Các dự án xây dựng, nâng cấp và mở rộng hệ thống báo động sóng thần sau sự kiện 26/12/

Một phần của tài liệu ĐỘNG ĐẤT SUMATRA VÀ SÓNG THẦN ẤN ĐỘ DƯƠNG 26/12/2004 (Trang 28 - 29)

Hệ thống cảnh báo sóng thần

3.5 Các dự án xây dựng, nâng cấp và mở rộng hệ thống báo động sóng thần sau sự kiện 26/12/

26/12/2004

Chính phủ Bush đã đưa ra một bản dự thảo kế hoạch xây dựng hệ thống báo động sóng thần cho toàn bộ khu vực Thái Bình Dương lẫn Đại Tây Dương (theo tin ABCNews ngày 15/01/005). Ngân sách dự trù cho đề án là vào khoảng 37,5 triệu đôla Mỹ (cần thông qua phê duyệt của Quốc Hội Mỹ) và hạn hoàn tất là vào cuối năm 2007. Kế hoạch bao gồm việc mở

rộng qui mô của hệ thống báo động hiện nay ở Thái Bình Dương lên gấp 4 lần và xây dựng một vành đai báo động tương tự cho khu vực Đại Tây Dương, Carribê và các bờ vịnh. Ngân sách để vận hành các hệ thống này mỗi năm có thể lên đến 24,5 triệu đôla Mỹ.

Một mạng lưới báo động toàn cầu bao gồm tổng cộng 38 trạm nổi liên kết với các máy đo áp suất lắp đặt trên nền biển sẽđược hoàn tất trong khuôn khổ dự án này (hình 3.7). Trong sốđó, 25 trạm báo động mới sẽđược lắp đặt thêm ở Thái Bình Dương để tăng cường hệ thống báo

động chỉ gồm 6 trạm như hiện nay, 5 trạm mới tại khu vực Đại Tây Dương, 2 trạm ở khu vực biển Carribê. Hệ thống hy vọng sẽđem lại cho nước Mỹ 100% khả năng dự báo dọc bờ, và cho phép cảnh báo về sóng thần trong vòng vài phút cho đến vài giây tùy theo trường hợp khẩn cấp.

Dự án này sẽđược điều hành bởi NOAA và Liên Đoàn Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ (USGS) nhưng được thiết kế theo phương cách mở rộng, cho phép các quốc gia khác có thể tham gia vào hệ thống một khi có điều kiện. Chilê cũng đã có kế hoạch tham gia hệ thống này bằng cách đóng góp xây dựng 2 trạm đo.

Trong khi đó, các nhà khoa học Úc đang thiết kế thử nghiệm một hệ thống cảnh báo cho khu vực Ấn Độ Dương với tổng trị giá khoảng 20 triệu đôla Mỹ. Hệ thống bao gồm 30 địa chấn kế, 10 trạm đo triều và 6 trạm dò sóng thần đặc biệt.

Đây chỉ là 2 ví dụ trong hàng loạt các dự án được

đưa ra trong nghị trình thảo luận tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Giảm Thiểu Thiên Tai tổ chức ở

Kobe (Nhật Bản). Trong tình trạng quá nhiều dự án

được đưa cùng một lúc với nhiều chi tiết trùng lặp, Liên Hiệp Quốc đã chính thức đề nghịđứng ra thiết lập và điều hành một hệ thống báo động chung nhất cho toàn cầu. Tuy nhiên, nguời Mỹ vẫn nghi ngờ khả

năng tổ chức và lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc và muốn tự riêng mình thiết lập và quản lý hệ thống cảnh báo mở rộng cho phép các quốc gia khác tham gia. Mô hình do Liên Hiệp Quốc đưa ra cũng tương tự

như mô hình của người Mỹ, tức là mở rộng hệ

thống cảnh báo sẵn có tại Thái Bình Dương đến các khu vực Nam Á và Carribê thông qua tiến trình "chuyển giao công nghệ". Khó khăn chính ởđây là việc giúp các Quốc Gia dọc Ấn Độ Dương có khả

năng truyền cảnh báo kịp thời về nguy cơ sóng thần đến các cộng đồng sinh sống dọc bờ biển và khả năng chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng. Các nước trong khu vực cũng cần giúp

đỡ để xây dựng các kế hoạch di dời và các biện pháp giảm thiểu thiệt hại một khi sóng thần xảy ra. Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc tin rằng, một hệ thống báo động có thểđược đưa vào hoạt động tại Ấn Độ Dương trong giữa năm tới. UNESCO đã đưa ra mô hình thiết kế cho hệ

thống này trị giá 30 triệu đôla Mỹ, với tham vọng mở rộng toàn cầu vào giữa năm 2007.

Một phần của tài liệu ĐỘNG ĐẤT SUMATRA VÀ SÓNG THẦN ẤN ĐỘ DƯƠNG 26/12/2004 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)