Khi tiến vào đất liền, mức độ tàn phá của sóng thần tùy thuộc vào yếu tố từng vùng. Hai yếu tố vô cùng quan trọng là địa hình đáy biển và hình dáng của bờ biển. Ở vùng bờ biển thoải, năng lượng của nó sẽ tạo nên những con sóng khổng lồ, thẳng đứng, có thể cao đến trên 10 m, thậm chí có thể đến 30 m. Nếu như có những rạn san hô ở ngoài khơi làm giảm bớt năng lượng của sóng thần thì ảnh hưởng của sóng thần ở những vùng ven bờ sẽ giảm nhẹđi đáng kể. Do vậy, việc bảo vệ môi trường biển, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên san hô có tầm quan trọng đặc biệt.
Những con sóng khổng lồ, thẳng đứng là những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy khi sóng tràn
đến bờ, làm cho các vùng đất mà nó đến bị ngập lụt tức thì. Tuy nhiên, trước đó chúng chỉ
xuất hiện như thủy triều nhưng không hình thành mặt sóng. Đôi khi xuất hiện các con sóng bạc đầu tiến vào đất liền giống như là sóng thủy triều hình thành trước những cửa sông lớn. Một hiện tượng hiếm gặp hơn là sự hình thành “sóng nghỉ” hay còn gọi là “triều giả”. Triều giả hình thành ở những vùng nước kín hoàn toàn hay kín một phần, như vịnh Hilo, chúng hình thành những sóng nghỉđập bì bõm, tiến thoái liên tục. Khi “triều giả” được hình thành, các
đợt sóng kế tiếp sẽ xuất hiện cùng với triều giả dẫn đến việc lùi xa của mực nước biển và sự