Giáo dục chính trị, tƣ tƣởng trong nhà tù Hỏa Lò

Một phần của tài liệu Hoàng văn thụ với việc xây dựng lực lượng cách mạng việt nam (1928 1944) luận văn ths lịch sử (Trang 89 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

4.2. Giáo dục chính trị, tƣ tƣởng trong nhà tù Hỏa Lò

Bước vào năm 1943, phong trào cách mạng đã dần dần hồi phục. Trong nước và trên thế giới, tình hình có những dấu hiệu sáng sủa dần. Liên Xô cũng đã đánh bại đội quân phát xít khổng lồ gồm 33 vạn tại Stalingard. Quân Đức sau Stalingrad đã đi vào giai đoạn thất bại. Giữa lúc đó, thực dân Pháp bắt được Hoàng Văn Thụ tại nhà Tám Mái, Hà Nội (8-1943).

Nguyên do là trong thời kỳ Bình dân Hoàng Văn Thụ có tuyên truyền hoạt động cách mạng một quần chúng làm nghề cúp tóc. Sau 9-1939 quần chúng này bị Pháp bắt, trong tù do không chịu được cực hình tra tấn của thực

84

dân đã khai ra rằng có quen biết Hoàng Văn Thụ. Mật thám Pháp thả tự do cho tên này với mục đích làm mồi nhử. Sau đó Hoàng Văn Thụ có liên lạc với tên thợ cạo và bị y chỉ điểm. Thực dân đã tổ chức bắt Hoàng Văn Thụ tại nhà Tám Mái, khi ông tới nơi họp. Bắt được Hoàng Văn Thụ, thực dân Pháp rất vui mừng vì đây là một trong ba Thường vụ Trung ương.

Là một cán bộ luôn luôn hoạt động trong nguyên tắc bí mật, không bao giờ để lộ tung tích của mình, nên đối với Hoàng Văn Thụ, kẻ thù chỉ biết tên bí danh của ông là Vân, là Lý, là Giáo. Tuy nhiên, qua khai báo của Nguyễn Thành Diên, kẻ đầu thú phản Đảng và qua sự nhận diện của tên mật thám Ba Toe, một liên lạc viên đã từng hoạt động với Hoàng Văn Thụ, kẻ thù đã biết được ông là một cán bộ cao cấp của Đảng, quê ở Lạng Sơn.

Khi bắt được Hoàng Văn Thụ, Phủ toàn quyền Đông Dương đã ra lệnh cho sở mật thám tìm mọi cách, buộc ông phải khai ra cơ quan lãnh đạo Trung ương Đảng, từ đó tiêu diệt nhanh chóng phong trào cách mạng của nhân dân ta. Biết danh tiếng của ông từ lâu, nên bọn mật thám Pháp đã dùng thủ đoạn xảo quyệt dụ dỗ, mua chuộc nhiều hơn là bức cung. Chúng đã đánh vào tình cảm, hoàng làm lung lạc tinh thần của ông nhưng tất cả đều thất bại. Dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ xảo quyệt không lay chuyển được ý chí sắt đá của Hoảng Văn Thụ, kẻ thù đã tàn ác tra tấn ông bằng mọi cực hình dã man như tra điện, lộn mề gà, ngâm nước, “đi tàu lăn”... Các lần tra tấn của giặc đã làm cho ông thâm tím mình mẩy, bao phen ngất lịm ngay trong khi chúng tra tấn. Mỗi lần chúng đưa ông lại xà lim, ông đều mê man bất tỉnh, quần áo bê bết máu. Tất cả những thủ đoạn mà chúng đã rút kinh nghiệm cho là tinh vi và có hiệu quả nhất đều được đem ra áp dụng vào việc tra khảo ông. Cuộc tra tấn kéo dài hơn 5 tháng. Trong những trận đánh có 8 trận đánh về đêm từ 9h tối đến 3h sáng là nặng nhất. Nhưng bọn mật thám cũng không moi được gì từ Hoàng Văn Thụ. Đứng trước kẻ thù hung ác, Hoàng Văn Thụ luôn bình tĩnh,

85

sáng suốt. Ông nói cho bọn thực dân biết những nỗi khổ cực và tủi nhục của người Pháp sống dưới ách phát xít Đức ở bên nước Pháp và phát xít Nhật ở Đông Dương. Hoàng Văn Thụ còn kêu gọi những người Pháp ở Đông Dương hãy bắt tay với nhân dân Đông Dương đánh đuổi phát xít Nhật.

Trong những ngày sống trong xà lim, giam cầm cùng với một số đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng, ông luôn giữ chí khí kiên cường của một người cộng sản trước quân thù, bảo vệ Đảng, bảo vệ đồng chí của mình. Mỗi khi có dịp nhìn thấy đồng chí của mình qua cửa xà lim trước mỗi lần tra khảo dã man của giặc, Hoàng Văn Thụ thường dặn với theo: “Có đau thì cũng cố chịu nhé. Đừng có quên Tổ quốc và Đoàn thể” [40, tr. 9]. Dùng nhục hình thất bại, giặc xoay sang âm mưu thâm độc. Chúng định đưa ông lên ô tô đánh xe đến những nhà mà chúng biết ông thường ở đấy. Mục đích để chủ nhà nhận ra ông, nghi ông, khai về ông và để anh em cán bộ cho ông là bội phản. Biết được điều đó, ông cương quyết phản đối: “Tôi không biết ai cả. Nếu các ông cứ đưa tôi đến nhà người nào, tôi sẽ nói với họ rằng tôi không quen họ và chỉ là bị các ông tự ý đưa đến bắt họ mà thôi” [40, tr. 7].

Dụ dỗ, tra tấn cực hình không khuất phục nổi Hoàng Văn Thụ, ngày 21 tháng 12 năm 1943, thực dân Pháp cho mở cái gọi là “Tòa án đại hình” để xử tội ông. Tại phiên tòa đại hình, ngoài những hàng lính canh giữ dày đặc, Pháp còn cho một số anh em tù chính trị của ta tới dự, hòng gây áp lực đánh vào tinh thần của các đồng chí đang bị giam cầm tại Hỏa Lò, Hà Nội cùng với Hoàng Văn Thụ.

Trong lời luận tội Hoàng Văn Thụ, tên biện lý nói nhiều về những hoạt động trong và ngoài nước của ông, sau cùng hắn kết luận căn cứ vào hồ sơ của Hoàng Văn thụ thì không thể lấy điều luật nào để kết án tử hình được mà án nặng nhất là khổ sai trung thân. Ngay lập tức, tên chánh sở mật thám đã buộc tội Hoàng Văn Thụ là một lãnh tụ cộng sản rất nguy hiểm, trong gần 20

86

năm đã hành động chống lại Nhà nước bảo hộ và đã gây ra biết bao cuộc phiến loạn và hắn cho rằng Hoàng Văn Thụ không thể còn sống được. Trước lời buộc tội trắng trợ của kẻ thù, Hoàng Văn Thụ đã nói những lời đầy lý lẽ và khảng khái. Khi bọn giặc tuyên bố tử hình đối với mình, ông đã hướng về phía các đồng chí của mình tham dự phiên toàn nói to: “Một lần nữa các đồng chí đã thấy rõ bọn thực dân Pháp ở đây đã trở thành những tên đao phủ giết người theo lệnh của phát xít Nhật. Các đồng chí cần luôn luôn nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh bền bỉ để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, tiêu diệt bè lũ phát xít Nhật – Pháp” [43, tr. 60]. Khi thấy các đồng chí của mình dàn dụa nước mắt, Hoàng Văn Thụ đã nắm tay một đồng chí kề gần, nói những lời tâm sự lạc quan để an ủi các đồng chí của mình đừng mềm lòng trước quân thù. Ông tuy vẫn muốn sống để làm cách mạng nhưng “phải vì cách mạng mà chết thì tôi cũng vui lòng” [49, tr. 37].

Trong xà lim án chém, biết mình sắp bị chết dưới mũi súng của quân thù nhưng Hoàng Văn Thụ vẫn tìm hết cách hiến dâng những giờ phút cuối cùng cho cách mạng. Nghe theo lời Bác Hồ đã từng căn dặn “Trong bất cứ điều kiện và hoàn cảnh nào cũng phải phát hiện, bồi dưỡng, tôi luyện đội ngũ cán bộ của Đảng đủ sức gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”[49, tr. 397]. Vì thế, Hoàng Văn Thụ cho rằng “không có nơi nào tốt bằng nhà tù đế quốc để đào tạo cán bộ cho tương lai của Đảng” [49, tr. 175]. Nên mặc dù cái chết cận kề nhưng Hoàng Văn Thụ vẫn bình tĩnh dồn sức vào viết những tác phẩm lý luận, kinh nghiệm vận động công nhân, phụ nữ, vận động binh lính địch... Những tác phẩm này sau đã trở thành những tài liệu vô cùng quý báu cho sự nghiệp tuyên truyền cách mạng của Đảng. Ông còn trau dồi ý luận cách mạng, kinh nghiệm đấu tranh và đạo đức cộng sản cho các đồng chí ở gần. Dù trong hoàn cảnh bị tù đấy nhưng Hoàng Văn Thụ luôn khuyến khích anh em trong tù học tập văn hóa, huấn luyện chính trị, mở rộng

87

hơn nữa chương trình học chủ nghĩa Mác – Lênin. Hoàng Văn Thụ cũng dành thời gian xem xét kỹ những công việc chi bộ nhà tù đã làm, ông căn dặn mọi người: “Đối với anh chị em đã hoạt động cách mạng bị địch bắt tù thì dẫu ở bên ngoài họ có làm xong công việc được giao hay không, còn tất cả chúng ta, muốn hay không đều là tử tù của đế quốc xâm lược. Sau này khi được ra ngoài, những anh chị em này sẽ trở thành cán bộ cốt cán của phong trào. Chúng ta phải tức tốc truyền bá lại những hiểu biết của chúng ta về cách mạng, về chủ nghĩa Mác – Lênin cho anh em, trong tình hình hiện nay thì phải biến ngay nhà tù đế quốc thành nơi đào tạo cán bộ tương lai của Đảng”[49, tr. 402]. Qua đấy, có thể nhận ra rằng dù trong hoàn cảnh bị tù đầy nhưng Hoàng Văn Thụ vẫn giữ một tư duy nhanh nhạy của một cán bộ lãnh đạo, đưa ra những quyết định phù hợp với hoàn cảnh hiện tại để có lợi cho Đảng và cho cách mạng.

Đối với bọn thân Nhật, bọn Tờ-rốt-kít, ông kiên quyết chủ trương cô lập nhưng cũng góp ý cho chi bộ trong nhà tù nên cố gắng cảm hóa, không nên dồn họ vào thế đối lập với cách mạng. Điều đó không chỉ giúp cho chúng ta bớt đi một kẻ thù mà còn giúp cho việc mở rộng nhà tù, lôi kéo thêm lực lượng về phía có lợi cho cách mạng.

Ngoài ra, Hoàng Văn Thụ còn mở cuộc tranh luận với một số thủ lĩnh Đại Việt ở trong tù làm cho họ thấy được chủ trương đúng đắn của Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Nhật, Pháp do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Ông tranh thủ cảm hóa bọn giám thị, binh lính coi tù. Vì thế, mọi người trong nhà tù đều kính trọng ông. Khi có thư mật từ ngoài vào báo tin quần chúng cách mạng đang vận động để giảm án cho mình, ông liền lên tiếng ngăn cản và cho rằng sớm muộn gì mình cũng bị chúng xử tử.

Những hoạt động của Hoàng Văn Thụ trong nhà tù Hỏa Lò đã góp phần củng cố, bồi dưỡng thêm cho chi bộ Đảng trong nhà tù một tinh thần cách

88

mạng rất cao. Khi có quà bánh gửi vào, ông ăn rất ít, phân chia phần nhiều cho các anh em khác trong xà lim. Với ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan của người cộng sản, ngay trong những ngày trước khi lĩnh án tử hình của kẻ thù, Hoàng Văn Thụ đã làm những vần thơ đầy dũng khí cách mạng để nhắn nhủ lại các đồng chí của mình:

“Việc nước xưa nay có bại thành Miễn sao giữ trọn được thanh danh Phục thù chí lớn không hề nản Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm Chí còn theo dõi buổi tung hoành Bạn hỡi xa gần hăng chiến đấu

Trước sau xin giữ tấm lòng thành”[5, tr. 25].

Những vần thơ tuy ngắn nhưng nêu rõ quan niệm của người cộng sản về cái sống và cái chết. Người cộng sản rất cần sống để chiến đấu, nhưng khi phải chết thì chết sao cho vẻ vang, cho có khí phách.

Rạng sáng ngày 24 tháng 5 năm 1944, Hoàng Văn Thụ bị đưa ra pháp trường xử bắn. Khi bọn lính hùng hổ súng ống kéo vào, ông bình tĩnh sửa sang lại quần áo, nói những lời ly biệt với đồng chí của mình. Trong khu vực xà lim án chém, mọi người đều dán mắt vào lỗ thông hơi để vĩnh biệt, dõi theo từng bước đi cuối cùng của Hoàng Văn Thụ và đồng thanh hô “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm!”, “Tinh thần Hoàng Văn Thụ bất tử”[43, tr 62].

Khi Hoàng Văn Thụ đi đến buồng chính của nhà tù, bọn cai ngục, mật thám, cố đạo đã đứng đợi ở đó. Tên Chánh mật thám hỏi ông có muốn nói gì không thì ông đã trả lời dõng dạc: “Trong cuộc đấu tranh giữa chúng tôi, những người mất nước, và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của

89

những người như tôi là một sự dĩ nhiên. Chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng” [40, tr. 18].

Cũng trong ngày này, một kế hoạch táo bạo cướp tù nhằm giải cứu Hoàng Văn Thụ cũng được tiến hành. Theo kế hoạch, khi xe chở tù của nhà giam Hỏa Lò qua ngã tư Trung Hiền để rẽ xuống trường bắn Tương Mai thì một người sẽ giả vờ ngã xe đạp cản ô tô dừng lại cho các đồng chí có nhiệm vụ xông tới khống chế bọn lính canh trên ô tô, đưa Hoàng Văn Thụ xuống. Lúc này buổi sáng, người họp chợ Mơ tràn ra cả vỉa hè. Dưới lòng đường thì tàu điện, xe bò, xe đạp qua lại rất đông. Con phố Đại La, Bạch Mai hẹp, nhiều ngõ ngách, phía sau lại là làng xóm với nhiều đầm ao, mồ mả. Chỉ cần dìu được Hoàng Văn Thụ vào ngõ nhỏ là thoát. Nhưng trên xe ông lại lắc đầu ra hiệu không nên động thủ. Vì thực dân Pháp không chỉ khóa tay mà còn xích chân ông liền với sàn ô tô. Hoàng Văn Thụ không muốn vì mình mà thêm nhiều đồng đội khác phải hy sinh.

Xe đưa Hoàng Văn Thụ tới trường bắn Tương Mai thì bầu trời bắt đầu hừng đông. Khi bọn lính xô tới định trói ông vào cọc và bịt mắt lại để giấu đi sự tàn bạo trắng trợn của chúng, ông đã bình tĩnh gạt phắt đi, tự bước tới mô đất cao hơn để nhìn rõ xóm làng Tương Mai và một số đồng bào yêu nước từ xa đang dõi mắt về phía mình. Trước khi bọn giặc nổ súng, ông giơ cao hai nắm tay còn bị xích về hướng mặt trời đang lên và hô vang: “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!”, “Việt Nam độc lập muôn năm!” [43, tr. 64].

Sự hi sinh của Hoàng Văn Thụ là một tổn thất to lớn của cách mạng Việt Nam. Từ nay phong trào cách mạng Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo kiệt suất, trung thành của Đảng, nhân dân mất đi một người con ưu tú.

Một phần của tài liệu Hoàng văn thụ với việc xây dựng lực lượng cách mạng việt nam (1928 1944) luận văn ths lịch sử (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)