Tin tức”, “Thế giới” được chuyển từ Hà Nội qua Hải Phòng, Hòn Gai tới Hà Lầm. Các nhóm quần chúng trung kiên đó thực sự là những nhóm cốt cán, đoàn kết, tập hợp được đông đảo anh em công nhân, tạo nên sức mạnh mới của công nhân mỏ, sẵn sàng tiến hành những cuộc đấu tranh anh dũng đòi tăng lương, giảm giờ làm,
58
chống cúp phạt, đánh đập công nhân... Bước phát triển của những nhóm công nhân cốt cán đã tạo điều kiện quan trọng cho Xứ ủy tiếp tục chỉ đạo tổ chức, phát triển các cơ sở Đảng trong phong trào công nhân vùng mỏ.
Trước những khó khăn do địch bắt đầu tiến hành khủng bố, trong điều kiện Xứ ủy Bắc Kỳ còn thiếu nhiều cán bộ lao động, hoạt động tích cực của Hoàng Văn Thụ đối với những nơi phong trào đang gặp nhiều khó khăn đã giúp cho Xứ ủy khôi phục, củng cố được phong trào ở những vùng trọng điểm, giữ vững, củng cố được lực lượng cách mạng để bước sang giai đoạn đấu tranh mới
Trong những ngày hoạt động ở Hà Nội, mạng lưới mật thám Pháp luôn rình mò cho người theo dõi từng bước đi của Hoàng Văn thụ. Tuy nhiên, được đồng chí đồng bào che chở, mọi hoạt động chỉ đạo của ông vẫn được thông suốt và an toàn. Nguyễn Văn Tâm – người nấu bếp cho tên Chánh Văn phòng phủ Toàn quyền Đông Dương Môrô, là một cơ sở bí mật của Đảng, sắp xếp cho ở tại một căn buồn nhỏ cạnh cầu thang căn nhà số 80 phố Cácmô (nay là đường Phan Đình Phùng, Hà Nội). Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ thường hẹn gặp Hoàng Văn Thụ, Lương Khánh Thiện và một số đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Bắc Kỳ tại đây. Tranh thủ vợ chồng viên Chánh Văn phòng Phủ Toàn quyền về Pháp chữa bệnh và đi nghỉ hè, Tổng Bí thư đã triệu tập: Hoàng Văn Thụ, Lương Khánh Thiện và một số đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Bắc Kỳ tại nhà tên trùm thực dân này. Hội nghị đã diễn ra an toàn, bọn mật thám không hề ngờ tới. Nhờ sự che chở, bảo vệ của quần chúng yêu nước, Hoàng Văn Thụ đã nhiều lần thoát khỏi sự bao vây, rình rập của mật thám, chỉ điểm.
Bước sang năm 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, chính phủ phản động Pháp tham gia chiến tranh với tham vọng chiếm đất đai để mở rộng thuộc địa của chúng ở Đông Dương. Bọn phản động tìm mọi cách huy động lực lượng tiến hành khủng bố ráo riết Đảng Cộng sản Đông Dương và
59
phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân Đông Dương. Trước tình hình đó, ngày 8 tháng 9 năm 1939, Xứ ủy Bắc Kỳ đã triệu tập Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Nội) để bàn chủ trương chỉ đạo phong trào cách mạng trong giai đoạn mới. Sau khi nhận định tình hình: “Hoàn cảnh Đông Dương đã tiến bước đến vấn đề giải phóng”, Hội nghị đã đề ra chủ trương: chuyển mọi hoạt động của Đảng vào bí mật để giữ gìn và củng cố lực lượng cho lâu dài. Tại Hội nghị này, Hoàng Văn Thụ đã được Trung ương phân công làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.
Sau Hội nghị Xứ ủy mở rộng (9/1939), với bí danh là Tôn, trong vai một học sinh tự học, Hoàng Văn Thụ bố trí ở cùng một nhóm thanh niên yêu nước ở phố Triệu Việt Vương, gần nhà thương chữa mắt Hà Nội.
Thực hiện chủ trương rút vào hoạt động bí mật do Trung ương Đảng đề ra, ngay từ cuối tháng 9 năm 1939, Hoàng Văn Thụ đã bàn với Ban Thường vụ Xứ ủy gấp rút lo việc chuyển một số cán bộ đang hoạt động công khai rút vào bí mật, đối phó kịp thời với kế hoạch khủng bố của địch để bảo toàn lực lượng.
Là bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, ông thường xuyên quan tâm chỉ đạo giữ vững đường dây liên lạc, chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ với phong trào quần chúng cách mạng các tỉnh miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên. Hoàng Văn Thụ rất chú ý đến phong trào cách mạng ở miền núi, ông đã từng viết thư căn dặn Hoàng Quốc Việt rằng: “Chiến tranh nhất định xảy ra, phải chú ý miền núi”[37, tr.183].
Với tư cách là Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Hoàng Văn Thụ đã làm việc ở Tỉnh ủy Hà Đông, giao cho bà Đồ Hoan – một quần chúng cách mạng trung kiên ở Vạn Phúc nhiệm vụ đưa tài liệu tuyên truyền và chỉ thị của Xứ ủy lên Đảng bộ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên để kịp thời chỉ đạo các địa phương thực hiện chủ trương của Trung ương và của Xứ ủy. Trong
60
vai người buôn chuyến lên mạn ngược, bà Đồ Hoan đã hoàn thành xuất sắc nhiều chuyến công tác đặc biệt, góp phần giữ vững mối liên lạc thường xuyên của Xứ ủy với phong trào các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc.
Tuy bận nhiều công việc của người Bí thư Xứ ủy, Hoàng Văn Thụ vẫn luôn tự trau dồi, rèn luyện mình bằng nghị lực phi thường của người cộng sản. Ông thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu những cuốn sách về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, về cách mạng giải phóng dân tộc. Ông còn trao đổi với cán bộ Xứ ủy về các vấn đề lý luận cách mạng vô sản bằng thái độ chân tình, thẳng thắn và cởi mở. Có những vấn đề đồng chí mình chưa hiểu thì Hoàng Văn Thụ thường giành thời gian giảng giải cặn kẽ, dễ hiểu để không ngừng nâng cao trình độ, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các Đảng bộ, chi bộ Đảng cơ sở thực hiện và vận dụng tốt chủ trương rút vào hoạt động bí mật của Đảng, ông còn giành thời gian viết tài liệu về “phương pháp hoạt động bí mật” để hướng dẫn, chỉ đạo phong trào.
Mỗi lần trao đổi trong ban lãnh đạo Xứ ủy về việc thực hiện chủ trương của Đảng, ông thường xuyên có thái độ nghiêm túc, phân tích tình hình cặn kẽ, đề xuất ý kiến chỉ đạo sáng tạo, linh hoạt, luôn luôn đứng trên lập trường kiên định với đường lối lãnh đạo của Đảng, sáng suốt vận dụng đường lối chiến lược, sách lược của một Đảng vô sản trong cách mạng giải phóng dân tộc. Có lần tại cuộc họp của Ban lãnh đạo Xứ ủy Bắc Kỳ bàn về chủ chương thành lập mặt trận dân tộc phản đế của Đảng, Hoàng Văn Thụ đã tranh luận một cách thẳng thắn, kiên quyết với Nguyễn Thành Diên (sau này phản bội lại Đảng) về thành phần tham gia trong mặt trận. Nguyễn Thành Diên đưa ra ý kiến chủ trương chỉ tập trung lôi kéo một số ít địa chủ, phú nông không mở rộng thành phần. Hoàng Văn Thụ nêu quan điểm là cần tập hợp rộng rãi tất cả mọi người, miễn sao cho họ đều tán thành chống phát xít, thực dân, mưu cầu độc lập tự
61
do cho toàn thể dân tộc. Quan điểm của ông đã được Trung ương và Xứ ủy tán thành và ủng hộ.
Trước những biến chuyển thuận lợi của tình hình cách mạng cả nước, đầu năm 1940, Xứ ủy Bắc Kỳ đã triệu tập Hội nghị cán bộ mở rộng tại nhà Hà Xuân Tý, đảng viên chi bộ Đảng xã Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội). Hội nghị bàn về vấn đề đẩy mạnh tập hợp lực lượng trong mặt trận dân tộc phản đế, chuẩn bị mọi điều kiện có thể chuyển sang giai đoạn đấu tranh mới khi tình hình chuyển biến. Hội nghị đã tiến hành bầu kiện toàn Ban lãnh đạo Xứ ủy, Hoàng Văn Thụ được bầu làm Bí thư Xứ ủy.
Sau khi thống nhất chủ trương chỉ đạo của Xứ ủy, tại Hội nghị này, Hoàng Văn Thụ đã trao đổi, căn dặn các đại biểu dự Hội nghị. Ông cho rằng việc quan trọng bậc nhất trong tình thế hiện nay là bảo toàn cán bộ và cơ sở Đảng. Muốn làm như vậy phải giữ vững đúng nguyên tắc bí mật của Đảng, cần tìm mọi cách để che mắt địch vì hiện nay chúng đang giăng lưới khắp nơi để truy nã các đồng chí của chúng ta. Nếu chúng ta giữ đúng nguyên tắc bí mật của Đảng thì kẻ thù không làm gì nổi chúng ta. Ông còn dặn dò các cán bộ là phải lo đến việc giữ vững cơ sở ở Hà Nội. Vô luận tình thế khó khăn thế nào, cơ sở ở Hà Nội phải được duy trì và Thành ủy phải có mặt ở mọi nơi có phong trào quần chúng tốt.
Sau Hội nghị xứ ủy mở rộng, cơ quan Xứ ủy được chuyển về làng Vạn Phúc, Hà Đông. Hoàng Văn Thụ được bố trí ở tại nhà đồng chí Tư Thủy, một đảng viên trung kiên của chi bộ Đảng Vạn Phúc. Làng Vạn Phúc là một làng có nghề dệt truyền thống, người dân nơi đây vốn có truyền thống yêu nước, cách mạng, giàu lòng nhân ái, lao động cần cù và siêng năng. Là một làng nghề tơ lụa nổi tiếng nên khách thập phương thường xuyên qua lại Vạn Phúc mua bán, trao đổi hàng hóa, cán bộ bí mật cũng dễ dàng trà trộn đi lại. Làng Vạn Phúc đông đúc dân cư, đường ngang ngõ tắt dày đặc, có cánh đồng rộng
62
thông ra sông Nhuệ rất thuận lợi cho cán bộ ẩn náu và luân chuyển địa điểm, tránh sự khủng bố, vây ráp của địch.
Thời gian này, Hoàng Văn Thụ đóng vai Phó lý, đi lại luôn bận áo dài, khăn xếp và cầm ô nên bà con ở đây thường gọi ông là anh Lý để giữ gìn bí mật cho người cán bộ lãnh đạo của Đảng. Từ đó, anh Lý trở thành bí danh phổ biến của ông. Là một người có nhiều kinh nghiệm hoạt động bí mật, có nhiều lúc để che mắt bọn mật thám vẫn thường lùng sục vào Vạn Phúc, ông còn cải trang trong vai thợ dệt, thợ xây, thậm chí cả vai một người hoạn lợn để đi lại dễ dàng từ xóm này sang xóm khác. Thỉnh thoảng, ông vẫn thay đổi địa điểm ẩn náu, khi đi ra xóm ngoài ở nhà đồng chí Tý gầy, nhà ông Oánh, khi lại vào xóm trong ở nhà đồng chí Tư Đản, nhà ông Chúc...
Trong quan hệ với các gia đình cơ sở cách mạng ở Vạn Phúc, Hoàng Văn Thụ thường xuyên được coi trọng là người thân của gia đình. Là một người vốn có tình cảm sâu sắc và đức tính cẩn thận, kỹ lưỡng, mỗi khi đi công