Hạn chế trong hợp tác khoa học, chia sẻ thông tin và kỹ thuật trên toàn cầu

Một phần của tài liệu ĐỘNG ĐẤT SUMATRA VÀ SÓNG THẦN ẤN ĐỘ DƯƠNG 26/12/2004 (Trang 44 - 45)

Bài học cho hôm nay và hành động cho tương la

6.1.3. Hạn chế trong hợp tác khoa học, chia sẻ thông tin và kỹ thuật trên toàn cầu

Một trong những bài học cay đắng nhất cho cả giới khoa học và các nhà chức trách trên toàn thế giới là sự mơ hồ về những gì sẽ diễn ra ngay sau khi xảy ra trận động đất 9,0 độ Richter ngoài khơi Sumatra. Chỉ 15 phút sau động đất, khi các trạm địa chấn ở Thái Bình Dương đã ghi nhận được những tín hiệu địa chấn đầu tiên, các nhà khoa học đã xác định được cường độ

của trận động đất này mạnh 8,0 độ Richter trở lên (phân tích theo biên độ sóng thân) và 1 giờ

sau đó thì có thể xác định cường độ chính xác là 9,0 độ Richter (dựa vào biên độ sóng mặt). Thế nhưng, đa phần các nhà khoa học chỉ biết được sự tàn phá và lan truyền của sóng thần ở

khu vực Ấn Độ Dương qua các phương tiện truyền thông trong suốt 9 giờđồng hồ sau động

đất! Họđã hoàn toàn bị bất ngờ trước những gì đã xảy ra. Tại sao?

Khả năng phát sinh sóng thần không hoàn toàn phụ thuộc vào cường độ của trận động đất mà phụ thuộc chủ yếu về dạng chuyển động trượt của đứt gãy sinh động đất. Chỉ có dạng chuyển

động trượt chìm (thrust-faulting) vốn có mặt trượt rất thoải và từ đó gây dịch chuyển lớn ở

mặt đứt gãy khiến khối nước khổng lồ bên trên bị xáo trộn mới có khả năng gây sóng thần. Trong khi đó, phải mất một thời gian khá lâu (ít nhất 24 giờ) để mô hình hóa phương trượt và diện tích mặt trượt gây ra động đất từ dữ liệu địa chấn. Bởi vì, đểđạt được mô hình chính xác, người ta cần phân tích dữ liệu địa chấn ghi nhận ở toàn bộ các trạm địa chấn phân bố 3600 xung quanh chấn tâm.

Như vậy, nếu chỉ từ việc phân tích địa chấn, các nhà khoa học vẫn không có đủ cơ sởđểđưa ra lời cảnh báo chính xác. Cần phải có thêm ít nhất hai công cụ hết sức quan trọng: (1) hệ

thống các trạm cảm biến áp lực đặt dưới lòng đại dương để xác định kịp thời sự xuất hiện và lan truyền của sóng thần và (2) một bản đồ mô hình hóa các khu vực có khả năng bị tấn công.

Đáng tiếc thay, cả hai công cụ trên đều vắng bóng trên khu vực Ấn Độ Dương.

Riêng bản đồ mô hình hóa “nguy cơ bị sóng thần”, tại Ấn Độ Dương, người ta vẫn chưa xây dựng được một bản đồđo đạc chi tiết vềđịa hình lòng đại dương và bờ biển để có thể chạy các chương trình mô hình hóa trên máy tính chi tiết “kịch bản phát sinh, lan truyền và tấn công vào đất liền của sóng thần” một khi xảy ra động đất lớn, trượt đất hoặc núi lửa. Thậm chí, một mô phỏng sơ lược ở thời gian ngắn cũng có thể giúp giới khoa học xác định rõ ràng

được nguy cơ và phát ra lời cảnh báo chính xác hơn.

Sự thiếu vắng các phương tiện quan trọng này đã “hạn chế” tầm dựđoán sự tồn tại sóng thần

Ấn Độ Dương của các nhà khoa học. Do đó, sự phản ứng của các trạm dự báo sau khi động

đất xảy ra chưa đủ “quyết liệt” để “đánh thức” các nhà chức trách hành động và đối phó kịp thời. Mặt khác, do sóng thần rất hiếm xảy ra ởẤn Độ Dương, nên một hệ thống thông tin liên lạc dành cho cảnh báo cấp tốc hoàn toàn không được chuẩn bị.

Cả hai giới hạn nói trên đã khiến người ta bỏ cuộc ngay từ đầu trong nỗ lực đưa ra một lời cảnh báo kịp thời và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu ĐỘNG ĐẤT SUMATRA VÀ SÓNG THẦN ẤN ĐỘ DƯƠNG 26/12/2004 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)