Bề mặt khởi thủy, bề mặt dụng cụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình bề mặt phức tạp và biện pháp nâng cao chất lượng bề mặt trong dụng cụ y tế và sản phẩm cơ khí (Trang 32 - 39)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.3 Bề mặt khởi thủy, bề mặt dụng cụ

Các nghiên cứu của các Nhà Khoa học trước đây và lý luận được trình bày ở trên đều chỉ ra rằng để chế tạo dụng cụ cắt phục vụ cho việc gia công bề mặt chi tiết, phải xác định được dạng bề mặt của chi tiết gia công và các chuyển động trong quá trình tạo hình bề mặt đó. Với một bề mặt chi tiết C đã cho sẽ tìm được bề mặt D đối tiếp với bề mặt C trong quá trình chuyển động. Bề mặt D sẽ luôn tiếp xúc với bề mặt C trong mọi thời điểm chuyển động . Bề mặt đó được gọi là bề mặt khởi thủy K của dụng cụ.

Như vậy bề mặt khởi thủy K của dụng cụ được xác định bởi mặt bao của chi tiết và các chuyển động tạo hình khi cắt gọt. Trong quá trình tạo hình Mặt khởi thủy K của Dụng cụ luôn tiếp xúc với bề mặt C của chi tiết theo đường, được gọi là đường đặc tính E.

Đường đặc tính E có thể là lưỡi cắt của dụng cụ (DC có 1 lưỡi cắt) hoặc là một lưỡi cắt ở mỗi thời điểm khác nhau nếu là dụng cụ có nhiều lưỡi cắt.

Xét mối quan hệ giữa bề mặt sinh của chi tiết và bề mặt lưỡi cắt của dụng cụ ta nhận thấy : Bề mặt dụng cụ trùng với bề mặt sinh hoặc Bề mặt dụng cụ không trùng với bề mặt sinh mà thông qua một bề mặt trung gian. Dưới đây trình bày một và cách hình thành bề mặt dụng cụ khi biết bề mặt sinh:

- Bề mặt dụng cụ có hình dạng là hình dạng của bề mặt sinh. Lấy luôn bề mặt sinh làm bề mặt dụng cụ ( biên dạng lưỡi cắt).

- Bề mặt dụng cụ có hình dạng không phải là hình dạng của bề mặt sinh. Thì phải tìm đường đặc tính E của bề mặt khởi thủy K của dụng cụ.

Học viên : Lê Văn Thắm  

Bề mặt khởi thủy K và đường đặc tính E của Dụng cụ được xác định bằng cách : Cho dụng cụ đứng yên, bề mặt C chi tiết có chuyển động tương đối (tổng hợp) so với dụng cụ sẽ tạo thành một họ bề mặt. Bề mặt khởi thủy K luôn tiếp tuyến với mặt C trong quá trình chuyển động, nghĩa là tiếp tuyến với họ bề mặt chi tiết. Do đó mặt khởi thủy K được xác định như là mặt bao của họ bề mặt chi tiết C trong quá trình chuyển động tạo hình tương đối đối với dụng cụ.

Phần bề mặt ( đường tiếp xúc) của mặt khởi thủy K tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của chi tiết C gọi là đường đặc tính E cũng chính là biên dạng lưỡi cắt. Qua những nghiên cứu trên cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các chuyển động tạo hình trong máy cắt kim loại với hình dạng daọ Để tạo ra một bề mặt, ta có thể cho bề mặt chi tiết các thông số chuyển động khác nhau và ứng với mỗi mặt sinh ta cũng có rất nhiều dạng bề mặt của daọ Vì vậy ứng với mỗi bề mặt của chi tiết nhất định cho ta hàng loạt các phương án khác nhau của bề mặt daọ Khi thiết kế máy ta cần đưa ra tất cả các phương án có thể , từ đó có thể chọn phương án tối ưu nhất ( cơ cấu máy đơn giản nhất, chuyển động đơn giản nhất, dao có biên dạng đơn giản nhất...) đểứng dụng trong thực tế sản xuất.

Từ những phần trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng dù bề mặt chi tiết phức tạp đến đâu chăng nữa chúng ta vẫn có thể giải quyết được bài toán tạo hình các bề mặt đó với phối hợp, hợp lý biên dạng của dụng cụ với các chuyển động giữa dụng cụ và chi tiết.

Học viên : Lê Văn Thắm  

CHƯƠNG II

TẠO HÌNH BỀ MẶT DỤNG CỤ Y TẾ CÓ HÌNH DẠNG PHỨC TẠP

( Kéo mổ Moayo160 đầu cong mũi nhọn, tù)

2.1Khái quát chung về việc sản xuất dụng cụ y tế trên thế giới và Việt Nam 2.1.1 Tình hình sản xuất dụng cụ y tế trên thế giới và Việt Nam

Dụng cụ y tế đã xuất hiện từ rất lâu như dụng cụ mổ, dụng cụ châm cứu ... đã xuất hiện từ những thế kỷ 2 trước công nguyên ở Trung quốc cùng với sự phát triển của loài người thì việc chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật cũng được quan tâm và dụng cụ y tế phát triển tương ứng. Đặc biệt trong thế kỷ 20 thì việc cùng với việc phẫu thuật, chữa trị vết thương cho binh lính trong các cuộc chiến tranh đòi hỏi dụng cụ y tế phải có nhiều chủng loại, kỹ thuật và độ tinh xảo càng phải caọ

Ngày nay với sự tiến bộ của Khoa học kỹ thuật thì phương pháp phẫu thuật cũng có nhiều bước tiến đáng kể, từ mổ thông thường, đến mổ nội soi với sự trợ giúp của máy tính và các thiết bị hiện đại khác... với dụng cụ phẫu thuật vô cùng nhỏ và tinh sảọ

Học viên : Lê Văn Thắm  

Để đáp ứng nhu cầu về dụng cụ y tế của mỗi quốc gia, các nước trên thế giới, cũng đều có cơ sở sản xuất, nhưng nổi tiếng phải là các công ty của các quốc gia:

- Đức (Công ty : Robin, Fine Instruments Co, R. K. Instrumente,Germany- Germany)

- Mỹ (Công ty : Herkules - United States Of America) - Pháp (Công ty: Ukal,…)

- Anh (Công ty: Surgical King Co,...)

- Pakistan (Công ty: Sante International , Ves Vacuum International Cọ Pvt Ltd , Saweez Surgical Corporation, Paramid Industry, Bright Surgical Company -Pakistan)

- Ấn độ (Công ty: Plus Surgicals, Pushpa Trading Co, Globe International , Swen Medical Devices Pvt Ltd - India)

Ở Việt nam cũng có nhiều cơ sở sản xuất dụng cụ y tế điển hình như Công ty cổ phần MEINFA Thái nguyên (Nhà máy y cụ II), Công ty sản xuất dụng cụ cầm tay xuất khẩu ( Nhà máy y cụ I)... các công ty này đã sản xuất ra các dụng cụ y tế cầm tay đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và có xuất khẩụ

Nhìn chung dụng cụ y tế thường được chế tạo từ thép không gỉ hoặc từ thép các bon chất lượng tốt. Sau khi gia công cơ, nhiệt luyện, đánh bóng chúng thường được mạ crom-niken, tay cầm có thể mạ hoặc sơn ( rất ít).

Biên dạng của dụng cụ y tế cầm tay thường được hình thành nhờ dập tạo hình, gia công cơ. Riêng các dụng cụ phẫu thuật thì phần lưỡi cắt thường được mài bằng tay điều đó dẫn đến chất lượng lưỡi cắt không ổn định, bên cạnh đó đòi hỏi công nhân mài lưỡi cắt phải có tay nghề cao, nên giá thành của sản phẩm vì thế rất caọ

Học viên : Lê Văn Thắm  

2.1.2 Phân loại dụng cụ y tế , lựa chọn sản phẩm nghiên cứụ

Dụng cụ y tế rất phong phú và đa dạng. Chúng được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung chúng thường được phân loại theo công dụng.

- Kéo mổ các loại - Dao mổ các loại - Kẹp mạch máu các loại - Kẹp kim khâu mổ các loại - Kim châm cứu các loại - Dụng cụ nhãn khoa - Dụng cụ nha khoa - Dụng cụ sản khoa - Dụng cụ phụ khoa - Vam các loại ...

Ngoài dụng cụ y tế sử dụng cho con người nhiều công ty còn sản xuất các dụng cụ y tế dùng cho gia súc, gia cầm.

Các dụng cụ trên đều có hình dạng tương đối phức tạp, chúng thường được dập tạo hình sau đó gia công cơ, nhiệt luyện, mài, đánh bóng, mạ ... Æthành phẩm.

Trong các loại dụng cụ y tế kể trên đề tài sẽđi sâu vào nghiên cứu dụng cụ phẫu thuật. Trong dụng cụ phẫu thuật cấu tạo của chúng thường được chia thành Phần làm việc, phần thân, phần tay cầm. Phần làm việc của dụng cụ có hình dáng phức tạp nhất là các loại kéo mổ đầu cong, Banh mũi, vam âm đạọ.. các bề mặt này có hình dáng cong 3 chiều như các hình vẽ (Hình 2.3 a, b, c...)

Học viên : Lê Văn Thắm  

Hình 2.3ạ Strabismus scissors 3 1/2"

curved.(Kéo mổ mắt đầu cong 3 ½’’) Hình 2.3b. Obrien Suture scissors 3 3/4" angled blades (Kéo cắt đường khâu vết thương )

Hình 2.3d. Nasan speculam – Banh mũi

Hình 2.3c . Iris scisors – kéo cắt mống mắt

Hình 2.3g. Bộ dụng cụ phụ khoa Hình 2.3ẹ Kìm kẹp máu

Học viên : Lê Văn Thắm  

Hình 2 .3f. Moayo scisors – Kéo Moayo các loại Hình 2.3k. BLADE,SURGICAL,S/S,ST RL ,#10,100/BX – Dao mổ các loại Hình 2.13h. Vaginal speculum – Vam âm đạo

kiểu Grave/Cusco

Học viên : Lê Văn Thắm  

Trong các sản phẩm trên thì phần làm việc của các dụng cụ đều có hình dáng phức tạp. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu phương pháp tạo hình bề mặt phần làm việc của một sản phẩm điển hình đó là Kéo mổ Moayo, đầu cong, mũi nhọn/tù 160. Các loại dụng cụ còn lại cũng thực hiện tương tự, hoặc đơn giản hơn.

Trong Kéo Moayo đầu cong mũi nhọn/tù 160 đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tạo hình bề mặt lòng mo và xác định đường cong lưỡi cắt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình bề mặt phức tạp và biện pháp nâng cao chất lượng bề mặt trong dụng cụ y tế và sản phẩm cơ khí (Trang 32 - 39)