Cấu tạo của Kéo Moayo160 – đầu cong mũi nhọn/tù

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình bề mặt phức tạp và biện pháp nâng cao chất lượng bề mặt trong dụng cụ y tế và sản phẩm cơ khí (Trang 42 - 48)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.2.1 Cấu tạo của Kéo Moayo160 – đầu cong mũi nhọn/tù

Học viên : Lê Văn Thắm  

Hình 2.6 Hình biểu diễn phần mũi kéo trong mặt phảng ngang XOY

Học viên : Lê Văn Thắm  

2.2.1.1 Phân tích cấu tạo của Kéo Moayo 160- đầu cong mũi nhọn/ tù

Dựa trên hình vẽ từ Hình 2.5 đến 2.8 ta thấy Kéo Moayo, đầu cong, mũi nhọn/ tù có hình dáng rất phức tạp, đặc biệt là phần đầu của kéọ Phần đầu (Phần làm việc) có biên dạng của lưỡi cắt cong 3 chiều (x, y, z) (Xem hình 2.5; 2.6; 2.7; 2.8).

Bản thân lưỡi cắt được mài lòng mo R175±25 (hình 2.8), để tạo ra góc trước γ từ 1º5’ ÷ 1º25’. Mặt sau của lưỡi cắt được mài vát 1 góc 25º để tạo ra góc sau α.

Tính toán góc trước của lưỡi cắt ( Do góc trước của 2 lưỡi cắt vế trái và vế phải giống nhau nên ta chỉ tính cho lưỡi cắt về trái). Theo nguyên lý cắt thì các góc trước γ và góc sau α phải đo trong tiết diện vuông góc với lưỡi cắt. Điều này có thể thực hiện và tính toán được, nhưng đểđơn giản ta có thể chấp nhận thông số của bàn vẽ đã đưa ra ở trên. Vì theo hình vẽ 2.6 với góc trước của lưỡi kéo đo Hình 2.8 Mặt cắt ngang Phần mũi kéo trong mặt phẳng vuông góc với trục Oy

Học viên : Lê Văn Thắm  

trong tiết diện vuông góc với lưỡi cắt là góc γ , Góc trước do bản vẽ đưa ra được đo trong mặt phẳng vuông góc với trục đối xứng đi qua tâm kéo (OY) là góc γ’, bằng hình học ta xác định được quan hệ giữa 2 góc γ và γ’.

Từ hình vẽ ta có biểu thức :

Do góc β = 5° ÷ 9° rất nhỏ với Cos β ≈ 1 nên có thể coi

tg γ= tg γ’ Và góc γ = γ’

(Góc β được xác định theo hình vẽ 2 .9)

Việc coi góc γ = γ’ hoàn toàn phù hợp với phương pháp tạo hình bề mặt lưỡi cắt cũng như thực tế làm việc của lưỡi kéo, tuy vậy nó có gây ra sai số nhất định nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến tính năng làm việc của Kéọ

Khi làm việc lưỡi cắt vế phải và vế trái đối diện nhau và quay xung quanh tâm vít kéọ Tại mỗi thời điểm chỉ có 1 điểm tiếp xúc, điểm này lan dần từ phần mang kéo sang phần mũi kéọ

Để quá trình cắt của Kéo được tốt ( không bị nhay, bị trượt) thì lưỡi kéo phải sắc ( đảm bảo góc độ cắt) và phải là một đường cong trơn liên tục. Ngoài ra nó còn phải đảm bảo độ cứng và độ bóng ...

β γ

γ Costg

tg = '

Hình 2. 9 Sơđồ tính góc trước trong mặt cắt vuông góc với đường cong lưỡi kéo

Học viên : Lê Văn Thắm  

Hình 2 . 10: Sơđồ xác định mối quan hệ 3 chiều của đường cong lưỡi kéọ

Học viên : Lê Văn Thắm  

Do vậy để đạt được các thông số hình học cơ bản của lưỡi kéo đã nêu ra ở trên ta cần nghiên cứu các chuyển động tạo hình của chi tiết và dụng cụ. Do lưỡi cắt của Kéo cong theo 3 chiều nên chuyển động tạo hình của chúng sẽ rất phức tạp, chúng phải phối hợp với nhau theo những qui luật nhất định.

Trong phạm vi của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu chuyển động tạo hình để tạo nên bề mặt lòng mo và mặt sau của lưỡi kéọ Và thiết lập nên hệ phương trình đường cong của lưỡi kéọ

2.2.1.2 Định nghĩa hệ trục tọa độ, các bề mặt, các đường cong của kéo

Để thống nhất tên gọi hệ trục tọa độ, các bề mặt, các đường cong của kéo ta định nghĩa và ký hiệu chúng như sau:

- OXYZ : Là hệ trục tọa độ tuyệt đối, có gốc tọa độ là điểm giao của đường tâm chốt kéo với mặt phẳng mang kéọ

- XOY: là mặt phẳng tọa độ nằm trên mặt phẳng mang kéo, có trục OY nằm trong với mặt phẳng đối xứng theo chiều dọc của kéọ

- XOZ: là mặt phẳng tọa độ nằm vuông góc với mặt phẳng mang kéo, chứa tâm kéo và vuông góc với trục OỴ

- YOZ: là mặt phẳng tọa độ nằm vuông góc với mặt phẳng mang kéo, chứa đường tâm chốt kéo và trùng với mặt phẳng đối xứng của kéo theo chiều dọc.

- O1X1Y1Z1 : Là hệ trục tọa độ tương đối, có gốc tọa độ là tâm của đường tròn của cung cong vòng xuyến. Có mặt phẳng O1Y1Z1 trùng với mặt phẳng OYZ :

+ Trục O1Z1 // trục OZ. + Trục O1Y1 // trục OỴ + Trục O1X1 // trục OX.

- O2X2Y2Z2 : Là hệ trục tọa độ tương đối, có gốc tọa độ là tâm của đường tròn của cung cong của lưỡi kéo nằm trong mặt phẳng song song với mặt phẳng OXY:

Học viên : Lê Văn Thắm  

+ Trục O2Y2 // trục OỴ + Trục O2X2 // trục OX.

- Vòng xuyến : là bề mặt tròn xoay khi cho vòng tròn có bán kính bằng bán kính lòng mo Rm chuyển động quay theo vòng tròn có bán kính Rx ( Bánkính vòng xuyến).

- Rm : Bán kính lòng mọ Với lòng mo là phần bề mặt cong phía bên trong của lưỡi kéọ

- VR : Vế phải: Là vế có lưỡi cắt và tay nằm bên phải khi ta đặt kéo nằm ngang và chiều cong hướng lên trên.

- VL : Vế trái: Là vế có lưỡi cắt và tay nằm bên trái khi ta đặt kéo nằm ngang và chiều cong hướng lên trên.

- CR : Đường lưỡi cắt của vế phảị - CL : Đường lưỡi cắt vế tráị

- LR: Đường lưng kéo vế phảị

- LT: Đường lưng kéo vế tráị

- Mặt trước của lưỡi kéo chính là bề mặt lòng mọ

- Mặt sau của lưỡi kéo chính là bề mặt vát kề sát lưỡi kéo phía bên ngoàị - γ: Góc trước của lưỡi kéo hợp bởi tiếp tuyến của lòng mo với mặt phẳng mang kéo, đo trong mặt phẳng vuông góc với trục OỴ

- α: Góc sau của lưỡi kéo hợp bởi tiếp tuyến của mặt sau với mặt phẳng mang kéo, đo trong mặt phẳng vuông góc với trục OỴ

- ϕ: Góc quay của lưỡi kéo trong mặt phẳng thẳng đứng song song với mặt phẳng ZOY

- β: Góc quay của lưỡi kéo trong mặt phẳng ngang song song với mặt phẳng XOY

- ω1 : Tốc độ quay của kéo trong mặt phẳng song song với mặt phẳng

O1Y1Z1 hay véc tơ chỉ phương của ω1 vuông góc với mặt phẳng O1Y1Z1

- ω2 : Tốc độ quay của kéo trong mặt phẳng song song với mặt phẳng

O2Y2Z2 hay véc tơ chỉ phương của ω2 vuông góc với mặt phẳng O2Y2Z2

- n : Tốc độ quay của dụng cụ (Đá mài) trong mặt phẳng song song với mặt phẳng O1Y1Z1

- mm : là đơn vị đo chiều dài, trong bản vẽ và luận văn không ghi, trừ khi là đơn vị khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình bề mặt phức tạp và biện pháp nâng cao chất lượng bề mặt trong dụng cụ y tế và sản phẩm cơ khí (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)