7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Xây dựng Mặt trận Việt Minh
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, Hoàng Văn Thụ đã về dự Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ tổ chức tại Đông Lĩnh (Thanh Ba, Phú Thọ) và về Vĩnh Yên làm việc với Ban cán sự Đảng tỉnh Vĩnh Yên. Ông đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho công tác xây dựng Đảng, củng cố chiến khu Đạo đức (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) chuẩn bị lực lượng cách mạng ở Vĩnh Yên.
Theo tinh thần của Hội nghị Trung ương VIII, tích cực xây dựng các cơ sở, đoàn thể thành viên của Mặt trận Việt Minh, đồng thời với việc phát đi lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, một cao trào cứu quốc được dâng lên mạnh mẽ trong cả nước. Trung ương Đảng chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng thí điểm phong trào Việt Minh ở Cao Bằng và đề ra chủ trương xúc tiến phát triển phong trào chống phát xít Nhật – Pháp trong toàn quốc.
Dưới sự chỉ đạo sâu sát và hiệu quả của Hoàng Văn Thụ - Thường vụ Trung ương, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, phong trào Việt Minh phát triển rộng khắp không chỉ ở các tỉnh miền núi, trung du mà tất cả các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đều có các Hội cứu quốc của Việt Minh được xây dựng.
Để có điều kiện thuận lợi theo dõi, chỉ đạo kịp thời diễn biến, tình hình phát triển của phong trào chống phát xít Nhật – Pháp ở các địa phương trong cả nước, từ giữa năm 1941, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đặt cơ quan lãnh đạo Trung ương tại Từ Liêm (Hà Nội). Hoàng Văn Thụ và Trường Chinh thường ở, làm việc tại cơ sở gia đình bà Hai Vẻ, một cơ sở quần chúng trung
74
kiên ở làng Phú Thượng. Thời gian này, trước sự chuyển biến nhanh chóng của phong trào cứu quốc ở khắp nơi, cán bộ các địa phương thường xuyên bí mật tới liên hệ với Ban lãnh đạo Trung ương để xin chỉ thị và báo cáo tình hình. Chính trong hoàn cảnh đó, nhiều lần do có kẻ đầu thú, chỉ điểm, bọn mật thám Pháp đã lùng sực ráo riết để tìm bắt cán bộ lãnh đạo của Đảng. Hoàng Văn Thụ và các đồng chí trong ban lãnh đạo Trung ương đã phải nhiều lần ban ngày nhịn ăn, ẩn náu ở cánh đồng, bờ sông tránh sự khủng bố của địch, ban đêm mới lại trở về các cơ sở bí mật trong làng.
Hoàng Văn Thụ đã thường xuyên đề xuất thay đổi địa điểm cơ quan lãnh đạo Trung ương để giữ gìn bí mật. Bản thân ông cũng nhiều lần phải đóng vai một người lái gỗ ở Bến Kẻ, bên bờ sông Hồng để che mắt bọn mật thám. Được sự che chở, đùm bọc của gia đình bà Hai Vẻ, gia đình đồng chí Hải ở làng Cao Đỉnh và các cơ sở quần chúng cách mạng ở Phú Thượng, các cán bộ lãnh đạo của Đảng không những được bảo toàn mà còn đi lại hoạt động thuận lợi ngay trong sự cương tỏa của kẻ thù.
Trong điều kiện hoạt động khó khăn, nguy hiểm, là một cán bộ lãnh đạo giàu tình thương yêu đồng chí, đồng đội của mình, ông thường xuyên chú ý chăm lo động viên cán bộ, tạo mọi điều kiện cho các đồng chí được phải đi công tác làm tốt nhiệm vụ của mình. Hoàng Văn Thụ thường chăm lo chu đáo cho cán bộ đi công tác: từ bộ quần áo mặc, thẻ thuế thân giả đến tiền đi xe, qua đò. Ông luôn căn dặn cán bộ dù trong bất kỳ hoàn cảnh gian nan nào đều phải chú ý giữ gìn bản thân, không làm tổn thương đến thanh danh của Đảng, quý trọng và yêu thương đồng bào của mình, nêu gương sáng của người cộng sản để quần chúng noi theo. Là một người có tâm hồn giàu lòng nhân ái, vị tha và công tâm, Hoàng Văn Thụ luôn chú ý quan tâm động viên những cán bộ mắc sai lầm sửa chữa khuyết điểm, không thành kiến với những người có lỗi lầm, hoang mang dao động. Khi phê bình đồng chí mình, ông thường có
75
thái độ ôn tồn gần gũi, phân tích khuyết điểm thấu tình đạt lý làm cho những cán bộ có khuyết điểm tự tin và cảm động.
Tuy là cán bộ cao cấp của Đảng, song đối với những cơ sở quần chúng cách mạng, Hoàng Văn Thụ vẫn luôn thể hiện mình là một người thân của mỗi gia đình, hòa mình vào cuộc sống bình dị hàng ngày của đồng bào mình. Mặc dù còn bận nhiều công việc và phải đối phó với sự lùng sục, bắt bớ của bọn mật thám tay sai Pháp, song mỗi khi có điều kiện thuận lợi ông đều tham gia làm các công việc như giọi mái gianh, trát vách đất, sửa chữa nhà cửa... Thời gian này, với bút danh là Tùng Phong, ông còn giành nhiều thời gian viết nhiều bài báo quan trọng trên báo “Cờ giải phóng” và “Tạp chí Cộng sản”, cơ quan tuyên truyền chủ yếu của Đảng ta.
Là một cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng đã có nhiều thời gian hoạt động gắn bó với các cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng ở Hà Nội, trong thời gian cùng với Ban Thương vụ Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cả nước, Hoàng Văn Thụ rất quan tâm tới việc chỉ đạo củng cố, phát triển lực lượng cách mạng ở Hà Nội, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn, là địa bàn cách mạng trọng điểm của cả nước. Trước khi lên đường đi đự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, Hoàng Văn Thụ đã dặn dò kỹ các đồng chí ở lại của mình là phải đặc biệt lo đến việc giữ vững cơ sở ở Hà Nội. “Vô luận tình thế khó khăn thế nào, cơ sở ở Hà Nội phải được duy trì và Thành ủy phải có mặt ở mọi nơi có phong trào quần chúng tốt” [49, tr. 173].
Từ năm 1941, sau khi đầu thú, cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp, tên Công, một tên ly khai nguy hiểm, từng là cán bộ lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đã tiếp tay cho bọn mật thám tiến hành nhiều đợt khủng bố ác liệt, phá hoại nhiều cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng cách mạng ở Hà Nội. Trước tình hình đó, Hoàng Văn Thụ đã thường xuyên tới địa bàn Hà Nội bàn bạc với Thành ủy, đề ra nhiều biện pháp tích cực củng cố các cơ sở Đảng, cơ sở quần
76
chúng cách mạng. Hoạt động tích cực của ông đã giúp cho Thành ủy Hà Nội tháo gỡ được rất nhiều khó khăn, phục hồi được các cơ sở Đảng, từng bước củng cố, giữ vững được phong trào sau nhiều lần bị kẻ thù phá hoại. Đến đầu năm 1943, đội ngũ cán bộ cốt cán của Thành ủy Hà Nội đã được kiện toàn củng cố từ cơ quan Thành ủy tới các cơ sở Đảng nội, ngoại thành. Các cơ sở quần chúng cách mạng được gây dựng phát triển rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, công nhân, học sinh, sinh viên, binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Lực lượng cách mạng ở Hà Nội không ngừng lớn mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng ta kịp thời liên hệ, chỉ đạo phong trào cứu quốc đang dâng lên mạnh mẽ trong cả nước, tiến tới giai đoạn nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phong trào chống phát xít Nhật – Pháp, xây dựng lực lượng, chuẩn bị tiến tới nổi dậy giành chính quyền cách mạng, là một cán bộ lãnh đạo Trung ương đặc trách công tác công vận và binh vận của Đảng, từ cuối năm 1941, Hoàng Văn Thụ đã thường xuyên tới địa bàn các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định tiến hành chỉ đạo cuộc vận động tập hợp lực lượng cách mạng trong công nhân, binh lính yêu nước ủng hộ cách mạng.
Không quản ngại khó khăn nguy hiểm trước sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù, với bí danh là Giáo, Hoàng Văn Thụ đã len lỏi tới các cơ sở quần chúng trong các thành phố, đặc biệt là ở Hà Nội, vận động, tuyên truyền, giác ngộ anh chị em công nhân, những binh lính yêu nước, từng bước xây dựng các cơ sở cách mạng ở nhiều nơi. Với sự cố gắng chỉ đạo của Hoàng Văn Thụ, đến đầu năm 1943, nhiều cơ sở chi hội công vận, binh vận đã được hình thành vững chắc ở các địa bàn quan trọng. Đội ngũ cán bộ nòng cốt của các chi hội công vận, binh vận ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đã giác ngộ, tập hợp được đông đảo anh chị em công nhân, binh lính trong các nhà máy, công sở,
77
các đơn vị đồn trú của binh lính người Việt sẵn dàng hưởng ứng cách mạng khi có thời cơ nổi dậy khởi nghĩa. Hoạt động của các chi hội công vận, binh vận đã làm cho kẻ thù lo sợ. Chúng đã huy động lực lượng tiến hành nhiều đợt vây ráp, kiểm soát, truy lùng cán bộ cách mạng để hòng ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng đang lan rộng trong các tầng lớp nhân dân.
Để kịp thời chỉ đạo phong trào, Hoàng Văn Thụ thường xuyên lui tới các địa điểm liên lạc ở Hà Nội để trực tiếp gặp gỡ giác ngộ quần chúng, trao đổi với các đồng chí cốt cán biện pháp đối phó với sự khủng bố của kẻ thù. Do một người liên lạc của Hoàng Văn Thụ là Cúp bị mật thám bắt, không chịu nổi đòn tra tấn đã khai báo ra địa điểm liên lạc nên ngày 25 tháng 8 năm 1943 tại ngõ Nam Diệm, khu Tám Mái, Hà Nội bọn mật thám Pháp đã bố trí lực lượng đón bắt được Hoàng Văn Thụ trong khi ông tới liên lạc với cơ sở binh vận Hà Nội tại đây.
Tiểu kết chƣơng 3
1. Thực hiện việc chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng năm 1939, Hoàng Văn Thụ đã cùng với Thường vụ chỉ đạo việc chuyển cơ quan của Đảng rút vào bí mật, viết tài liệu tuyên truyền tổng kết kinh nghiệm hoạt động bí mật nhằm bảo vệ cán bộ và tổ chức của Đảng, chống lại sự vây ráp, khủng bố của kẻ thù. Điều đó cho thấy tư duy chính trị nhạy bén của người lãnh đạo, do đó tránh được sự khủng bố của địch, bảo toàn lực lượng cách mạng.
2. Từ thực tế hoạt động có nhiều đồng chí lãnh đạo của Trung ương, Xứ ủy Bắc Kỳ bị địch bắt, sát hại; tổ chức bộ máy của Đảng bị mật thám theo dõi gắt gao và khủng bố phong trào cách mạng. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải nhanh chóng phát triển lực lượng cách mạng vững mạnh, bảo vệ an toàn để lãnh đạo cách mạng sớm đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công. Vì vậy,
78
từ năm 1941, Trung ương Đảng đã chủ trương xây dựng các căn cứ địa và An toàn khu.
An toàn khu với tư cách là một loại hình của hậu phương chiến tranh nhân dân trở thành nơi cung cấp nhân lực và vật lực cho tiền tuyến, quan trọng hơn đây là nơi đứng chân an toàn của đầu não kháng chiến. Nhận thức rõ được điều đó, Hoàng Văn Thụ đã phân công một số cán bộ Xứ ủy và Thành ủy Hà Nội đi xây dựng những căn cứ bí mật của Đảng, những cơ sở này sau đó đã trở thành các cơ sở cách mạng quan trọng, một số trở thành các An toàn khu phục vụ đắc lực cho quá trình chuẩn bị khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám. Mặt khác, nhờ sự nhạy bén đó, khi Toàn quyền Đông Dương ra lệnh đàn áp, khủng bố các hoạt động, tuyên truyền cách mạng, giải tán các hội... thì các tổ chức của Đảng đã sẵn sàng và mau lẹ rút vào bí mật, tránh được những tổn thất to lớn do kẻ thù gây ra.
3. Hoàng Văn Thụ là một trong những lãnh tụ đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh (5-1941). Cao trào Mặt trận Việt Minh thực sự giữ vai trò quyết định tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở nước ta.
79
Chƣơng 4
HOÀNG VĂN THỤ VỚI VIỆC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN